Ông Biden vừa bước chân vào Nhà trắng, Trung Quốc đã hung hăng trên Biển đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lợi dụng sự hỗn loạn trong bầu cử Mỹ và đặc biệt một chính quyền "gần gũi" Trung Quốc (ngược lại với chính quyền tiền nhiệm), Trung Quốc ngày một hung hăng hơn trên Biển đông và chính quyền mới của Mỹ im lặng hệt như cách mà chính quyền Obama đã làm...

Các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bay gần nhau vào thứ Ba (26/1) và một cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc đã được công bố khi một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp, điều này cho thấy Trung Quốc đang hung hăng trở lại trên Biển Đông ngay sau khi ông Trump rời Nhà trắng.

Một chiếc EP-3E của Hải quân Mỹ và một chiếc Y-8G của Trung Quốc, đều là máy bay tình báo điện tử, đã bay song song gần miền nam Đài Loan hôm thứ Ba (26/1), theo hãng hàng không Aircraft Spots.

Cũng trong ngày thứ Ba (26/1), cơ quan hàng hải của Trung Quốc thông báo rằng một cuộc tập trận quân sự sẽ diễn ra ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu ở phía nam tỉnh Quảng Đông từ thứ Tư đến thứ Bảy.

Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về cuộc tập trận, nhưng thông báo được đưa ra khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đi sát bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Một người trong quân đội Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt và phản công ngay trong ngày nhóm này tiến vào vùng biển này.

Trung Quốc đã điều 13 máy bay chiến đấu tới cực nam của eo biển Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan. Chúng bao gồm một máy bay vận tải Y-8, tám máy bay ném bom H-6K và bốn máy bay chiến đấu J-16. Ngày hôm trước, Trung Quốc chỉ cử một máy bay Y-9 tuần tra cùng khu vực.

Các nhà phân tích cho biết, điều này làm dấy lên lo ngại về các cuộc đụng độ tình cờ.

Hơn thế nữa, hôm 22/1, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (tức quốc hội) Trung Quốc đã kết thúc hội nghị lần thứ 25. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh ban hành Luật hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh (cảnh sát biển) nước này dùng vũ khí nhắm vào tàu nước ngoài, sau khi dự luật này được thông qua tại hội nghị.

Luật này nhiều lần nhắc tới việc sử dụng vũ khí, với từ "vũ khí" được nhắc 15 lần. Chương nhắc nhiều nhất tới từ "vũ khí" là chương 6, (gồm điều 46, 47, 48, 49, 50, 51) có nội dung về "Sử dụng vũ khí và cảnh giới", nêu ra những trường hợp mà hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí.

Theo báo Nikkei Asia, động thái trên của Trung Quốc đặc biệt "gây báo động" với Nhật Bản khi nước này phải đối phó với số vụ xâm nhập ngày càng thường xuyên của tàu Trung Quốc tại vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hơn 1.000 tàu Trung Quốc đã đi vào các vùng nước quanh quần đảo này năm ngoái.

Bức ảnh không ghi ngày tháng này được chụp vào tháng 4 năm 2018 cho thấy tàu sân bay hoạt động duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh (phía trước), ra khơi cùng các tàu khác trong một cuộc tập trận trên biển. Trung Quốc đã thể hiện những màn phô diễn sức mạnh của lực lượng hải quân đang phát triển mạnh mẽ của Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp gây tranh chấp với các nước láng giềng. (Nguồn ảnh nên đọc - / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh không ghi ngày tháng này được chụp vào tháng 4 năm 2018 cho thấy tàu sân bay hoạt động duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh (phía trước), ra khơi cùng các tàu khác trong một cuộc tập trận trên biển. Trung Quốc đã thể hiện những màn phô diễn sức mạnh của lực lượng hải quân đang phát triển mạnh mẽ của Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp gây tranh chấp với các nước láng giềng. (Nguồn ảnh nên đọc - / AFP qua Getty Images)

Từ trước đến nay, lực lượng hải cảnh Trung Quốc vốn đã nhiều lần xua đuổi tàu cá nước khác, đôi khi dẫn đến các vụ va chạm, đâm chìm tàu đối phương. Nay, với luật mới thông qua, người ta lo ngại rằng Trung Quốc đang khiến Biển Đông trở thành nơi sẽ bùng nổ các vụ đụng độ ở tầm mức khốc liệt hơn nhiều.

“Những gì chúng ta thấy ở đây là hành vi khiêu khích và phản công khi Bắc Kinh đặc biệt đang cố gắng thăm dò và kiểm tra chính quyền ông Biden và đánh giá các giới hạn mà họ có thể đạt được với các điểm nóng đó trong khu vực”, Collin Koh, một nhà nghiên cứu từ Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Singapore S. Rajaratnam cho biết.

Cho tới nay, chính quyền ông Biden chưa có động thái nào ngoài các bình luận nghe có vẻ gay gắt với Trung Quốc. Các bình luận của ông Biden và nội các của ông chỉ dừng ở mức chung chung chứ không hề đề cập đến các động thái cụ thể của Bắc Kinh, ví dụ như hành vi của Bắc Kinh tại Biển Đông hiện nay hay danh sách trừng phạt các chính chính trị gia của Mỹ mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Cách hành xử này làm chúng ta liên tưởng tới hai nhiệm kỳ của chính quyền cực Tổng thống Obama hồi năm 2008 - 2016.

Thủy Tiên

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden vừa bước chân vào Nhà trắng, Trung Quốc đã hung hăng trên Biển đông