Ông Tập toan tính điều gì khi thẳng tay đàn áp những gã khổng lồ công nghệ của nước mình?

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Các lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu đi trên trên một con đường mới, đầy rủi ro trong hoạch định chính sách kinh tế”. Bắc Kinh “có ý định tăng cường kiểm soát các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm dành thị phần cho các công nghệ sản xuất trong nước như chip bán dẫn và pin xe điện, đồng thời thúc đẩy vai trò của các công ty nhà nước”.

Năm 2020, khi Trung Quốc bắt đầu phong tỏa vì Covid-19, các dịch vụ trợ giúp học tập trực tuyến đã nở rộ. Hàng tỷ USD được đổ vào các công ty khởi nghiệp tiềm năng, trong số đó có Yuanfudao, một ứng dụng giải toán ưu việt mà các bậc cha mẹ Trung Quốc sử dụng để kiểm tra bài tập về nhà cho con cái.

Yuanfudao tuyên bố rằng mỗi ngày, họ giúp đỡ kiểm tra khoảng hơn 100 triệu đáp án cho các bài toán, giúp phụ huynh tiết kiệm vô số thời gian. Ngoài ra, các thuật toán của ứng dụng xác định các lỗi học sinh thường gặp để giúp các em tiến bộ hơn. Tuy nhiên vào tuần trước, Yuanfudao đã trở thành một trong những mục tiêu nhắm đến trong cuộc "thanh trừng" quy mô lớn của nhà nước, làm thổi bay ngành dịch vụ gia sư trị giá hàng trăm tỷ USD này.

Đầu tiên, các cơ quan quản lý Bắc Kinh nhắm vào các công ty công nghệ tài chính - fintech. Sau đó đến các ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn. Bây giờ là đến các công ty công nghệ giáo dục - edtech. Có vẻ như Bắc Kinh đang thực hiện một chiến lược tự hủy hoại nền kinh tế của chính mình.

Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao Trung Quốc lại tự tay loại bỏ những “con gà đẻ trứng vàng” của họ như vậy?

Đôi khi, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đơn giản là muốn dạy cho các doanh nhân một bài học, chỉ để nhắc nhở họ rằng ai mới là “ông chủ” thật sự của đất nước này. Trong trường hợp này, các nhà quản lý có một cái cớ thật thỏa đáng: Các sản phẩm giá cao của các công ty công nghệ giáo dục gây áp lực cho ngân sách chi tiêu của hộ gia đình trung lưu, đồng thời tạo thêm căng thẳng quá mức cho con trẻ. Trên hết, chi phí giáo dục cao làm suy yếu chính sách khuyến khích các gia đình sinh thêm con của chính phủ Trung Quốc (với mục tiêu mỗi cặp vợ chồng sinh 3 con).

Tuy nhiên, đây đã phải là câu trả lời đầy đủ chưa? Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách quản lý nền kinh tế. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo và các chính trị gia mới là người có quyền quyết định.

Ông Dexter Tiff Roberts, tác giả cuốn sách “Huyền thoại về chủ nghĩa tư bản Trung Quốc: Người lao động, Nhà máy và Tương lai của Thế giới”, viết: “Các lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu đi trên trên một con đường mới, đầy rủi ro trong hoạch định chính sách kinh tế”. Bắc Kinh “có ý định tăng cường kiểm soát các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm dành thị phần cho các công nghệ sản xuất trong nước như chip bán dẫn và pin xe điện, đồng thời thúc đẩy vai trò của các công ty nhà nước”.

Cuối cùng, mục tiêu của ông Tập là bắt kịp — và vượt xa — Hoa Kỳ trên mọi phương diện, từ kinh tế đến công nghiệp và quân sự.

Để đạt được mục tiêu này, ông Tập nhận thấy cần phải tận dụng mọi động lực kinh tế của Trung Quốc. Theo giới quan sát, cuộc đàn áp với các gã khổng lồ công nghệ gần đây của Bắc kinh báo hiệu một “cuộc chiến dữ liệu” đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này không liên quan đến vũ khí mà là cuộc chiến về dữ liệu khi cả hai bên đều tìm cách thu thập, tổng hợp, phân tích và tận dụng tối đa nó để vượt mặt đối phương.

Phong cách Mao Trạch Đông trong lòng Tập Cận Bình
Có vẻ như, Trung Quốc đang trong giai đoạn khủng hoảng của một chiến dịch “tu chính”, một kiểu đấu tranh chính trị phổ biến vào thời Mao Trạch Đông. (Nguồn ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong cuộc chiến một mất một còn này, các doanh nhân Trung Quốc sẽ có 2 lựa chọn: một là sẽ tham gia cuộc chơi, hai là bị hất văng ra khỏi con đường.

Điều đó có nghĩa là làn sóng tăng trưởng tiếp theo sẽ tập trung vào việc tự động hóa công nghiệp, tạo dựng thành phố thông minh và internet vạn vật - “Internet of Things — thay vì thu lợi nhuận quá lớn từ người tiêu dùng. Lĩnh vực giáo dục trực tuyến - như tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ phàn nàn - là đã bị “tư bản chiếm đoạt”. Ông Tập đã gọi ngành này là một “căn bệnh mãn tính”.

Để chữa trị căn bệnh giả định này, các nhà quản lý đã cấm cơ sở học tập ngoài trường học vì lợi nhuận. Nếu còn tồn tại trong tương lai, họ sẽ phải chuyển đổ thành các tổ chức phi lợi nhuận. Hơn nữa, tất cả các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đều bị cấm, một động thái khiến các nhà quản lý quỹ quốc tế hoảng sợ, những người từng cho rằng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc là một bước đi an toàn khi công nghệ ở nước này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Có vẻ như, Trung Quốc đang trong giai đoạn khủng hoảng của một chiến dịch “tu chính”, một kiểu đấu tranh chính trị phổ biến vào thời Mao Trạch Đông.

Ai là mục tiêu tiếp theo để chính quyền "tu chính"? Các ông trùm bất động sản hẳn đang cảm thấy “toát mồ hôi hột”. Giá bất động sản quá cao như hiện nay là yếu tố góp phần lớn hơn vào sự bất bình đẳng xã hội và tỷ lệ sinh giảm so với giáo dục. Thật vậy, các cơ quan quản lý đã bắt đầu chú ý đến ngành bất động sản và xây dựng - lĩnh vực chiếm tới 29% GDP của đại lục.

Có lẽ, nếu Bắc Kinh can thiệp quá mạnh và ngành “quá lớn để sụp đổ này” thì sẽ có thể gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chính trị nắm quyền, các mô hình dựa trên thị trường mà các nhà tài chính phương Tây sử dụng để tính toán rủi ro Trung Quốc không có mấy tác dụng. Điều này vừa giải thích lý do tại sao Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vừa ngừng chấp nhận các đợt IPO của các “ông lớn” công nghệ của Trung Quốc, và tại sao một số nhà đầu tư hiểu biết nhất của Trung Quốc lại dành thời gian nghiên cứu các bài phát biểu của ông Tập về nền kinh tế.

Đức Duy

Theo Bloomberg



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập toan tính điều gì khi thẳng tay đàn áp những gã khổng lồ công nghệ của nước mình?