Ông chủ Tencent bị các quan chức chống độc quyền của Trung Quốc ‘triệu tập’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Reuters, ông Pony Ma, người sáng lập của Tencent Holdings, công ty trò chơi điện tử và truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc, đã gặp các quan chức cơ quan giám sát của Bắc Kinh trong tháng 3 này để thảo luận về việc tuân thủ các quy định của chính quyền liên quan đến vấn đề chống độc quyền, những người thạo tin cho biết.

Sự kiện này cho thấy cuộc đàn áp chống độc quyền chưa từng có của Trung Quốc, bắt đầu vào cuối năm ngoái với đế chế kinh doanh Alibaba của tỷ phú Jack Ma có thể sẽ sớm nhắm vào những người khổng lồ khác trên Internet.

Bắc Kinh đã tuyên bố rằng họ sẽ tăng cường giám sát các công ty công nghệ lớn của họ, những công ty trong danh sách các công ty lớn nhất và có giá trị nhất thế giới, do lo ngại rằng họ đã xây dựng sức mạnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh, sử dụng sai dữ liệu người tiêu dùng và vi phạm quyền của người tiêu dùng.

Tencent, công ty có ứng dụng di động nhắn tin và thanh toán WeChat có mặt ở khắp nơi trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, dự kiến ​​sẽ là đối tượng tiếp theo bị nhắm tới cho các quy định chống độc quyền.

Các thông tin về cuộc họp đã xuất hiện trước khi Tencent có kết quả kinh doanh quý vào ngày thứ Tư tuần này. Các nhà phân tích kỳ vọng lợi nhuận hàng quý của hãng sẽ tăng 42%, theo dữ liệu của Refinitiv (nhà cung cấp toàn cầu về cơ sở hạ tầng và dữ liệu thị trường tài chính, công ty con của London Stock Exchange Group), mặc dù nhà đầu tư vẫn còn đang “nín thở” chờ đợi các quy định mới của chính phủ.

Ông Pony Ma, người đã không xuất hiện trước công chúng hơn một năm qua, tháng này vừa có mặt tại Bắc Kinh để tham dự cuộc họp quốc hội thường niên của Trung Quốc. Ông cũng đã đến thăm văn phòng Cục Quản lý Thị trường (SAMR) vào tuần trước, một người dân cho biết.

Tỷ phú sáng lập Tencent là đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Đông, nơi công ty đặt trụ sở chính. Ông đã yêu cầu cuộc gặp với Phó giám đốc SAMR Gan Lin và các quan chức cấp cao khác, những người thạo tin cho biết.

Tencent và SAMR đã không trả lời yêu cầu bình luận của các phóng viên.

Theo nguồn thạo tin từ Bắc Kinh, Tencent, nếu giống với Ant Group, thì họ không chỉ phải gom các mảng kinh doanh dịch vụ tài chính vào một công ty mẹ, hoạt động như một ngân hàng dưới sự giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung ương (PBOC), mà rất có thể còn phải chia sẻ cổ phần với PBOC cho các dịch vụ tài chính mà Tencent cung cấp, gồm ngân hàng, bảo hiểm và thanh toán. (MARK RALSTON/AFP/Getty Images)
Theo nguồn thạo tin từ Bắc Kinh, Tencent, nếu giống với Ant Group, thì họ không chỉ phải gom các mảng kinh doanh dịch vụ tài chính vào một công ty mẹ, hoạt động như một ngân hàng dưới sự giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung ương (PBOC), mà rất có thể còn phải chia sẻ cổ phần với PBOC cho các dịch vụ tài chính mà Tencent cung cấp, gồm ngân hàng, bảo hiểm và thanh toán. (MARK RALSTON/AFP/Getty Images)

Tại cuộc họp, hai bên đã thảo luận về việc Tencent, cổ phiếu có giá trị nhất của Hồng Kông với giá trị vốn hóa thị trường là 776 tỷ USD, cần tuân thủ tốt hơn các quy định chống độc quyền.

Ông Wu Zhenguo, người đứng đầu văn phòng chống độc quyền của SAMR, người cũng có mặt tại cuộc họp, bày tỏ lo ngại về một số hoạt động kinh doanh của Tencent và yêu cầu nhóm tuân thủ các quy tắc chống độc quyền, các nguồn tin thân cận cho biết.

Hiện SAMR đang thu thập thông tin và xem xét các hoạt động độc quyền của WeChat, và nguy cơ siêu ứng dụng này có thể phá vỡ sự cạnh tranh công bằng và chèn ép các đối thủ nhỏ hơn.

Không rõ liệu các quan chức SAMR có chỉ ra cho các giám đốc điều hành Tencent những trường hợp cụ thể về việc không tuân thủ các quy tắc chống độc quyền của tập đoàn, công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu hay không.

Tất cả các nguồn từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.

Nhưng tại sao “tấn công” các công ty công nghệ vào lúc này?

Rõ ràng, chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực công nghệ. Bắc Kinh có tham vọng dẫn đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ, vì vậy, giới chức nước này không ít lần can thiệp trực tiếp vào các hoạt động sản xuất. Ví dụ như khu vực Trịnh Châu, còn được biết tới là Thành phố iPhone, sẽ không thể trở thành nơi sản xuất lớn nhất sản phẩm của Apple nếu không có sự hậu thuẫn của Chính phủ. Và nếu Facebook Inc, Iwitter Inc… có thể tham gia thị trường nội địa, thì các ứng dụng mạng xã hội WeChat của Tencent, Weibo của Sina Corp… sẽ không có thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tức là, sự hậu thuẫn của chính phủ trong lĩnh vực này là vô cùng lớn.

Do đó, việc giới chức nước này “trở mặt” với các doanh nghiệp công nghệ lớn đã đặt ra câu hỏi lớn đối với những người quan sát.

Hiển nhiên, cách mà Bắc Kinh làm là tạo ra hai tiền lệ, Ant Group và Tencent, cho các doanh nghiệp Fintech khác noi theo trong việc tuân thủ các quy định khắt khe hơn.

Theo Bloomberg, các chuyên gia am hiểu tình hình nội chính của Bắc Kinh tin rằng động thái tăng cường giám sát và phạt tiền chỉ là sự khởi đầu cho một chuỗi các hành động tiếp theo, vốn đã nằm trong chiến lược lớn hơn của chính quyền này với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn.

Các nhà quản lý tài chính hàng đầu của Trung Quốc coi Tencent là mục tiêu tiếp theo để tăng cường giám sát sau vụ kìm hãm tập đoàn Ant Group của Jack Ma. Theo nguồn thạo tin từ Bắc Kinh, Tencent, nếu giống với Ant Group, thì họ không chỉ phải gom các mảng kinh doanh dịch vụ tài chính vào một công ty mẹ, hoạt động như một ngân hàng dưới sự giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung ương (PBOC), mà rất có thể còn phải chia sẻ cổ phần với PBOC cho các dịch vụ tài chính mà Tencent cung cấp, gồm ngân hàng, bảo hiểm và thanh toán.

Rất có thể, quốc hữu hóa sẽ trở thành một trong các công cụ để Bắc Kinh đã tăng cường kiềm chế ảnh hưởng của các ông trùm công nghệ thông qua kiểm soát tài sản, công nghệ, quản lý tại các tập đoàn này. Quốc hữu hóa được cho là cách mà Bắc Kinh đã làm với Ant Group của Jack Ma.

Trong 6 tháng qua, Bắc Kinh đã xây dựng hàng loạt quy tắc công khai và không công khai (ngầm) nhắm vào quyền thống trị của các ông lớn công nghệ của Trung Quốc. Cú đánh đầu tiên giáng xuống Jack Ma khi đợt IPO chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 35 tỷ USD của Ant bị dính ngư lôi vào phút chót, sau đó Ant phải hứng chịu cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba Group Holding Ltd, tỷ phú Jack Ma, ông chủ của Ant, cũng mất tích khỏi truyền thông và công chúng Trung Quốc nhiều tháng sau đó.

Ngọc Minh

Theo Reuters

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Ông chủ Tencent bị các quan chức chống độc quyền của Trung Quốc ‘triệu tập’