Hậu quả hung hăng trừng phạt Úc: Trung Quốc buộc phải đóng cửa nhiều ngành công nghiệp vì thiếu điện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phẫn nộ vì Úc tố cáo tội ác vi phạm nhân quyền và dân chủ, Trung Quốc leo thang trừng phạt thương mại với Úc. Kết quả là nền kinh tế hung hăng này lập tức rơi vào khủng hoảng thiếu điện trong mùa khô và tình trạng khủng hoảng sẽ trầm trọng hơn khi mùa đông đang tới. Trung Quốc đang vật lộn với tình trạng tăng trưởng bết bát, ngân khố trống rỗng giờ phải đóng cửa hàng loạt ngành sản xuất cơ bản như nhôm, dệt may, chế biến thực phẩm … vì thiếu điện.

Trung Quốc đang mất điện trên diện rộng, nguồn năng lượng thiết yếu nhất của nền văn minh nhân loại ngày nay. Điều này có nghĩa, các thành phố thông minh của Trung Quốc không còn thông minh nữa, các nhà máy, khu vực sản xuất phải đóng cửa không phải do Covid-19 mà là do thiếu điện, năng lực giám sát người dân qua các công nghệ tối tân, vì không có điện, mà cũng suy giảm trầm trọng.

Cho đến nay, người ta chỉ biết rằng các nhà máy thép, sản xuất nhôm, dệt may… của Trung Quốc có thể phải cắt giảm quy mô hoạt động vì thiếu điện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thiếu điện của Trung Quốc có thể lớn hơn và tàn khốc hơn nhiều người nghĩ.

Phóng viên trưởng Javier Blas của Bloomberg News viết trên Twitter: “Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc: Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc ngày càng trầm trọng và phạm vi địa lý ngày càng mở rộng. Mọi thứ đang trở nên tồi tệ đến mức Bắc Kinh hiện đang yêu cầu một số nhà chế biến thực phẩm (như nhà máy nghiền đậu nành) đóng cửa”.

Ảnh chụp màn hình tweet của phóng viên báo Bloomberg về tình trạng Trung Quốc đang thiếu điện trầm trọng (NTDVN tổng hợp).

Nếu xác thực nhà máy chế biến thực phẩm cũng phải đóng cửa vì thiếu điện thì khủng hoảng lạm phát, suy thoái không còn ngấp nghé Trung Quốc nữa mà đang hiện diện mạnh mẽ ở đất nước này.

Gậy ông đập lưng ông

Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới và tới 70% sản lượng điện ở Trung Quốc được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện đầy ô nhiễm, công nghệ lạc hậu. Bất kỳ sự sụt giảm nào về tỷ trọng nhiệt điện than sẽ làm tổn hại đến khả năng sản xuất đủ điện cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu than trầm trọng do đã cắt đứt quan hệ giao thương với Úc, một phong cách ngoại giao mà Trung Quốc ưa thích khi muốn ép các chính phủ nước ngoài phải ngoan ngoãn theo quan điểm của Bắc Kinh. Đòn trừng phạt ngoại giao bằng kinh tế đã từng mang lại một số thành công nhất định cho Bắc Kinh trong hai thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc càng lớn thì mức độ phụ thuộc vào nước ngoài cũng càng lớn. Mặt khác, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có quá nhiều bất cân đối vĩ mô lớn khiến bất kỳ một tác động không mong muốn nào cũng khiến nó suy yếu. Đây chính là lý do đòn trừng phạt thương mại hung hăng với Úc trở thành đòn ‘gậy ông đập lưng ông’.

Năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm không chính thức đối với nhập khẩu than của Úc, điều này ngay lập tức khiến miền nam Trung Quốc, nơi ngốn điện năng lớn nhất trong mùa khô nóng, chìm vào bóng tối.

Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc đã quen với việc sử dụng than của Úc. Các thiết kế kỹ thuật đi kèm cũng không dễ dàng thay đổi để bắt đầu sử dụng than từ các nguồn cung khác.

FDI sẽ tiếp tục tháo chạy nếu không muốn là ‘vật tế’ cho các chính sách và quan điểm chính trị gây sốc

Theo nguồn tin từ Bloomberg (27/9), gần một nửa các tỉnh của Trung Quốc không đạt được giới hạn tiêu thụ điện năng theo kế hoạch. Các địa phương như vậy sẽ phải đối mặt với việc cắt điện luân phiên để giảm mức tiêu thụ điện. Ba tỉnh công nghiệp lớn của Trung Quốc, đóng góp ⅓ GDP cho nền kinh tế này, đều đang phải đối diện với tình trạng mất điện trên diện rộng.

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng điện năng này mới là đòn chí mạng đánh vào nền kinh tế thực: sản xuất, việc làm và giá cả của Trung Quốc, chứ không phải là khối nợ của ông lớn bất động sản Evergrande. Trung Quốc hiện phải đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất nhôm, dệt may và thậm chí là cả các nhà máy sản xuất dầu đậu nành.

Tại Giang Tô, các nhà máy thép được cho là đã ngừng sản xuất. Một số thành phố thậm chí đã tắt đèn đường. Tương tự, tại Chiết Giang, 160 doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp dệt may, đã phải đóng cửa, hoàn toàn vì thiếu điện chứ không phải vì Covid-19.

Đồng thời, các hộ gia đình Trung Quốc cũng khốn đốn vì thiếu điện sinh hoạt. Chính quyền tỉnh Sơn Đông đã thực hiện một biện pháp cực đoan, khuyến cáo người dân giảm sử dụng điều hòa nhiệt độ, khuyến khích họ dựa vào ánh sáng tự nhiên thay vì bật các thiết bị chiếu sáng trong nhà.

Theo Nikkei News, các nhà cung cấp của Apple và Tesla đã ngừng sản xuất tại một số nhà máy ở Trung Quốc vào hôm Chủ nhật vừa qua.

Doanh nghiệp FDI khó mà trụ lại Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia này không thể cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất. Họ có thể rút khỏi Trung Quốc và chuyển đến những quốc gia lân cận, nơi mà các doanh nghiệp không phải là ‘vật tế’ của các chính sách và quan điểm chính trị gây sốc.

Trung Quốc đang chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn

Bây giờ chưa tới mùa đông, Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với giá điện không thể chịu nổi. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn khẳng định và hy vọng sẽ tiếp tục ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển than từ các mỏ tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, giá điện tăng vọt vào mùa đông không phải là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, năm nay dù chưa tới mùa đông, Trung Quốc đang phải đối mặt với giá than tăng chóng mặt, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về điện. Năm ngoái, việc Trung Quốc cấm vận chuyển than ở Úc đã dẫn đến trong việc căng thẳng phân bổ điện trên diện rộng, và chính quyền Trung Quốc đã phải hạn chế cung cấp điện cho các tỉnh.

Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, mùa đông sắp tới được dự báo sẽ khó đối phó hơn. Hiện tại, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp cắt điện nghiêm ngặt hơn và tiết kiệm điện đáng kể vì Trung Quốc muốn tiết kiệm đủ điện cung cấp cho mùa đông tới.

Chưa biết nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc sẽ phải đóng cửa trong bao lâu khi mùa đông đang tới, nhưng chắc chắn các doanh nghiệp ở Trung Quốc cảm thụ sâu sắc nhất việc họ là 'vật tế' trong mọi chính sách gây sốc và quan điểm chính trị cực đoan của chính quyền này.

Trà Nguyễn

(Theo Vision Times)



BÀI CHỌN LỌC

Hậu quả hung hăng trừng phạt Úc: Trung Quốc buộc phải đóng cửa nhiều ngành công nghiệp vì thiếu điện