Rủi ro của ‘Cứu trợ mọi thứ’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù có sự kích thích lớn từ chính phủ và ngân hàng trung ương, nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến ​​một sự gia tăng đáng lo ngại về vỡ nợ và các khoản nợ quá hạn.

Theo Fitch Ratings, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương chủ chốt (Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) đã tăng vọt lên tổng cộng 20 nghìn tỷ USD, trong khi các thông báo nới lỏng tài chính ở các nền kinh tế lớn vượt quá 7% GDP của thế giới.

Đây là kế hoạch kích thích kết hợp lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang đóng cửa với tốc độ kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức cực kỳ cao ở nhiều quốc gia.

Có một rủi ro lớn trong cái mà tôi gọi là “cứu trợ mọi thứ”, hay quyết định có ý thức từ chính phủ và ngân hàng trung ương để cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào cho tất cả các ngành và công ty đang bị nợ.

Hầu hết các gói kích thích và biện pháp thanh khoản này nhằm hỗ trợ chi tiêu hiện tại của chính phủ và cung cấp thanh khoản cho các công ty có tài sản, đang bị nợ và nằm trong các khu vực truyền thống. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cùng lúc chúng ta thấy kế hoạch hỗ trợ tài chính và tiền tệ lớn nhất kể từ Thế chiến II, chúng ta đang chứng kiến ​​hai tác động phụ thuộc nguy hiểm: sự trỗi dậy của các công ty "xác sống" và sự sụp đổ của các doanh nghiệp nhỏ và start-ups.

Theo Viện Tài chính Quốc tế, mặc dù lãi suất thấp nhất trong lịch sử và thanh khoản cao, con số vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đã tăng lên 50 tỷ USD trong quý II năm 2020.

Ngoài ra, theo Deutsche Bank và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, số lượng công ty xác sống - các công ty lớn không thể bù chi phí lãi vay của họ bằng lợi nhuận hoạt động - tại khu vực đồng euro và Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại.

“Vấn đề về năng suất của Châu Âu một phần là do sự gia tăng của các công ty xác sống làm mất cơ hội phát triển cho các công ty khác”, theo các nhà kinh tế Filippos Petroulakis của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Dan Andrew thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vấn đề này chỉ đang gia tăng trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Sự gia tăng vỡ nợ trái phiếu là hệ quả của đòn bẩy cao trước đó trong môi trường hoạt động thu nhập đang suy yếu. Điều này không nên là mối quan tâm nếu sự phá hủy tạo ra được kích hoạt để cải thiện nền kinh tế, vì các công ty kém hiệu quả được tiếp quản bởi các công ty hiệu quả và các nhà đầu tư mới tái cấu trúc các doanh nghiệp đang bị thách thức để làm cho các doanh nghiệp đó có thể cạnh tranh được. Vấn đề lớn là thanh khoản nhiều và lãi suất thấp đang kéo dài quá mức và giữ cho một số lượng lớn các công ty xác sống tồn tại.

Duy trì và gia tăng các công ty xác sống phá hủy mọi tác động tích cực từ tái cấu trúc và đổi mới. Ngoài ra, để duy trì dòng tiền và duy trì sự sống, các công ty đang cắt giảm đầu tư vào đổi mới, công nghệ và nghiên cứu. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ không có quyền được nợ hoặc sở hữu tài sản hữu hình đang giải thể mỗi ngày.

Ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, nơi 80% việc làm đến từ các doanh nghiệp nhỏ, “cứu trợ mọi thứ” đang trở thành một sự chuyển giao của cải khổng lồ từ nền kinh tế mới sang nền kinh tế cũ, ngăn chặn một sự phục hồi mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Tại khu vực đồng euro, những người hưởng lợi chính từ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là các tập đoàn công nghiệp lớn nơi đang phải đối mặt với lợi nhuận yếu, tăng trưởng kém và gia tăng bảng cân đối kế toán năm 2019. Tại Mỹ, kênh tài chính của nền kinh tế thực đa dạng hơn, và tác động của quá trình hình thành các công ty xác sống nhỏ hơn, nhưng không phải là không đáng kể hay không xác đáng.

Một số trong những vấn đề này có thể là không thể tránh khỏi trong một cuộc khủng hoảng, nhưng phần lớn trong số chúng có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách thực hiện các chính sách từ phía cung thay vì các kế hoạch kích thích và phục hồi theo định hướng của chính phủ dựa trên việc tích thêm nợ vào các lĩnh vực đã bị thách thức.

Việc “cứu trợ mọi thứ” (miễn là nó lớn) đang tạo ra những rủi ro đáng kể. Năng suất thấp và các lĩnh vực mắc nợ tiếp tục tồn tại, tạo ra một động lực sai lầm có lợi cho đầu tư kém và phân bổ vốn yếu. Ngoài ra, vì các lĩnh vực này đã có quá nhiều vấn đề về cấu trúc và dư thừa công suất, việc cứu trợ họ không dẫn đến tạo việc làm cao hơn hoặc đầu tư mạnh hơn. Hơn nữa, các ngành năng suất cao có thể sẽ phải chịu gánh nặng thuế tăng lên sau kế hoạch giải cứu của các chính phủ này, điều đó làm giảm việc làm tiềm năng và khả năng tăng lương thực tế khi tăng trưởng năng suất giảm.

Cuối cùng, khi các chính phủ bảo lãnh cho các tập đoàn lớn và chịu áp lực dư thừa công suất, việc đầu tư vào đổi mới, hiệu quả và tái cấu trúc của các bộ phận thua lỗ bị giảm sút nghiêm trọng. Tại sao? Bởi vì lý do đầu tiên tại sao các chính phủ đồng ý nhận cổ phần hoặc cứu trợ các lĩnh vực lớn xác thực chính là để ngăn chặn họ tái cấu trúc. Ngoài ra, cắt giảm thuế và các biện pháp thanh khoản dựa trên nguồn cung cho các doanh nghiệp nhỏ và công nghệ có lẽ đã hoạt động tốt hơn đáng kể với chi phí thấp hơn cho người nộp thuế.

Chắc chắn một số cơ chế thanh khoản và hỗ trợ là tích cực, nhưng những gì chúng ta đang thấy hôm nay có thể có tác động tiêu cực lâu dài. Một sự phục hồi kém hơn dự kiến với tăng trưởng năng suất thấp, cũng như tăng trưởng đầu tư kém có khả năng là thiệt hại phụ thêm của “cứu trợ mọi thứ” đầy sai lầm và hoảng loạn. Thật không may, nó cũng sẽ tạo ra nhiều nợ và thuế cao hơn, làm phức tạp thêm mọi thứ cho người nộp thuế và các lĩnh vực sáng tạo.

Về tác giả:

Daniel Lacalle, Tiến sĩ, là nhà kinh tế trưởng tại quỹ phòng hộ Tressis và là tác giả của “Tự do hay Công bằng”, “Thoát ra khỏi bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong các thị trường tài chính”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Rủi ro của ‘Cứu trợ mọi thứ’