Phòng thương mại Hoa Kỳ thúc giục ông Biden tách rời kinh tế với Trung Quốc khi chính quyền đang đi ngược lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu của Mỹ về mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hướng tới một cuộc ly hôn không thể tránh khỏi, nhưng Mỹ cần phải quản lý quá trình này một cách có mục tiêu và cẩn trọng.

“Tách rời có khả năng sẽ tiếp tục theo hình thức này hay hình thức khác, thậm chí nó phát triển theo cách có mục tiêu và được đo lường cụ thể hơn”, Trung tâm Trung Quốc của Phòng Thương mại Hoa Kỳ và công ty nghiên cứu Rhodium Group có trụ sở tại New York cho biết trong một báo cáo chung được công bố hôm thứ Tư (17/2).

“Ở cả Washington và Bắc Kinh, tin tưởng về mặt chính trị đang ở mức thấp và việc quay trở lại chính sách cam kết hợp tác đã thống trị mối quan hệ giữa hai quốc gia này kể từ năm 1972 sẽ khó có thể không có sự thay đổi lớn ở cả hai thủ đô”, báo cáo viết.

Thẩm định lại chiến lược và mối quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ - Trung được thực hiện trong bối cảnh chính quyền tân Tổng thống Biden muốn đánh giá lại mối quan hệ và lựa chọn chiến lược kinh tế - chính trị - ngoại giao phù hợp với Trung Quốc.

Chính quyền ông Biden đã không hề “tách rời khỏi Trung Quốc” suốt hai tháng qua

Trong các phát ngôn, dường như chính quyền ông Biden vẫn coi Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất”, và “sự thách thức từng bước”. Các tuyên bố này khiến người dân Mỹ và giới quan sát nước ngoài tin tưởng rằng chính quyền ông Biden sẽ tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn như chính quyền tiền nhiệm.

Nhưng những sắc lệnh ông Biden ký trong hai tháng qua hoàn toàn đi ngược lại với những gì ông Biden và chính quyền của ông công bố và quảng bá trên truyền thông.

Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 1, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cấp Giấy phép Chung số 1A - cho phép người Mỹ tiếp tục mua cổ phần trong một số công ty liên kết với "các công ty quân đội Trung Quốc", được gọi là CCMC, cho đến ngày 27/5/2021. Thời hạn trước đó do chính quyền Trump thiết lập là ngày 28/1/2021.

Giấy phép Chung này đã giúp trì hoãn một phần việc áp dụng Sắc lệnh Hành pháp (EO) 13959 mang tính bước ngoặt của cựu Tổng thống Trump - được ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2020.

EO 13959 đã ngăn các nhà đầu tư mua hoặc sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào được chỉ định là CCMC. Tóm lại, chính quyền Trump ra sắc lệnh để ngăn người Mỹ tài trợ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Không chỉ khía cạnh này, các quan chức chủ chốt của ông Biden cũng không trả lời câu hỏi rằng họ có tiếp tục cấm Huawei vì an ninh quốc gia Mỹ hay không. Thực tế, Trung Quốc đang thúc giục chính quyền ông Biden huỷ bỏ những lệnh cấm doanh nghiệp, cá nhân Trung Quốc mà chính quyền ông Trump đã thiết lập trước đó.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki Cũng đã bị thẩm vấn về tình trạng của Huawei hai lần vào cuối tháng 1/2021 vừa qua và đã nhấn mạnh ý định của chính quyền Biden trong việc bảo vệ hệ thống viễn thông của Mỹ trước bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Trung Quốc.

Bà Psaki nói với các phóng viên hồi cuối tháng 1/2021: “Thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các nhà cung cấp không đáng tin cậy, bao gồm cả Huawei, là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và các đồng minh của chúng ta." Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng mạng viễn thông của Mỹ không sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp không đáng tin cậy và chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để bảo vệ mạng viễn thông của họ và đầu tư để mở rộng sản xuất thiết bị viễn thông của các công ty đáng tin cậy của Mỹ và đồng minh."

Ông McCaul hôm thứ Tư đã chỉ trích tuyên bố này cùng với những bình luận trước đó của bà Psaki rằng không đưa ra chi tiết về việc liệu Huawei có tiếp tục nằm trong danh sách thực thể hay không.

Ông McCaul nói: “Thật là đáng báo động khi Chính quyền Biden đã từ chối cam kết giữ Huawei trong Danh sách thực thể của Bộ Thương mại.". Ông nói "Huawei không phải là một công ty viễn thông bình thường - nó là một công ty quân sự của Bắc Kinh đe dọa an ninh mạng 5G ở đất nước chúng tôi, đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và hỗ trợ cho cuộc diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương và những vụ vi phạm nhân quyền của họ trên khắp đất nước."

Một chứng minh khác về thái độ chống Trung Quốc trên bề mặt của chính quyền Biden hết sức rõ ràng là việc ông Biden đình chỉ lệnh hành pháp của Tổng thống Trump cấm các cơ sở quốc phòng Mỹ mua sắm thiết bị Trung Quốc trong vòng 90 ngày ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1/2021.

Ngày 1 tháng 5 năm 2020, Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp số 13920 với mục đích ngăn cản Trung quốc tham gia vào việc cung cấp các thiết bị lưới điện cho nước Mỹ, nhất là các cơ sở quốc phòng, thì nay đã bị ông Biden rút lại trong thời hạn 90 ngày, và yêu cầu Bộ năng lượng xem xét lại vấn đề này.

Và ngay sau khi tại vị không lâu, chính quyền của ông Biden ban hành sắc lệnh cấm các cơ quan chính phủ liên bang sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc". Mặc dù dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát sớm nhất là ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc là điều không phải bàn cãi, hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể đại diện cho toàn b người "Á Kiều" (người Mỹ gốc châu Á), nhưng chính quyền Tổng thống Biden vẫn cho rằng, cách gọi “China virus” là kỳ thị đối với những người này.

Một nỗ lực cảnh báo “không thể không tách rời” bởi mâu thuẫn về giá trị và an ninh dù chi phí cao

Báo cáo của Phòng thương mại Hoa Kỳ (phối hợp với một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp ở New York) cho biết mối quan hệ của Washington và Bắc Kinh là không thể quay đầu, căng thẳng tiếp tục leo thang bởi mâu thuẫn về lợi ích và giá trị.

Báo cáo cho biết: “Việc xác định hậu quả thực sự và chi phí của việc tách rời là cấp thiết bởi vì các bước ban đầu đối với một hành động như vậy đã được thực hiện”.

“Mỹ đang tranh luận ... liệu và làm thế nào để tiếp tục con đường này. Viễn cảnh Mỹ-Trung tách rời nhau chưa bao giờ thực tế hơn thế.”

“Nhưng có một lý do chính đáng [mà chính quyền của ông Biden không thể lờ đi] trong việc tách rời các phân khúc thương mại, đầu tư, dòng người và công nghệ - những nhân tố làm tổn hại một cách có ý nghĩa đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và không được hành động vô cớ mà không quan tâm đến phúc lợi kinh tế”.

Trích dẫn về việc sụt giảm thương mại, dòng đầu tư, du lịch và trao đổi sinh viên, báo cáo khuyến cáo nên “tách rời ở một mức độ nào đó” giữa hai nước đã xảy ra và nhiều công ty Mỹ đang chuẩn bị thay đổi.

Các công ty nước ngoài cũng đang hỏi liệu họ có được lợi từ việc chia tách này không hay liệu chính phủ quê hương của họ có làm theo hay không, báo cáo viết.

“Một cách tiếp cận để tách rời mà có mục tiêu và dựa trên thực tế sẽ hấp dẫn hơn đối với các đồng minh của Mỹ và do đó có cơ hội thành công cao hơn về lâu dài”, báo cáo cho biết.

Báo cáo cho biết hai nền kinh tế đan xen lẫn nhau theo nhiều cách làm cho chi phí của một cuộc tách rời hoàn toàn sẽ “cao một cách khó chịu”.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng mức thuế 25% đối với tất cả giao dịch thương mại giữa hai nước sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 190 tỷ USD/năm - nhất là khoản thiệt hại một lần lên tới 500 tỷ USD nếu các công ty Mỹ giảm một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc.

Lệnh cấm hoàn toàn đối với khách du lịch và sinh viên Trung Quốc đến Mỹ sẽ khiến Mỹ thiệt hại thêm hàng năm lên tới 30 tỷ USD.

“Cách tiếp cận hợp lý sẽ là từng phần (bao dung đối với hàng hóa và dịch vụ không liên quan đến an ninh quốc gia hay khả năng phục hồi kinh tế), sẽ là tạm thời (có thể điều chỉnh để đáp ứng với những thay đổi của Trung Quốc trong tương lai) và là bình hòa (tuyên bố không có ác ý để tránh leo thang vô cớ, gây tốn kém)", báo cáo viết.

Báo cáo cho biết rằng trong việc tăng cường kiểm soát của nhà nước, ngăn chặn doanh nghiệp tư nhân và theo đuổi sự tự chủ về công nghệ cao, Trung Quốc đã tự tách mình khỏi các chuẩn mực kinh tế thị trường tự do.

Daniel Rosen, tác giả hàng đầu của báo cáo và là người đứng đầu nghiên cứu về Trung Quốc tại Rhodium, cho biết sự cam kết Mỹ-Trung luôn tùy thuộc vào các mục tiêu kinh tế tự do được chia sẻ, nhưng khi Bắc Kinh quay trở lại với kế hoạch nhà nước lớn hơn thì "một lập trường ít dễ dãi hơn là cần thiết".

“Nhưng lợi ích của chính chúng ta nằm ở việc tách rời có mục đích, không phải là sự đẩy xa nhau vô cớ. Nghiên cứu này là một bước để thay đổi kích cỡ cho sự cam kết của chúng ta một cách hợp lý”, ông cho biết.

Thủy Tiên

Theo SCMP



BÀI CHỌN LỌC

Phòng thương mại Hoa Kỳ thúc giục ông Biden tách rời kinh tế với Trung Quốc khi chính quyền đang đi ngược lại