Ông Tập vừa ho, vừa ám chỉ những bất ổn kinh tế nhân kỷ niệm cải cách 'mở cửa' của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên (SEZ) - nơi mở đường cho các cải cách thị trường - nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã… vừa ho, vừa ám chỉ mức độ nghiêm trọng của những thách thức kinh tế phía trước.

Năm 1980, chính quyền Trung Quốc đã chỉ định bốn SEZ đầu tiên của họ ở các thành phố Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. So với ba thành phố còn lại, Thâm Quyến ở miền nam Trung Quốc được hưởng lợi từ thương mại và đầu tư từ Hong Kong, vốn chỉ cách phía bên kia biên giới.

Tuy nhiên, ông Tập không đề cập nhiều đến Hong Kong.

Ngoài ra, ông Tập liên tục ho trong khi phát biểu, thu hút nhiều đồn đoán về việc liệu ông có nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán hay không.

Bài phát biểu

Vào ngày 14 tháng 10, một buổi lễ kỷ niệm đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Qianhai ở Qianhai, một khu thương mại tự do thí điểm được thành lập ở Thâm Quyến vào năm 1980.

Ông Tập đã có một bài phát biểu dài 50 phút, trong đó ông liệt kê những thành tựu kinh tế ở Thâm Quyến và nói về các kế hoạch cho sự phát triển xa hơn của thành phố.

Ông Tập nhấn mạnh rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thâm Quyến đã tăng trưởng đáng kể, từ 270 triệu nhân dân tệ (NDT) (40,21 triệu USD) vào năm 1980 lên 2,7 nghìn tỷ NDT (402 tỷ USD) vào năm 2019, gấp khoảng 10.000 lần.

Tuy nhiên, ông đã không ghi nhận được mức lạm phát của Trung Quốc trong 40 năm qua. Chính phủ trung ương không tiết lộ số liệu lạm phát.

Ông Tập nói rằng Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn và yêu cầu thành phố “cải thiện chất lượng kinh tế của mình”.

Mối lo ngại của chủ tịch Tập

Ông Tập lần đầu tiên đến khu vực phía nam vào thứ Hai (ngày 12/10).

Khi đến thăm một nhà sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử ở thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, ông Tập cũng cho biết trong một bài phát biểu rằng đất nước đang đối mặt với mức độ “bất ổn trong lịch sử” và kêu gọi các công ty phải “tự lực cánh sinh”.

Điều này tương tự như khái niệm "lưu thông nội bộ kinh tế" do Bắc Kinh đề xuất vào tháng 7/2020, nhằm thúc đẩy việc sản xuất tất cả các hàng hóa mà Trung Quốc cần trong nước, từ thu mua nguyên liệu thô cho đến sản xuất.

Lời kêu gọi tự cung tự cấp này xuất hiện khi Trung Quốc đối mặt với các hạn chế xuất khẩu, trừng phạt kinh tế và áp lực từ các đối tác thương mại để mở cửa thị trường.

Trước khi ông Tập bắt đầu chuyến công du của mình, chính quyền trung ương cũng đã ban hành kế hoạch phát triển Thâm Quyến từ năm 2020 đến năm 2025, theo đó thành phố này sẽ trở thành “hình mẫu” cho các cải cách kinh tế.

Kế hoạch này kêu gọi thiết lập các phương thức mới nhằm:

  • Thu hút đầu tư nước ngoài;
  • Cấp thêm đất cho các công ty (ở Trung Quốc, tất cả đất đai thuộc sở hữu của chính phủ và sau đó cho các cá nhân hoặc tổ chức thuê dài hạn);
  • Mở cửa cho các ngành công nghiệp thuộc khu vực tư nhân - vốn đang được độc quyền bởi các công ty nhà nước - chẳng hạn như năng lượng, viễn thông và giao thông vận tải.

Nhưng một số công dân Trung Quốc không lạc quan về kế hoạch này.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến trước khi phát biểu trước giới truyền thông tại một cuộc họp báo ở Hong Kong vào ngày 22 tháng 7 năm 2019 (Ảnh: ANTHONY WALLACE / AFP qua Getty Images)
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến trước khi phát biểu trước giới truyền thông tại một cuộc họp báo ở Hong Kong vào ngày 22 tháng 7 năm 2019 (Ảnh: ANTHONY WALLACE / AFP qua Getty Images)

Một người dân Bắc Kinh giấu tên nói rằng chính quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt các quyền tự do ở Hong Kong, khiến các công ty quốc tế hiện diện ở trung tâm tài chính này lo sợ.

Vậy thì với Thâm Quyến nằm trong đại lục, "làm thế nào để các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy an toàn khi đầu tư vào Thâm Quyến?", người này nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ, Li Linyi, nói rằng hệ thống tư pháp của Trung Quốc, với hồ sơ vi phạm pháp quyền, không tạo được niềm tin cho doanh nghiệp.

“Nếu có bất kỳ tranh chấp thương mại nào, các công ty đều nghĩ rằng hệ thống tư pháp Trung Quốc sẽ không xét xử các vụ án một cách công bằng,” Li nói.

Tình trạng thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch cũng là mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh. Tại một cuộc hội thảo kinh tế được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 12/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói về những người đang gặp khó khăn trong việc kiếm sống, bao gồm sinh viên tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp, lao động nhập cư và những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng đầu năm nay.

‘Để Hong Kong kiệt quệ’

Sau khi Thâm Quyến trở thành đặc khu kinh tế, nó đã trở thành cửa sổ hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua Hong Kong, một thuộc địa cũ của Anh đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Bất chấp sự xâm lấn ngày càng tăng từ Bắc Kinh, lãnh thổ này vẫn duy trì mức độ tự do kinh tế.

Tạp chí của chính quyền Trung Quốc Thực hành Kinh tế và Thương mại Đối ngoại đã đưa tin vào ngày 15 tháng 10 rằng: “Hong Kong luôn là nguồn đầu tư nước ngoài đầu tiên của Thâm Quyến”. Trích dẫn dữ liệu chính thức, báo cáo cho biết Hong Kong đã đầu tư 4,382 tỷ USD vào Thâm Quyến trong năm 2014, chiếm khoảng 75% tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Thâm Quyến nhận được trong năm đó.

Con số đó có thể so sánh với lượng đầu tư từ Hong Kong vào toàn bộ Trung Quốc đại lục: 72% đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc được chuyển qua Hong Kong, theo thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Tập đã không nói về đóng góp của Hong Kong cho sự phát triển của Thâm Quyến trong bài phát biểu của mình. Ông ta chỉ đề cập đến Hong Kong một lần khi nói rằng Thâm Quyến nên dẫn dắt sự hợp tác giữa đại lục với Hong Kong và Ma Cao, một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha đã bị trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1999.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự tại Hong Kong Johnny Y.S. Lau chia sẽ với Đài Á Châu Tự do rằng ông Tập đang ám chỉ về ý định của Bắc Kinh trong việc phát triển Thâm Quyến thành một trung tâm tài chính, và cuối cùng “để Hong Kong kiệt quệ”.

Đáng chú ý, trong buổi lễ, quan chức hàng đầu của Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang ngồi ở ghế ngoài cùng bên phải ở hàng sau — trong một góc khuất của khán đài.

Ho bốn lần, ngừng nói ba lần - Dấu hiệu 'lạ' của chủ tịch Tập

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã phát trực tiếp bài phát biểu của ông Tập trên YouTube — mặc dù khán giả ở Trung Quốc đại lục không thể truy cập nền tảng video này do tường lửa của Trung Quốc.

Chương trình phát sóng cho thấy chân thực rằng ông Tập đã “ho bốn lần” và không thể nói trong vài giây trong ba lần.

Chương trình phát sóng trực tiếp đã chuyển cảnh sang thu hình khán giả khi ông Tập bắt đầu ho. Có thể nghe rõ tiếng ông Tập uống nước để giảm cơn ho, nhưng chương trình phát sóng không chiếu cảnh này.

Sau khi sự kiện kết thúc, CCTV đã xóa video khỏi kênh YouTube của mình. Cơ quan nhà nước Macau Daily đã đăng video lên kênh YouTube của mình nhưng thay thế những cảnh ho của ông Tập bằng những cảnh quay về phía khán giả. Tiếng ho và tiếng uống nước của vị chủ tịch quyền này lực này cũng có thể nghe thấy được.

Việc ông Tập bị ho khiến giới truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông, vì thành phố Thanh Đảo đang trải qua đợt bùng phát dịch dịch viêm phổi Vũ Hán mới. Vào ngày 12 tháng 10, ông Tập đã đến thăm thành phố Triều Châu và nói chuyện với mọi người mà không đeo khẩu trang.

DB

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập vừa ho, vừa ám chỉ những bất ổn kinh tế nhân kỷ niệm cải cách 'mở cửa' của Trung Quốc