Phố Wall ‘hồi sinh’ nhờ 11/9 sau khi mất 4 nghìn tỷ USD trước đó

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự kiện 11/9 lấy đi gần 3.000 sinh mệnh của người Mỹ, 1 triệu sinh mạng khắp toàn cầu và tiêu tốn 8 nghìn tỷ USD sau 2 thập kỷ sau đó trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Chỉ duy nhất Phố Wall, nhờ sự kiện này, hồi sinh từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán và liên tiếp nhận cứu trợ không biên giới từ Fed kể từ đó...

Hầu hết người Mỹ tin rằng các gói cứu trợ chưa từng có của Fed cho Phố Wall chỉ bắt đầu từ tháng 12/2007, đỉnh điểm của sự sụp đổ tài chính của Phố Wall năm 2008. Điều đó là sai. Đợt cứu trợ lớn đầu tiên của Fed cho Phố Wall bắt đầu từ sự kiện 11/9/2001.

Nhiều tài phiệt Phố Wall đáng lẽ ‘tán gia bại sản’ ngay trước 11/9

Khi tiếng chuông đóng cửa vào ngày 10/9/2001, một ngày trước khi các cuộc tấn công xảy ra, thị trường chứng khoán Nasdaq đã rơi vào tình trạng sụp đổ toàn diện: mất 66% giá trị thị trường và xóa sổ 4 nghìn tỷ USD của cải.

Mức lao dốc 50% điểm trên TTCK được xem là thị trường đã sụp đổ. Mức sụp đổ 66% được xem là không thể cứu vãn. Theo dữ liệu lịch sử của NASDAQ thì đây là giai đoạn thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ lớn nhất. Mỹ phải mất gần 20 năm để NASDAQ phục hồi sau cú cuộc khủng hoảng đó (còn gọi là khủng hoảng Dotcom 2001).

Chỉ số chứng khoán NASDAQ của Mỹ lao dốc sâu nhất trong lịch sử trước sự kiện 11/9 (Nguồn: Macro Trends) 
Chỉ số chứng khoán NASDAQ của Mỹ lao dốc sâu nhất trong lịch sử trước sự kiện 11/9 (Nguồn: Macro Trends)

Sự kiện 11/9 tình cờ xảy ra đã khiến cả nước Mỹ và toàn thế giới quên đi sự sụp đổ kinh hoàng này, các nỗ lực cứu trợ Phố Wall bắt đầu từ 11/9 và Fed liên tục duy trì các gói cứu trợ không biên giới cho các tài phiệt Phố Wall kể từ đó, suốt hai thập kỷ.

Các ngân hàng siêu lớn ở Phố Wall đã trong cơn tâm chấn vào thời điểm sau khi Bộ trưởng Tư pháp bang New York lúc đó là Eliot Spitzer đưa ra thị trường các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cổ phiếu của các công ty mà các nhà phân tích tài chính, đầu tư gọi là cổ phiếu rác, cổ phiếu ‘tào lao’. Dù vậy, các ngân hàng thương mại của Phố Wall vẫn khuyến nghị công chúng không hiểu biết đầu tư vào các cổ phiếu ‘tào lao’ này.

Một email nội bộ từ Jack Grubman, một nhà phân tích tại Salomon Smith Barney, đã ghi lại sự trơ trẽn của hành vi dối trá này: "Hầu hết các khách hàng ngân hàng của chúng ta đều có giá trị về 0 (ám chỉ doanh nghiệp không có giá trị, cổ phiếu, trái phiếu phát hành ra là rác), và các anh biết là tôi đã muốn hạ xếp hạng tín nhiệm cổ phiếu, trái phiếu của họ từ nhiều tháng trước nhưng ngân hàng của chúng ta đã chống lưng quá mức cho họ".

Vụ tấn công thảm khốc 11/9 đã ‘tình cờ’ hồi sinh Phố Wall?

Trong lúc các NHTM Phố Wall đang mắc kẹt với các khoản cổ phiếu, trái phiếu rác như vậy và sự sụp đổ của thị trường là không thể cứu vãn thì sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra, cướp đi gần 3.000 sinh mệnh trong hai tòa tháp đôi. Dù vậy, các khoản tiền khổng lồ được cứu trợ cho Phố Wall đúng lúc họ không thể chống đỡ với cuộc khủng hoảng tồi tệ này.

Vụ Khảo cứu Quốc hội chỉ ra rằng Fed đã chuyển “100 tỷ USD mỗi ngày” trong khoảng thời gian ba ngày bắt đầu từ ngày 11/9 cho các tập đoàn tài chính ở Phố Wall. Các báo cáo hợp nhất hàng năm của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang cho thấy bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng từ 609,9 tỷ USD vào cuối năm 2000 lên 654,9 tỷ USD vào cuối năm 2001, lên 730,9 tỷ USD vào cuối năm 2002 và 771,5 tỷ USD vào ngày 31/12/2003.

Theo một báo cáo của St. Louis Fed, có nhiều cách mà Fed giải cứu Phố Wall sau vụ 11/9: “Fed nắm 61 tỷ USD chứng khoán được mua theo các thỏa thuận mua lại vào ngày 12/9, so với một mức trung bình 27 tỷ USD vào 10 ngày thứ Tư trước đó và khoảng 12 tỷ USD một năm trước đó.

“Fed đã trực tiếp cho các ngân hàng vay vốn thông qua cơ chế chiết khấu. Dư nợ cho vay chiết khấu 45 tỷ USD vào ngày 12/9 thấp hơn mức trung bình 59 triệu USD của 10 ngày thứ Tư trước đó.

“Với tư cách là cơ quan quản lý, Cục Dự trữ Liên bang - cùng với Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ - đã thúc giục các ngân hàng cơ cấu lại các khoản cho vay đối với những người đi vay có vấn đề thanh khoản tạm thời. Để hỗ trợ việc tái cơ cấu như vậy, Fed đã cung cấp thêm vốn cho Phố Wall.

Bên ngoài dòng tiền cứu trợ dồi dào từ Fed, Phố Wall yêu thích việc cắt giảm lãi suất vì chúng mang lại lợi ích cho hàng nghìn tỷ USD của họ trong các hợp đồng phái sinh. Ngày 17/9, ngay trước khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại lần đầu tiên kể từ vụ tấn công 11/9, Fed đã thông báo cắt giảm cả Lãi suất Quỹ liên bang và Lãi suất Chiết khấu xuống 50 điểm cơ bản (một nửa của 1%). Hai tuần sau, vào ngày 2/10, Fed đã cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản cả Lãi suất Quỹ liên bang và Lãi suất Chiết khấu. Thật đáng ngạc nhiên, ngày 6/11, một tháng sau, Fed lại cắt giảm cả hai lãi suất xuống 50 điểm cơ bản, đưa Lãi suất Quỹ liên bang ở mức 2% và Lãi suất chiết khấu 1-1/2%. Ngày 11/12, cả hai lãi suất đã bị cắt giảm một lần nữa, nhưng lần này chỉ là 25 điểm cơ bản. Lãi suất Quỹ liên bang, ở mức 1,75%, hiện đang là giao dịch ở mức thấp nhất trong 40 năm qua.

Theo Báo cáo thường niên năm 2001 của Chicago Fed, một ngân hàng giấu tên đã rất biết ơn khoản tiền lớn từ Fed đến mức đã gửi “một nghìn gói kẹo LifeSavers đến 45 văn phòng của Fed”.

Một báo cáo do Stacy Panigay Coleman chuẩn bị cho Bộ phận Hệ thống Thanh toán và Hoạt động Ngân hàng Dự trữ của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy một số ngân hàng lớn nhất Phố Wall đã thấu chi một cách thảm hại tài khoản của họ tại Fed, dẫn đến mức thấu chi theo ngày đạt đỉnh “150 tỷ USD vào ngày 14/9, mức cao nhất từ ​​trước đến nay của họ và cao hơn 60% mức bình thường…”. Theo các báo cáo thường niên khác tại các ngân hàng Fed trong khu vực, các khoản phí đã được Fed miễn trừ đối với những khoản thấu chi khổng lồ này.

Gail Makinen, Chuyên gia Điều phối Chính sách Kinh tế của Chính phủ và Bộ phận Tài chính của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội đã đưa ra một báo cáo dài 60 trang về các dòng tiền khác. Makinen nhận thấy rằng thành phố New York đã nhận được những khoản từ cứu trợ liên bang sau đây kể từ ngày đưa ra báo cáo của bà vào tháng 9/2002:

“11,2 tỷ USD được trích lập vào tháng 9/2001 để thu bỏ các mảnh vỡ và viện trợ trực tiếp cho các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng [các doanh nghiệp được giấu tên]; chỉ hơn 5 tỷ USD khuyến khích phát triển kinh tế được thông qua vào tháng 3/2002; và 5,5 tỷ USD khác cho một loạt các dự án cơ sở hạ tầng cho thành phố New York đã được phê duyệt vào tháng 8/2002”.

Báo cáo thường niên năm 2001 của Chicago Fed có thêm thông tin về lượng tiền khổng lồ chảy từ Fed ngay sau ngày 11/9 nêu chi tiết như sau:

“Fed bắt đầu làm ngập hệ thống tài chính với mức thanh khoản kỷ lục bằng cách thực hiện các thỏa thuận mua lại [cho vay Repo]. Các khoản vay qua đêm được thế chấp bằng chứng khoán chính phủ này được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động thị trường mở, nhưng hiếm khi đạt được vài tỷ USD mỗi ngày. Vào thứ Tư [12/9], Fed bơm 38 tỷ đô-la, nhiều hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đó. Thứ Năm [13/9], Fed phá vỡ mốc đó với 70 tỷ USD. Ngày hôm sau, Fed thậm chí còn bơm vào nhiều hơn, 81 tỷ USD”.

Những ngân hàng nào ở Phố Wall cần lượng tiền khổng lồ này? Công chúng Mỹ, cho đến ngày nay, không hay biết, cũng như không biết ngân hàng nào đã vay khoản vay repo trị giá 495,7 tỷ USD vào một ngày nào đó năm ngoái.

Để biết thảm kịch kinh hoàng khác để nước Mỹ đã trở thành con ngỗng vàng của Phố Wall như thế nào, hãy xem báo cáo của Wall Street on Parade về các gói cứu trợ của Fed cho Phố Wall bắt đầu vào ngày 17/9/2019, bốn tháng trước khi các ca COVID-19 đầu tiên xuất hiện ở Mỹ và ngày càng tăng theo cấp số nhân trong đại dịch.

Thủy Tiên

Theo Wall Street on Parade

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Phố Wall ‘hồi sinh’ nhờ 11/9 sau khi mất 4 nghìn tỷ USD trước đó