Ông Biden áp dụng ngoại lệ 'Thử nghiệm Vịt' của Obama đối với Hiệp định khí hậu Paris

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Joe Biden đã lập một kỷ lục mới vào ngày 20 tháng 1 năm 2021: Nếu như đầu giờ trưa ông này vừa tuyên thệ nhậm chức, tuyên thệ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ thì chỉ vài giờ sau, ông đã có mặt trong Phòng Bầu dục để ký ít nhất một (hoặc nhiều hơn nữa) Sắc lệnh hành pháp vi phạm lời thề bảo vệ Hiến pháp mà ông ta vừa tuyên thệ.

Ông ta đã làm như vậy bằng cách lấy một trang từ cuốn sổ tay tổng thống của Tổng thống Barack Obama, sử dụng nghệ thuật chơi chữ để tạo ra một ngoại lệ "Thử nghiệm Vịt".

“Thử nghiệm Vịt” (hay còn gọi là “Kiểm tra Vịt”, “Nhận dạng Vịt”) là gì? Nếu chúng ta thấy điều gì đó mà không thể xác định được nó là cái gì, thì một bài Kiểm tra Vịt sẽ giúp chúng ta vận dụng khả năng quan sát để nghiên cứu các đặc điểm thói quen của đối tượng và phân biệt ra đó là gì. Khả năng quan sát của chúng ta trong tình huống như vậy được mô tả bằng cụm từ "Nếu nó trông giống như một con vịt, bơi như một con vịt và lang thang như một con vịt, thì nó có thể là một con Vịt". Một cách hài ước, nếu bạn kiểm tra cái máy bay, bạn thấy rằng nó đi giống như vịt, nó bay như vịt, vậy kết luận nó là Vịt. Nhiệm kỳ tổng thống của Obama đã tạo ra một ngoại lệ cho bài Nhận dạng Vịt bằng cách thêm vào đó cụm từ "trừ khi tôi nói khác".

Với tư cách là tổng thống, ông Obama làm như vậy là để phá vỡ Điều II, Mục 2, Khoản 2 của Hiến pháp, được gọi là Điều khoản Hiệp ước. Ý định của những Người cha Lập quốc Hoa Kỳ khi xây dựng điều khoản này là nhằm cung cấp cho Thượng viện Hoa Kỳ một quyền lực chi phối đối với chính sách đối ngoại của tổng thống. Điều khoản này quy định cụ thể rằng “Tổng thống… sẽ có Quyền lực, bằng và với sự Tư vấn và Đồng ý của Thượng viện, để đưa ra các Hiệp ước, với điều kiện 2/3 số Thượng nghị sĩ có mặt đồng tình…”. Do đó, Hiến pháp quy định rằng các hiệp ước phải nhận được sự ủng hộ của đa số Thượng viện - tức là, phải đạt được ít nhất 67 phiếu tán thành.

Nhưng ông Obama đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ để có được 2 hiệp định quốc tế quan trọng - rõ ràng chúng là những Hiệp ước yêu cầu 67 phiếu bầu - bằng cách không gọi chúng là Hiệp ước. Tại sao lại như vậy? Như đã giải thích ở trên, một Hiệp ước yêu cầu sự bỏ phiếu tán thành của đa số Thượng viện để thông qua nhưng một Hiệp ước không được gọi là hiệp ước (non-treaty) thì chỉ cần một đa số phiếu đơn giản hoặc kết hợp vào một lệnh hành pháp là sẽ được thông qua. Các Thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran năm 2015 (JCPOA) - tức là thỏa thuận hạt nhân với Iran - đều được thông qua như những Hiệp ước thông thường, trong khi Hiệp định Khí hậu Paris 2016 thì lại được phê duyệt bằng cách “chơi chữ” này.

Là một Hiệp ước thông thường thì không cần sự chấp thuận ban đầu của Hạ viện, nhưng là một Hiệp ước không được gọi là Hiệp ước, hay còn được gọi là "hiệp định chính trị", thì sự chấp thuận này là bắt buộc. Đây là điều được đưa ra tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trên JCPOA khi Ngoại trưởng John Kerry trả lời câu hỏi của Đại diện Reid Ribble (R-Wisc) rằng tại sao hiệp định không phải là Hiệp ước phải được đa số Thượng viện phê chuẩn. Phản ứng thẳng thừng của Kerry, trong khi thừa nhận thực chất đó là một Hiệp ước, cũng tiết lộ rõ ​​ràng nhất về nỗ lực của Chính quyền Obama nhằm phá vỡ Hiến pháp. Ông Kerry nói: “Tôi đã dành khá nhiều năm để cố gắng đạt được một số Hiệp ước thông qua Thượng viện Hoa Kỳ. Thành thật mà nói, điều này đã trở nên bất khả thi. Lý do là gì thì bạn rõ rồi đấy, bởi vì bạn không thể thông qua một Hiệp ước nữa. Và bạn biết đấy, việc lên lịch trình cho quá trình một Hiệp ước được phê duyêt đã trở nên bất khả thi, không thể vượt qua được".

Vì vậy, khi ông đang Biden vận động về cam kết quay trở lại JCPOA, thì người ta đang chờ xem ông ta sẽ thực hiện phương pháp tiếp cận nào để đạt được thỏa thuận này. Tuy nhiên, liên quan đến Hiệp định Khí hậu Paris, ông ta đã không mất thời gian mà ban hành ngay một Sắc lệnh, trong đó nêu rõ:

“Tôi, Joseph R. Biden, Jr., Tổng thống Hoa Kỳ, đã xem và cân nhắc Thỏa thuận Paris, được thực hiện tại Paris vào ngày 12 tháng 12 năm 2015, xin chấp nhận Thỏa thuận này và mọi điều khoản của Thỏa thuận này, thay mặt cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Có lẽ với tư duy "nếu nó hiệu quả với Obama, nó sẽ hiệu quả với tôi", tổng thống mới cần phải được yêu cầu tuân thủ quy định của Hiến pháp rằng các Hiệp ước chỉ nên được thông qua khi có sự tư vấn và đồng ý của Thượng viện. Việc bất tuân Hiến pháp này ở thời điểm hiện tại sẽ mở ra cánh cửa cho Biden để cai trị bằng nghị định về các vấn đề sau này cần sự chấp thuận của Thượng viện.

Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy lá cờ và bài Quốc ca Mỹ bị ô uế bởi những người từ chối công nhận chủ nghĩa biệt lệ. Có phải bây giờ đã đến mức độ mà chính những người tuyên thệ nhậm chức, đặc biệt là tổng thống, làm ô uế tài liệu - là nền tảng xây dựng nên chủ nghĩa biệt lệ đó - mà không bị lên án?

Tác giả bài viết là Trung tá James Zumwalt. Ông là một sĩ quan bộ binh thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu, từng phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, cuộc can thiệp vào Panama và Bão táp sa mạc năm 1989. Ông là nhà phân tích cấp cao của Ravenna Associates và đứng đầu một công ty tư vấn bảo mật được đặt theo tên của cha ông: Admiral Zumwalt & Consultants, Inc.

Nội dung bài viết là ý kiến riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo trang Luật Khoa: “Chủ nghĩa biệt lệ kiểu Mỹ” (American exceptionalism) đối với nhiều người dân Hoa Kỳ, là niềm tự hào khi nước Mỹ, với sự giàu có nhờ hồng ân của đấng sáng tạo, đứng ra gánh vác trọng trách làm một tấm gương đạo đức cho các quốc gia khác noi theo.

Theo lý giải của sử gia Ian Tyrrell, chủ nghĩa biệt lệ Mỹ không phải đơn giản là nói nước Mỹ “khác biệt” với các nước khác, cũng không chỉ mang ý nghĩa là nước Mỹ “độc nhất”. Chủ nghĩa biệt lệ kiểu Mỹ hàm chứa một nội dung sâu sắc hơn nhiều: một niềm tin rằng nước Mỹ đi trên một con đường lịch sử khác với các quy luật thông thường ở các nước khác. Theo đó, nước Mỹ không chỉ là một nước lớn hơn hay giàu hơn, mà là một biệt lệ. Đó là người mang vác tự do, và vượt bậc hơn về đạo đức so với Châu Âu hay bất cứ đâu trên trái đất.

Chủ nghĩa biệt lệ Mỹ đã manh nha hình thành từ lâu trước khi nước Mỹ chính thức thành lập. Năm 1630, John Winthrop, thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Vịnh Massachusetts, tuyên bố rằng người dân của mình cần hành xử như một “thành phố ở trên cao” (a city upon the hill), để làm gương cho cả thế giới. Tuyên bố này đã giúp hình thành khái niệm về một nước Mỹ vĩ đại nhất, độc nhất, có sứ mệnh bảo vệ và tăng cường tự do, an ninh, thịnh vượng toàn cầu.

Trong suốt cuộc hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã thể hiện vai trò lãnh đạo trong “thế giới tự do”. Các đời tổng thống nối tiếp nhau khẳng định Mỹ là ngọn hải đăng dân chủ, một mẫu mực nhân quyền, và là một quốc gia không thể thay thế chứa đựng những giá trị và niềm tin đặc biệt khiến nó có thẩm quyền đạo đức. Họ tự tin rằng nước Mỹ xứng đáng gây ảnh hưởng và đem lại sự thay đổi tốt đẹp hơn ở các nước khác, dù là kẻ thù hay bè bạn.

Mộc Trà

Theo Andmagazine

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden áp dụng ngoại lệ 'Thử nghiệm Vịt' của Obama đối với Hiệp định khí hậu Paris