Ông Tập thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nước Mỹ có tân tổng thống Biden và các chính sách của cựu tổng thống Trump bị hủy bỏ, Trung Quốc sớm nắm chặt ‘vận may’ và nhận định Mỹ đang suy yếu. Sự khó chịu của ông Tập Cận Bình với việc Mỹ thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới ngày càng gay gắt. Ông Tập cảnh báo việc Mỹ và đồng minh phải dừng sai bảo các nước xung quanh.

Các nhận định về việc ông Biden thắng cử là món quà vô giá dành cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành sự thật sớm hơn dự kiến của tất cả các nhà quan sát, phân tích chính trị - kinh tế trên toàn cầu.

Vào ngày 28/11/2020, một video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, ghi lại bài phát biểu của giáo sư Địch Đông Thăng, Giáo sư trường Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) được vội vã gỡ xuống vì các phát biểu nhạy cảm của ông khi tiết lộ việc Bắc Kinh thông qua thao túng Phố Wall trong hàng chục thập kỷ và Phố Wall thao túng lại chính trường Mỹ để hưởng lợi như thế nào. Phát biểu của vị giáo sư Trung Quốc này cũng tiết lộ rằng kể từ khi ông Trump đắc cử năm 2016, Phố Wall dù cố gắng đã không thể giúp Trung Quốc được bao nhiêu. Trước khi video này biết mất trong hệ thống truyền thông đại lục, nó đã kịp được ông Tucker Carlson, người dẫn chương trình nổi tiếng của kênh Fox News (Mỹ), lưu lại.

Chưa đề cập đến tính đúng sai trong các phát biểu của giáo sư Địch Đông Thăng, nhưng quả thực, phát ngôn của ông ta rằng “Mục đích cuối cùng [của Trung Quốc] là dựng ông Joe Biden lên làm Tổng thống Mỹ để dễ bề thao túng!” đã sớm được chứng thực bởi thái độ của Bắc Kinh trước Mỹ kể từ khi tân Tổng thống Joe Biden tại nhiệm vào ngày 20/1/2021 vừa qua.

Thái độ “thao túng” nước Mỹ của Bắc Kinh ngày một ngạo nghễ và không hề che dấu. Gần đây nhất, trong một phát biểu tại Diễn đàn Boao về Châu Á, ông Tập tỏ rõ thái độ thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ

“Các vấn đề quốc tế nên được tiến hành bằng cách đàm phán và thảo luận, và vận mệnh tương lai của thế giới nên do tất cả các quốc gia quyết định”, ông Tập nói hôm thứ Ba tại Diễn đàn Boao về châu Á, mà không nêu đích danh Mỹ. "Một hoặc một số quốc gia không nên áp đặt các quy tắc của họ lên những quốc gia khác, và thế giới không nên bị dẫn dắt bởi chủ nghĩa đơn phương của một vài quốc gia".

Trong một bài phê bình kín đáo về những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc và hạn chế xuất khẩu hàng hóa như chip máy tính tiên tiến, ông Tập nói “bất kỳ nỗ lực nào nhằm xây dựng các rào cản và tách rời đều đi ngược lại các nguyên tắc kinh tế và thị trường, và sẽ chỉ gây hại cho người khác mà không mang lại lợi ích cho chính mình”.

Ông Tập nói: “Những gì chúng ta cần trong thế giới ngày nay là công lý, chứ không phải bá quyền, và nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang. "Sếp người khác xung quanh hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của người khác sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào".

Thật nực cười khi Trung Quốc nói về công lý và phản đối “bá quyền”. Việc này cũng giống như các lãnh đạo của chủ nghĩa phát xít tỏ thái độ bài xích diệt chủng người Do Thái vậy. Một Trung Quốc đang gắng che dấu tội ác mổ cướp tạng học viên Pháp Luân Công, một Trung Quốc đang diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, một Trung Quốc đang đàn áp đức tin và diệt chủng người Tây Tạng suốt hàng chục năm qua... Họ làm được những tội ác ‘vô tiền khoáng hậu’ (trước sau chưa từng có trong lịch sử loài người) trước sự im lặng hoặc phản ứng yếu ớt của các tổ chức quốc tế bị thao túng như Liên Hợp Quốc là nhờ đâu? Tất cả chẳng phải nhờ bá quyền, kiểm duyệt thông tin trong nội bộ, sử dụng quyền lực độc tài của chính quyền để thay thế công lý đó sao? Chẳng phải Trung Quốc đang bá quyền sử dụng tiền bạc và lan tỏa văn hóa tham nhũng khắp mọi chính phủ để đổi lấy sự im lặng trước tội ác chống lại loài người của họ đó sao?

Rất có thể công lý mà Trung Quốc đang kêu gọi là công lý mà Bắc Kinh đang áp lên cộng đồng những người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng. Rất có thể chủ nghĩa bá quyền mà ộng Tập đang lên án Mỹ và đồng minh hiện nay cần phải được thay thế bằng chủ nghĩa ‘hòa bình’ mà Bắc Kinh đang gieo rắc khắp toàn cầu.

Yêu cầu ông Biden phải đình chỉ các chính sách trừng phạt Bắc Kinh thời ông Trump - Ông Biden đã ‘phục tùng’ từ sớm

Ngay trong cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Biden với Bắc Kinh, sự ngạo mạn và coi thường Mỹ của Bắc Kinh chưa bao giờ lớn đến thế trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước. Các nhà quan sát xem cách Bắc Kinh coi thường Mỹ như một cú tát thử phản ứng của chính quyền ông Biden. Hành vi ngoại giao sói trong sự kiện tại Alaska cũng khiến giới quan sát liên tưởng tới sự kiện Trung Quốc để tổng thống Mỹ Barack Obama đi cửa sau máy bay và không có thảm đỏ. Cũng không ngạc nhiên khi Trung Quốc có thể đối xử như vậy với ông Biden bởi tất cả chúng ta đều hiểu rằng nhiệm kỳ đầu tiên ông Biden làm tổng thống Mỹ cũng chính là nhiệm kỳ thứ 3 của cựu tổng thống Obama mà thôi.

Trong cuộc gặp mặt ngoại giao chính thức đầu tiên tại Alaska giữa Mỹ - Trung, ông Yang Jiechi, trợ lý chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Tập và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã lớn tiếng yêu cầu Mỹ phải lùi lại [đình chỉ] các chính sách nhắm vào Trung Quốc thời tổng thống Trump.

Thực tế, chính quyền ông Biden đã gấp rút làm hài lòng Trung Quốc trước cả cuộc họp này và sau đó với các chính sách của ông Trump nhắm vào Trung Quốc, ông Biden đã sớm “phục vụ” ông Tập bởi rất nhiều lệnh đình chỉ chính sách trừng phạt Trung Quốc thời ông Trump.

Ví dụ, vào ngày 26 tháng 1, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cấp Giấy phép Chung số 1A - cho phép người Mỹ tiếp tục mua cổ phần trong một số công ty liên kết với "các công ty quân đội Trung Quốc", được gọi là CCMC, cho đến ngày 27/5/2021. Thời hạn trước đó do chính quyền Trump thiết lập là ngày 28/1/2021. Giấy phép Chung này đã giúp trì hoãn một phần việc áp dụng Sắc lệnh Hành pháp (EO) 13959 mang tính bước ngoặt của cựu Tổng thống Trump - được ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2020. EO 13959 đã ngăn các nhà đầu tư mua hoặc sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào được chỉ định là CCMC.

Không chỉ khía cạnh này, các quan chức chủ chốt của ông Biden cũng không trả lời câu hỏi rằng họ có tiếp tục cấm Huawei vì an ninh quốc gia Mỹ hay không. Thực tế, Trung Quốc đang thúc giục chính quyền ông Biden hủy bỏ những lệnh cấm doanh nghiệp, cá nhân Trung Quốc mà chính quyền ông Trump đã thiết lập trước đó.

Một chứng minh khác về thái độ chống Trung Quốc trên bề mặt của chính quyền Biden hết sức rõ ràng là việc ông Biden đình chỉ lệnh hành pháp của Tổng thống Trump - cấm các cơ sở quốc phòng Mỹ mua sắm thiết bị Trung Quốc trong vòng 90 ngày và yêu cầu Bộ năng lượng xem xét lại vấn đề này ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1/2021.

Quan chức ngoại giao của ông Tập lớn tiếng dạy dỗ nội các của ông Biden về chủng tộc và sự thất bại dân chủ của nước Mỹ

Ông Yang cũng mang đến một điều bất ngờ trong cuộc họp ngoại giao cấp cao Mỹ - Trung một bài giảng dài 16 phút về các vấn đề chủng tộc và sự thất bại dân chủ của nước Mỹ.

Theo các quan chức Trung Quốc, mục tiêu là làm rõ rằng Bắc Kinh coi mình ngang hàng với Mỹ. Nhưng giới quan sát thì thì thấy còn tệ hơn, Bắc Kinh đặt mình cao hơn Mỹ nhiều. Các giá trị của Mỹ cần phải sớm, nhanh chóng thay thế bằng các giá trị, nhân sinh quan của Bắc Kinh (!).

Đó là một sự thay đổi lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người trong nhiều thập kỷ đã kiên trì với việc không thách thức Hoa Kỳ với tư cách là nhà lãnh đạo thế giới và tuân thủ lời dạy của Đặng Tiểu Bình đặt ra hàng thập kỷ trước: "Hãy khiêm tốn và biết trì hoãn thời gian của bạn". Một số quan chức cấp cao của Trung Quốc - thường bị mỉa mai - gọi Mỹ là Lão Đà, hay Sếp lớn.

Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình
Đó là một sự thay đổi lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người trong nhiều thập kỷ đã kiên trì với việc không thách thức Hoa Kỳ với tư cách là nhà lãnh đạo thế giới và tuân thủ lời dạy của Đặng Tiểu Bình đặt ra hàng thập kỷ trước: "Hãy khiêm tốn và biết trì hoãn thời gian của bạn". (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Hiện ông Tập đang định hình lại mối quan hệ, bởi vì khi loại bỏ được ông Trump khỏi chính trường của Mỹ thì thời của Trung Quốc đã đến. Điều này khiến chúng ta không thể không nhận thấy tính xác thực trong các phát biểu ‘lỡ lời’ của giáo sư Địch Đông Thăng ở trên.

"Trung Quốc đã có thể nhìn thế giới ở một mức độ bình đẳng", ông Tập tuyên bố nói trong các phiên họp lập pháp hàng năm ở Bắc Kinh vào đầu tháng 3/2021, một nhận xét được giải thích rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc như một tuyên bố rằng Trung Quốc không còn coi trọng Mỹ nữa.

Mối quan hệ ngày càng gây tranh cãi đã tạo ra sự cạnh tranh cho các đồng minh, khi các nhà ngoại giao Mỹ đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu, trong khi các đối tác tương đương của Trung Quốc thực hiện các thỏa thuận ở Đông Nam Á, Nga và Iran.

Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ lấy lại Đài Loan vì tin rằng Mỹ đang suy yếu

Ngay sau khi ‘dạy dỗ’ Mỹ tại Alaska, ông Tập đã thị sát tỉnh Phúc Kiến, bên kia eo biển Đài Loan. Máy bay Trung Quốc trong những tuần gần đây đã tăng cường xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Hành động này nhằm tái khẳng định thái độ nhất quán của ông Tập với các tuyên bố của phái đoàn ngoại giao cấp cao của họ tại Mỹ mà thôi.

Mỹ cam kết giúp Đài Loan duy trì quyền tự chủ của mình theo các cam kết bao gồm Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, và chính quyền ông Biden ủng hộ các kế hoạch tăng cường liên kết kinh tế và chính trị với Đài Bắc. Trong khi ông Tập không từ bỏ mục tiêu thống nhất với Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai, một phần quan trọng trong “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập về sự phục hưng đất nước.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về cảnh báo Anchorage của ông Dương: “Phía Trung Quốc đã chỉ ra rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Nó nói thêm rằng "Không có chỗ cho sự thỏa hiệp."

Những ngày sau cuộc chạm trán ở Alaska, điều phối viên về Trung Quốc của Nhà Trắng, Kurt Campbell, đã nói trong một hội nghị riêng do Đại học California tại San Diego tổ chức rằng Bắc Kinh đã trở nên “mất kiên nhẫn” trước mục tiêu Đài Loan.

Trước đó vào tháng 3, Thượng nghị sĩ Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, đã cảnh báo Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện rằng Trung Quốc có thể cố gắng giành quyền kiểm soát Đài Loan vào cuối thập kỷ, có lẽ chỉ trong vòng sáu năm. Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Trung Quốc có thể hành động một cách hấp tấp vì tin tưởng quá mức rằng Mỹ là một cường quốc đang suy yếu.

Thất bại của ông Biden trước ông Tập: ‘Càng thể hiện quyền lực, càng chứng minh mình suy yếu’

Phản ứng của chính quyền ông Biden với Bắc Kinh mạnh mẽ nhất có lẽ là tuyên bố rằng Trung Quốc đã thực hiện hành vi diệt chủng đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tây Bắc Tân Cương. Trung Quốc đã gọi cáo buộc là “lời nói dối của thế kỷ”. Chính quyền ông Biden chia sẻ quan điểm của người tiền nhiệm (cựu tổng thống Trump) về Trung Quốc là kẻ thách thức kinh tế, công nghệ và quân sự lớn nhất của Mỹ.

Nhưng các hành động khiêu khích của Bắc Kinh gia tăng dưới thời “nước Mỹ suy yếu” của ông Biden: Bắc Kinh cắt hàng nhập khẩu từ Úc vì kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus coronavirus, giao tranh với Ấn Độ qua biên giới Himalaya của các nước và tìm cách đe dọa các tàu của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông. Cam kết đầu tư 400 tỷ USD vào Iran, kẻ thù số 1 của Mỹ tại Trung Đông, một cách vô hiệu chính sách trừng phạt của Mỹ với chính quyền tài trợ cho khủng bố này cũng như suy yếu quyền lực của Mỹ tại Trung Đông.

Theo cách nói của các quan chức Trung Quốc, Bắc Kinh đã tìm cách rút lại câu chuyện. Các nhà ngoại giao và các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc mạnh mẽ tố cáo phương Tây can thiệp vào các vấn đề đối nội của nước này và báo trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trước cuộc họp ở Alaska vào ngày 18 và 19 tháng 3, Mỹ đã phát tín hiệu về một cách tiếp cận cứng rắn. Tổng thống Biden đã có cuộc gặp trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Ông Blinken và Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia, đã bay đến Tokyo và Seoul để trao đổi với các đối tác an ninh và nhấn mạnh rằng Messrs Yang và Wang bay đến Alaska cho phiên họp Mỹ-Trung chứ không phải gặp gỡ ở châu Á. Một ngày trước cuộc họp ở Anchorage, Mỹ đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với hai chục quan chức Trung Quốc vì hành vi đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Một số chuyên gia về chính sách đối ngoại của Mỹ cho rằng người Mỹ đã đi quá đà, bao gồm Jeffrey Bader, một quan chức cấp cao về Trung Quốc trong chính quyền Clinton và Obama, hiện là thành viên cấp cao tại Viện Brookings.

Ông Barder nhận định về cách thức mà chính quyền ông Biden chống lại Bắc Kinh: “Bạn càng khẳng định mình không phải là người suy giảm quyền lực, thì bạn càng kém thuyết phục”.

Đó là một thất bại rất lớn.

Lê Minh - Hữu Nguyên

NGUỒN TIN THAM KHẢO

  1. https://finance.yahoo.com/news/xi-address-global-risks-china-234111475.html
  2. https://www.foxnews.com/opinion/tucker-carlson-elites-china-collusion-di-dongsheng
  3. https://www.nytimes.com/2021/03/19/world/asia/china-us-alaska.html



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ