Sản xuất của Trung Quốc duy trì sự phục hồi nhưng mong manh vì chi phí đầu vào tăng cao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2021 vào tháng Năm khi nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng lên. Dù vậy, chi phí đầu vào tăng cao nhất kể từ 2016 sẽ là sớm trở thành nguy cơ xấu nhất, tác động tiêu cực tới sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc theo khảo sát của Caixin / Markit đã tăng lên 52,0 vào tháng Năm, mức cao nhất kể từ tháng 12, nhưng gần như không đổi so với mức điểm 51,9 của tháng Tư.

Các nhà phân tích do Reuters thăm dò đã kỳ vọng chỉ số này sẽ duy trì ở mức 51,9. Chỉ số PMI trên 50 thể hiện mức độ mở rộng của các đơn hàng sản xuất trong thời gian tới và thấp hơn 50 thể hiện mức độ co hẹp của đơn hàng sản xuất.

Đơn đặt hàng mới của Trung Quốc trong tháng 5 hiện đang mở rộng ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Mặc dù vậy, sản lượng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc lại đang thấp hơn so với tháng trước đó.

"Giá hàng hóa tăng nhanh bắt đầu phá vỡ nền kinh tế khi một số doanh nghiệp bắt đầu tích trữ hàng hóa, trong khi một số doanh nghiệp khác bị thiếu nguyên liệu thô. Chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng đáng kể", Wang Zhe, nhà kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group, bình luận khi công bố kết quả khảo sát PMI tháng Năm của hãng này.

Chỉ số phụ về chi phí đầu vào đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2016.

Chi phí đầu vào tăng đã buộc các nhà sản xuất phải tăng giá cả đầu ra. Giá đầu ra khu vực sản xuất ở Trung Quốc cũng như toàn cầu được cho là đang tăng với tốc độ tăng cao nhất trong một thập kỷ. Giá hàng hóa xuất khẩu đã tăng cao nhất trong 3 năm qua.

Giá các mặt hàng như than, thép, quặng sắt và đồng đã tăng trong năm nay, được thúc đẩy bởi việc mở khóa cửa đại dịch ở nhiều quốc gia và thanh khoản toàn cầu dồi dào.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc giá hàng hóa tăng trong những tuần gần đây và kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn cung cầu và ngăn chặn “đầu cơ độc hại”. Các cảnh báo đã khiến giá kim loại giảm nhưng các nhà phân tích không chắc liệu đợt điều chỉnh như vậy có thể kéo dài bao lâu khi nhu cầu toàn cầu được cải thiện. Một số doanh nghiệp cho biết họ đang cố gắng giảm chi phí.

Thu nhập tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn so với tháng Tư, giá hàng hóa cao và cầu hàng tiêu dùng còn yếu đã hạn chế lợi nhuận tổng thể từ sản xuất.

Các quan chức cảnh báo rằng các nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vẫn chưa được đảm bảo trong bối cảnh các vấn đề như chi phí nguyên liệu thô cao hơn.

Thanh Đoàn

Theo Reuters

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Sản xuất của Trung Quốc duy trì sự phục hồi nhưng mong manh vì chi phí đầu vào tăng cao