Quyết định đúng đắn của TT Trump: 'Rời bỏ’ Hiệp định Khí hậu Paris để cứu nước Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Trump đã đúng. Theo một ước tính dựa trên mô hình của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Hiệp định Khí hậu Paris có thể khiến một gia đình trung bình gồm 4 người bị mất hơn 20.000 USD/năm, tăng giá năng lượng hộ gia đình lên tới 20% và gây thiệt hại cho nền kinh tế đến 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2035.

Ngày 4/10 vừa qua đánh dấu việc Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định khí hậu thảm khốc Paris, đúng một năm sau khi Tổng thống Trump giữ cam kết dỡ bỏ “gánh nặng kinh tế không công bằng áp đặt lên người lao động, doanh nghiệp và người nộp thuế Mỹ” với thỏa thuận về việc ấm lên toàn cầu này.

Chính sách năng lượng quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ

“Tôi được bầu để đại diện cho công dân của Pittsburgh, không phải Paris”, ông Trump đã tuyên bố ngay những ngày đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Ông ấy đã đúng. Theo một ước tính dựa trên mô hình của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Hiệp định Khí hậu Paris có thể khiến một gia đình trung bình gồm 4 người bị mất hơn 20.000 USD/năm, tăng giá năng lượng hộ gia đình lên tới 20% và gây thiệt hại cho nền kinh tế 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2035.

Và những ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu? Nếu Hoa Kỳ cắt giảm toàn bộ lượng khí thải carbon dioxide (CO2 ), nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới hai phần mười độ C vào cuối thế kỷ này.

Trong khi các quan chức sinh thái của phe Cánh tả sẽ phải khóc và nghiến răng nghiến lợi, việc rút khỏi hiệp định Paris là một chiến thắng quan trọng cho tương lai của nền kinh tế quốc gia Hoa Kỳ - và cho chính phủ hợp hiến.

Hãy nhớ lại rằng chính quyền Obama đã đàm phán Hiệp định Khí hậu Paris như một hiệp ước nước ngoài, và nó được nhiều người xem là ràng buộc pháp lý (và không thể công nhận).

Ở đâu và khi nào, chúng ta được ban cho đặc quyền, để đi quyết định rằng [cho rằng] loại điều kiện khí hậu đặc định này của chúng ta ngày nay, khí hậu hiện tại là khí hậu mà những người đó [cho là] tốt nhất.
Ở đâu và khi nào, chúng ta được ban cho đặc quyền, để đi quyết định rằng [cho rằng] loại điều kiện khí hậu đặc định này của chúng ta ngày nay, khí hậu hiện tại là khí hậu được cho là tốt nhất. (Andrew Flickr - CC BY-SA 2.0)

Tuy nhiên, nó không bao giờ được đưa ra trước Thượng viện, mặc dù Điều khoản Hiệp ước của Hiến pháp yêu cầu 2/3 số phiếu bầu của Thượng viên trước khi các hiệp ước có hiệu lực. Hiệp ước Paris thậm chí không bao giờ được thông qua một cuộc bỏ phiếu.

Hiệp định ‘vô thừa nhận’: Mục đích chỉ nhằm đánh cắp tiền phương Tây

Thỏa thuận thành lập Quỹ Khí hậu Xanh toàn cầu nhằm mục đích đánh cắp 100 tỷ USD mỗi năm từ Mỹ và châu Âu vào năm 2020, để khuyến khích các nước đang phát triển giảm lượng khí thải của họ.

Quỹ Khí hậu Xanh là kế hoạch lớn nhất trong lịch sử nhằm phân phối lại sự giàu có từ các nước phương Tây - các nước có lượng carbon thấp - sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia phát thải CO2 lớn khác.

Ấn Độ thậm chí còn tuyên bố rằng họ cần 2,5 nghìn tỷ USD từ quỹ - gần bằng toàn bộ GDP của Pháp vào năm 2019 - để đạt được mục tiêu vào năm 2030.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiên ủng hộ các thỏa thuận lớn về môi trường - đặc biệt khi những dự án đó sẽ đảo ngược sự độc lập về năng lượng và làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ - và họ đã tìm thấy những kẻ ngốc hữu ích nhất của mình trong hành lang môi trường của Mỹ.

Sự hoang đường của ‘đồng thuận’ biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là chủ đề nóng của xã hội ngày nay. Sự tranh luận của công chúng xung quanh chủ đề này cũng vô cùng nóng bỏng, dù là giới truyền thông, công chúng hay là giới chính trị, đều có những ý kiến khác nhau.

Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”. Đồng thời nhấn mạnh rằng kết luận này là sự đồng thuận của các nhà khoa học (scientific consensus), hoặc là kết luận khoa học (settled sience).

Trong mắt của một số tín đồ của chủ nghĩa môi trường, những ai phản đối kết luận này không những là “phản khoa học”, mà còn là “phản nhân loại”.

Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”.
Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là “vì con người xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tạo ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm”. (Ảnh: Getty)

Phần trên đã miêu tả lý do vì sao những thành viên của “hòa bình xanh” phá hoại nhà máy điện được nhưng lại được phán vô tội, chính là vì đã mời được các chuyên gia nổi tiếng ủng hộ loại “đồng thuận” này đến làm chứng, tuyên bố rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nhà máy điện này thải ra mỗi ngày sẽ dẫn đến hơn 400 loại động vật bị tiêu diệt...

Giới khoa học thực sự đã đạt được sự đồng thuận này chưa? Richard Lindzen, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ và là nguyên giáo sư khoa khí quyển Học viện Công nghệ Massachusetts đã biểu thị trong bài viết của mình rằng “khoa học khí hậu vẫn chưa có kết luận”.

Một bài viết của Steven Koonin, nguyên Thứ trưởng Khoa học Bộ năng lượng Mỹ và là giáo sư của Đại học New York cũng nói: “Khoa học khí hậu vẫn chưa có kết luận: Chúng ta còn lâu nữa mới có đủ tri thức để đưa ra một chính sách khí hậu tốt”.

Trong một bài viết khác ông cũng cảnh tỉnh độc giả rằng, trên cơ bản, công chúng hoàn toàn không biết về những tranh luận kịch liệt trong giới khoa học khí hậu:

“Ở một hội nghị gần đây nhất của Phòng thí nghiệm Quốc gia, tôi đã chứng kiến hơn 100 nhà nghiên cứu từ chính phủ và các trường đại học tranh luận với nhau, cố gắng để tách bạch sự ảnh hưởng của con người với khí hậu ra khỏi sự biến đổi khí hậu tự nhiên; một số vấn đề mà họ tranh luận không phải là tầm phào, mà là về nhận thức căn bản của chúng ta [đối với khí hậu], ví dụ như trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng”, ông nói.

Trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng.
Trong suốt 20 năm qua sự dâng lên của mực nước biển đã giảm xuống, tuy bất ngờ nhưng biểu hiện rất rõ ràng. (Ảnh: Getty)

Giáo sư Lennart Bengsston nguyên chủ nghiệm Trung tâm Dự báo Thời tiết Mesoscale Châu Âu (ECMWF), viện sĩ Hội Khoa học Khí tượng Hoàng gia Anh đã tham gia nghiên cứu phản biện lý luận về sự nóng lên của khí hậu, cuối cùng đã phải từ chức, vì "áp lực tập thể rất lớn" khiến ông ấy “bắt đầu lo sợ cho sự an toàn và sức khỏe của bản thân".

Trên thực tế, cái gọi là đồng thuận khoa học trong vấn đề biến đổi khí hậu, đã biến một loại lý thuyết về biến đổi khí hậu trở thành giáo điều. Nó cũng là một tín điều quan trọng nhất của chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày này, không thể bao dung cho bất cứ sự thách thức nào.

Thực tế, những nhà khoa học truyền thông và những nhà hoạt động của chủ nghĩa bảo vệ môi trường đang cùng nhau thổi phồng thảm họa và sự sợ hãi để phục vụ cho các chương trình nghị sự của họ.

Tay sai của ĐCSTQ

Một vụ kiện về Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) năm 2018 của Công ty Luật Trách nhiệm Giải trình và Giám sát của Chính phủ, đã vạch trần một chuỗi liên lạc giữa các nhà hoạt động môi trường có quan hệ mật thiết với Trung Quốc” - làm cố vấn khí hậu cho chính quyền Obama.

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (không ảnh) đọc bài phát biểu của mình trong buổi phê chuẩn chung thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhà khách Quốc gia Hồ Tây tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016 (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (không ảnh) đọc bài phát biểu của mình trong buổi phê chuẩn chung thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhà khách Quốc gia Hồ Tây tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016 (Ảnh: HOW HWEE YOUNG / AFP qua Getty Images)

Phân tích cho thấy mạnh mẽ rằng các nhóm vận động ủng hộ này đã khuyên các quan chức cánh tả không nên mô tả thỏa thuận Paris như một "hiệp ước" để tránh việc phê chuẩn tại Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Những người ủng hộ “chống biến đổi khí hậu tại Hội đồng Phòng vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC: doanh thu năm 2018: 182 triệu USD) đã “tìm cách định hình dư luận”; bằng cách “làm mất uy tín của những người hoài nghi về cam kết của Trung Quốc đối với các mục tiêu giảm ô nhiễm”, theo một bức thư từ Hạ nghị sĩ Rob Bishop (R-UT).

Theo Tom Shepstone, người điều hành blog Natural Gas Now ở Pennsylvania, sự hợp tác đó còn vượt ra ngoài chính sách nóng lên toàn cầu, với việc NRDC thậm chí còn ủng hộ các nỗ lực phi pháp của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. (NRDC duy trì một văn phòng nguy nga ở Bắc Kinh.)

Những tiết lộ này thực sự gây sốc, chúng phù hợp với hệ tư tưởng cánh tả, vốn đã tuyên chiến với nguồn năng lượng rẻ và dồi dào, cũng như sự thịnh vượng mà nguồn tài nguyên này mang lại cho Hoa K.

Mỹ xứng đáng với một chính sách năng lượng đặt việc sản xuất, quốc phòng và sự thịnh vượng của mình lên hàng đầu. Trên lộ trình tranh cử, Tổng thống Trump chỉ ra rằng Hiệp định Khí hậu Paris là một kế hoạch "rất không công bằng", "đặt chúng ta vào tình thế bất lợi vĩnh viễn" so với các quốc gia khác.

“Đã đến lúc phải thoát ra,” ông nói.

Những lời hứa đã thực hiện, Tổng thống Trump đã giữ đúng lời hứa của mình.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Quyết định đúng đắn của TT Trump: 'Rời bỏ’ Hiệp định Khí hậu Paris để cứu nước Mỹ