Phố Wall đã tạo ra 56 tỷ phú mới kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi người Mỹ chịu cảnh ‘rửa trôi về mặt tài chính’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã phá hủy cuộc sống, tiền tiết kiệm và các doanh nghiệp nhỏ của vô số người Mỹ - nhưng năm qua không phải là một năm “rửa trôi về mặt tài chính” đối với tất cả mọi người, khi mà Phố Wall đã tạo ra được 56 tỷ phú mới kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách, từ khoảng giữa tháng 3/2020 đến ngày 22/12/2020, Hoa Kỳ đã có thêm 56 tỷ phú mới, nâng tổng số lên 659 người. Khối tài sản mà một nhóm nhỏ người Mỹ này nắm giữ đã tăng hơn 1 nghìn tỷ USD trong nhiều tháng, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Đại dịch Covid-19: ‘Món quà’ dành tặng cho nhóm nhỏ giới siêu giàu

Theo một báo cáo tháng 12/2020 do tổ chức “Người Mỹ đối với Công bằng Thuế” và Viện Nghiên cứu Chính sách đồng phát hành - khi sử dụng dữ liệu do Forbes tổng hợp, các tỷ phú Mỹ nắm giữ một khối tài sản khoảng 4 nghìn tỷ USD - con số gần gấp đôi giá trị tài sản của tập hợp 165 triệu người Mỹ nghèo nhất.

Đặc biệt, 10 tỷ phú giàu nhất có tổng giá trị tài sản ròng hơn 1 nghìn tỷ USD.

Đó là một “bức ảnh chụp nhanh” vô cùng ấn tượng về cách mà đại dịch đã làm biến dạng các khu vực lớn của nền kinh tế thực, và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế của Mỹ - một tình trạng tồn tại dai dẳng, phần lớn chạy dọc theo lằn ranh chủng tộc và sắc tộc.

Đứng đầu của nhóm siêu giàu này bao gồm những cái tên quen thuộc như Jeff Bezos, Elon Musk và Bill Gates, và các tỷ phú mới nổi bao gồm Kanye West và Tyler Perry.

Hầu hết những người mới tham gia vào danh sách tỷ phú không phải là những cái tên quen thuộc, và đối với nhiều người, giá trị tài sản ròng đang phát triển của họ nhận được tín nhiệm lớn từ thị trường chứng khoán.

Sau vụ ly hôn “đình đám” năm 2019 với tỷ phú Bezos, bà MacKenzie Scott đã lần đầu tiên giành được vị trí trong danh sách các tỷ phú giàu nhất. Đây là một ví dụ về cách thị trường đã làm cho người giàu thậm chí còn giàu hơn.

Vào thời điểm ly hôn, cổ phần của bà Scott trong cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 38 tỷ USD. Giờ đây, chưa đầy một năm rưỡi sau, giá trị tài sản ròng của bà được Forbes ước tính là gần 59 tỷ USD. (Bà Scott đã gây chú ý trong những tháng tiếp theo vì bà cam kết thực hiện các hoạt động từ thiện và các khoản đóng góp hào phóng, không ràng buộc cho các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ sở giáo dục).

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos và vợ MacKenzie Bezos (trước khi ly hôn) tạo dáng khi đến trụ sở của nhà xuất bản Axel-Springer, nơi ông Bezos sẽ nhận Giải thưởng Axel Springer 2018 vào ngày 24 tháng 4 năm 2018 tại Berlin. (Ảnh của JORG CARSTENSEN / AFP qua Getty Images)
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos và vợ MacKenzie Bezos (trước khi ly hôn) tạo dáng khi đến trụ sở của nhà xuất bản Axel-Springer, nơi ông Bezos sẽ nhận Giải thưởng Axel Springer 2018 vào ngày 24 tháng 4 năm 2018 tại Berlin. (Ảnh của JORG CARSTENSEN / AFP qua Getty Images)

Frank Clemente, giám đốc điều hành của American Tax Fairness, cho biết: “Các tỷ phú thành lập các công ty này và có cổ phần lớn trong các công ty này đã thực sự hoạt động rất tốt trong năm nay”.

Một động lực chính thúc đẩy sự tập trung và gia tăng tài sản của các tỷ phú là sự phản ứng về chính sách tiền tệ chưa từng có - để ổn định thị trường tài chính trong những ngày đầu của đại dịch. Khi Phố Wall đang trên bờ vực hoảng loạn vào tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang đã can thiệp với lời hứa về lãi suất thấp và một xu hướng thanh khoản mở.

Keith Buchanan, giám đốc danh mục đầu tư tại Globalt Investments, cho biết: “Điều đó đã mang lại cho những người tham gia thị trường sự đảm bảo rằng - sự biến động của thị trường sẽ phải đối mặt với một lực rất lớn và tính thanh khoản có thể là cứu cánh cho hầu hết các vết thương kinh tế”.

Sự chuyển đổi đột ngột trong hoạt động kinh tế đã tạo thuận lợi về phương diện thương mại kỹ thuật số, truyền thông, giáo dục và hoạt động kinh doanh đối với các công ty công nghệ - cả công ty khởi nghiệp và các công ty lớn - như một sự “thuận chiều gió” bất ngờ.

Chuck Collins, giám đốc Chương trình về Bất bình đẳng và Công ích tại Viện Nghiên cứu Chính sách, cho biết. “Phố Wall đang đặt cược lớn vào việc ai là người chiến thắng - sẽ thoát khỏi đại dịch, và bạn đã có một nhóm các công ty gặt hái được những vận may bất ngờ”.

Hưởng lợi từ nền kinh tế ‘tại nhà’

Những người hưởng lợi từ nền kinh tế “tại nhà” bao gồm nhiều người hưởng lợi từ các đợt IPO lớn nhất trong năm như Airbnb và DoorDash, và các giám đốc điều hành hàng đầu của những đợt IPO này; cũng như các đợt IPO có giá trị cao khác, như công ty dữ liệu đám mây Snowflake - là đối tượng nằm trong số các tỷ phú mới năm 2020.

Năm 2020, 217 công ty đã niêm yết và huy động được hơn 78 tỷ USD, một mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2004, theo Kathleen Smith, hiệu trưởng của Renaissance Capital - một công ty đầu tư và nghiên cứu đã phát triển chỉ số IPO.

“Lợi nhuận từ các công ty niêm yết cổ phiếu đã khuyến khích rất nhiều công ty khác tham gia thị trường”, bà nói và cho biết thêm rằng quỹ ETF mà công ty của bà tạo ra để theo dõi hiệu suất của chỉ số đó đã tăng 120% trong năm. “Nếu các nhà đầu tư kiếm được tiền, họ sẽ quay lại để kiếm nhiều hơn”.

Một số người lo lắng rằng dòng tiền đổ vào lĩnh vực công nghệ này đang khiến các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ phải trả giá, và cảnh báo về những rủi ro khi tập trung sức mạnh kinh tế trong một nhóm nhỏ giới siêu giàu.

Giới tài phiệt giàu hơn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và người dân Mỹ phải trả giá

“Những nhóm vốn lớn này đang tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất, đặt cược lớn nhất - họ không quan tâm đến Phố Chính (Main street - một thuật ngữ được sử dụng để gọi chung cho các doanh nghiệp nhỏ), họ không quan tâm đến nền kinh tế thực. Họ chỉ đang cố gắng thu được lợi nhuận lớn nhất”, ông Collins nói.

Một doanh nghiệp đóng cửa trên đường Decatur ở New Orleans vào ngày 26 tháng 3 năm 2020. (Emily Kask / AFP / Getty Images)
Một doanh nghiệp đóng cửa trên đường Decatur ở New Orleans vào ngày 26 tháng 3 năm 2020. (Emily Kask / AFP / Getty Images)

"Tôi nghĩ bạn sẽ thấy sự sụp đổ của các khu thương mại sôi động trên Phố Chính, trừ khi chúng ta tái đầu tư vào các doanh nghiệp địa phương của mình", ông cho biết thêm.

Các doanh nghiệp dưới 500 nhân viên đóng góp gần 2/3 số việc làm của cả nước, nhưng đã phải vật lộn để tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình, theo cách mà các công ty lớn hơn chưa bao giờ làm.

“Chúng ta đang thấy sự phân rẽ giữa các tập đoàn đa quốc gia lớn và nền kinh tế Phố Chính trên thực tế”, ông Buchanan nói, khi lưu ý rằng việc các doanh nghiệp ngừng hoạt động đã chuyển từ trạng thái tạm thời thành vĩnh viễn.

“Việc đóng cửa của họ có lợi cho các tập đoàn lớn trên quan điểm thị phần, nhưng điều đó không xảy ra vô nghĩa”, ông nói. "Có một sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp và điều này ngày càng trở nên tồi tệ hơn".

Sự bất bình đẳng đó có nguy cơ làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường cả hiện tại và tương lai, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa và việc sát nhập tăng nhanh.

“Tôi nghĩ rằng đó là một chỉ số thực sự đáng lo ngại, khi mà sức mạnh độc quyền của một số công ty tăng lên”, ông Collins nói.

Sự chia rẽ giữa những người giàu và người nghèo trong số các gia đình Mỹ cũng ngày càng gia tăng do đại dịch, và sẽ càng trầm trọng hơn do mất việc làm trên Phố Chính.

Những người Mỹ không tiếp xúc với thị trường - chiếm khoảng một nửa dân số cả nước - đã bị mất lợi nhuận.

Thủy Tiên

Theo nbcnews

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Phố Wall đã tạo ra 56 tỷ phú mới kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi người Mỹ chịu cảnh ‘rửa trôi về mặt tài chính’