Nước Mỹ đang chống COVID bằng cách 'in tiền'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có vẻ như cả lưỡng viện của Quốc hội Mỹ đều tìm ra cách tiêu số tiền mà quốc gia chưa có, rõ ràng là hầu hết các khoản tiền này sẽ không được chuyển trực tiếp đến người Mỹ. Thay vào đó, nó sẽ đi đến nơi mà lợi ích mà đảng Dân chủ ủng hộ.

Cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ gần đây đều đã thông qua dự thảo về gói kích thích kinh tế mới. Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã nói rằng ông sẽ sớm ký ban hành sắc lệnh này.

Có vẻ như cả lưỡng viện của Quốc hội Mỹ đều tìm ra cách tiêu số tiền mà quốc gia chưa có, rõ ràng là hầu hết các khoản tiền này sẽ không được chuyển trực tiếp đến người Mỹ. Thay vào đó, nó sẽ đi đến nơi mà lợi ích mà đảng Dân chủ ủng hộ. Người Mỹ, đặc biệt là những người bảo thủ tài khóa, nên cảm thấy bị xúc phạm. Chúng ta đã tự hào kết thúc “kỷ nguyên của chính phủ mở rộng" (Big Goverment - một thuật ngữ chỉ một chính phủ hoặc khu vực công được coi là tham gia quá mức hoặc vi hiến vào một số lĩnh vực chính sách công hoặc khu vực tư, được xem là giai đoạn đầu của một chính phủ toàn trị) và chuyển sang giai đoạn chi tiêu vô độ. Và bất chấp những tác động đáng ngờ, chi tiêu “kích cầu” của chính phủ thậm chí còn được coi là có tác dụng kích thích hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Trong năm qua khi COVID cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng và các lệnh phong tỏa tàn phá nền kinh tế của chúng ta, thì chính phủ đã chi hơn 4 nghìn tỷ USD tiền vay từ các quốc gia khác và thậm chí là vay mượn từ tương lai.

Người ta chỉ cần nhìn vào những gì đang xảy ra ở Venezuela hiện nay là có thể mường tượng được những rủi ro mà việc vay mượn và chi tiêu này sẽ gây ra cho nền kinh tế. Trang Bloomberg báo cáo rằng siêu lạm phát đã ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia xã hội chủ nghĩa này: “Venezuela cho biết họ sẽ giới thiệu tờ tiền bolivar mệnh giá siêu lớn mới vì siêu lạm phát khiến hầu hết các tờ tiền trở nên vô giá trị, buộc người dân phải chuyển sang đồng USD cho các giao dịch hàng ngày”. “Tuần trước, ngân hàng trung ương của đất nước này đã đăng một tuyên bố trên trang web của mình cho biết họ sẽ bắt đầu lưu hành các tờ tiền 200.000, 500.000 và 1.000.000 mới để“ đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế hiện tại” mà không cung cấp thêm chi tiết. Tờ tiền 1.000.000 - tờ tiền lớn nhất trong lịch sử quốc gia Venezuela - chỉ trị giá 0,53 xu", hãng tin tài chính này cho biết.

Venezuela từng là một trong những quốc gia thịnh vượng và ổn định nhất trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã hủy hoại nên kinh tế của đất nước thịnh vượng thứ ba ở châu Mỹ, với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và biến nó thành một cái giỏ in tiền với những mệnh giá lớn đến mức sửng sốt. So với đồng USD, đồng bolivar của Venezuela thực tế là vô giá trị. Các công ty dầu mỏ được quốc hữu hóa của quốc gia này đang phải vật lộn để duy trì sản xuất. Việc làm và thực phẩm ngày càng trở nên cực kỳ khan hiếm.

Nhưng Hoa Kỳ không phải là quốc gia xã hội chủ nghĩa, bạn có thể nói như vậy. Đúng! Hoa Kỳ trên danh nghĩa vẫn là một nước tư bản. Nhưng sự kết hợp của các lệnh phong tỏa do COVID đã làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thất nghiệp, chi phí sản xuất hàng hóa cao hơn do chi phí vệ sinh COVID áp đặt, việc chính quyền thắt chặt nguồn cung cấp nhiên liệu thông qua việc hủy bỏ hợp đồng thuê dầu và khí đốt tự nhiên trên các vùng đất liên bang đang đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn, và gần như việc in tiền không hạn chế có thể làm thay đổi cơ bản nền kinh tế Mỹ với những tác động sẽ ảnh hưởng tới chúng ta trong suốt nhiều thập kỷ sắp tới, nếu không muốn nói là vĩnh viễn. Nguy cơ lạm phát, thậm chí siêu lạm phát là có thật. Đảng Dân chủ, vốn từ lâu tự cho mình là đảng của giai cấp công nhân, đang ngày càng chìm sâu trong sự lũng đoạn của chủ nghĩa xã hội.

Các dấu hiệu của lạm phát đang càng ngày càng rõ rệt: Giá xăng tăng do nhu cầu tăng lên khi các bang mở cửa lại nền kinh tế và nguồn cung nhiên liệu đang thắt chặt. Tờ Chicago Tribune đã báo cáo vào năm 2020 rằng giá hàng tạp hóa đã tăng nhanh chóng. JP Morgan (JPMorgan Chase - hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới) đã viết vào tháng 5 năm 2020 rằng “Coronavirus sẽ đánh thức các yếu tố lạm phát trước khi hết năm”.

Khi đồng USD suy yếu và Quốc hội in nhiều tiền hơn, giá trị của đồng USD sẽ giảm. Câu hỏi tiếp theo là liệu lạm phát sẽ tăng lên khi nào, đầu tư vào đâu là khôn ngoan để giữ hoặc tăng giá trị?

Vàng là một trong những hàng hóa cơ bản của thế giới. Bạn có thể hỏi những vị vua từ thời xa xưa về điều này.

Vàng có nhiều công dụng và giá trị nội tại. Từ lâu nó đã được coi là hàng rào chống lại lạm phát, vàng có thể là nơi duy trì giá trị của ngày hôm nay và chứng kiến ​​nó tăng trưởng. Vàng đạt mức cao kỷ lục mỗi ounce vào năm 2020 trong khi nhiều khoản đầu tư khác bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế do COVID.

Đồng USD vẫn là tiền tệ dự trữ của thế giới, điều này không phải một sớm một chiều có thể thay đổi. Vị thế này sẽ bảo vệ đồng USD chống lại siêu lạm phát cực đoan ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, Hoa Kỳ không thể tiếp tục in tiền vô độ mà không nghĩ đến hậu quả, trong khi hàng triệu người vẫn thất nghiệp và giá nhiên liệu tăng. Đây là những nhân tố tiềm ẩn mà khi kết hợp lại có thể dễ dàng dẫn đến lạm phát. Vàng, đơn vị tiền tệ ban đầu của nền văn minh có thể là cách đặt cược an toàn hợp lý, đáng tin cậy để lưu trữ giá trị trong khi nền kinh tế vượt qua cơn bão COVID.

Tác giả: A.J. Rice là Giám đốc điều hành của Publius PR, một công ty truyền thông hàng đầu ở Washington DC Rice là giám đốc thương hiệu, ngôi sao thì thầm và người có ảnh hưởng truyền thông nổi tiếng, người đã sản xuất hoặc quảng bá Laura Ingraham, Donald Trump Jr., Judge Jeanine Pirro, Newt Gingrich, Monica Crowley , Charles Krauthammer, Alan Dershowitz, Pete Hegseth, Steve Hilton, Victor Davis Hanson, và nhiều người khác. Tìm hiểu thêm tại publiuspr.com.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Các giai đoạn hình thành của nhà nước toàn trị

Ở một quốc gia, khi những người cánh tả bắt đầu đứng lên nắm quyền ở 1 quốc gia, họ chiếm đa số trong quốc hội sau 1 cuộc bầu cử đa đảng.

Ngay lập tức, họ thực hiện những lời hứa trong các chiến dịch tranh cử của mình, đó là:

  • Gia tăng ngân sách cho trợ cấp và chi tiêu công, khiến cho nợ công và lạm phát tăng cao.
  • Quốc hữu hóa (hay tả hóa) trong nhiều lĩnh vực, như giáo dục, y tế, truyền thông, bất chấp tính thực tế về tính hiệu quả của kinh tế tư nhân.
  • Ban hành thêm hàng loạt các chế tài, các điều luật, các thủ tục hành chính, làm cho bộ máy hành chính trở nên cồng kềnh hơn.
  • Đặt ra lương cơ bản, dẫn đến thất nghiệp tăng.

Bằng việc thực thi những điều này, họ đã đạt được ít nhất là 2 điều: lòng tin của người dân (vì giữ chữ tín) và quyền lực (cho chính phủ mà họ “sở hữu”).

Đây là giai đoạn đầu tiên của sự toàn trị, gọi là “Big government” (chính phủ mở rộng).

Vì lòng tin, người dân trở nên mù quáng trong chính trị. Phe đối lập của họ bị phê phán và chỉ trích kịch liệt trước bất kì phát ngôn và hành động nào nhờ hệ thống truyền thông cánh tả.

Khi đó, phe cánh tả mặc sức tăng cường các chính sách kể trên trong thời gian cầm quyền, nhất là hệ thống phúc lợi xã hội để tiếp tục lấy lòng người dân và khiến người dân trở nên ngày càng phụ thuộc vào nó. Hệ thống này kéo theo những làn sóng nhập cư mà quốc gia do phe cánh tả nắm quyền này luôn chào đón. Nhờ phúc lợi, quốc gia này thu hút được 1 lực lượng lao động rẻ mạt (nằm ngoài các quy chế bảo hiểm và lương cơ bản) và sẵn sàng chịu đựng sự bóc lột (nằm ngoài luật lao động).

Đến lúc này, họ đã kết thúc giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn thứ 2 của sự toàn trị, gọi là “Welfare state” (nhà nước phúc lợi).

Khi đã có được sự tin tưởng gần như tuyệt đối của người dân, phe cánh tả của nước này bắt đầu thực thi nhiều chính sách nhằm định hướng nhiều quyết định trong đời sống của người dân tiến về chủ nghĩa xã hội, khi mà các yếu tố tư nhân hầu hết đã bị loại bỏ. Nếu còn tư nhân thì đó chắc hẳn là quan chức chính phủ hay những người thân cận với Đảng của phe cánh tả.

  • Người dân buộc phải học trường công.
  • Người dân buộc phải đi khám bệnh viện công.
  • Người dân buộc phải làm việc ở các cơ sở hay công ty nhà nước.
  • Người dân buộc phải giải trí bằng các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người dân buộc phải sử dụng các sản phẩm của các công ty nhà nước. Hàng ngoại nhập là xa xỉ với đa số người dân.

Bởi các chính sách này mà người dân nước này dần trở nên gần như hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ. Họ đã tin tưởng và giao phó hầu như mọi mặt đời sống cho 1 nhà nước độc tài.

Lúc đó, quốc gia này sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 3 của sự toàn trị, gọi là “Nanny State” (nhà nước bao cấp).

Đối với phe cánh tả, thế vẫn là chưa đủ. Họ muốn kiểm soát cả những điều nhỏ nhặt nhất của người dân nước họ để khiến người dân vĩnh viễn không quay lưng lại với “nền dân chủ”. 1 vài ví dụ:

  • Kiếm duyệt gắt gao các hoạt động của công dân: các cuộc trò chuyện, các nội dung đăng tải, các cuộc tụ tập, các phát biểu, các hoạt động tín ngưỡng,…
  • Đặt mọi quyền tự do vào khuôn khổ của pháp luật (vì lợi ích của phe cánh tả). Mọi hoạt động kể trên phải có những giấy phép tạm thời (qua nhiều hệ thống hành chính phức tạp cố ý) mới được thực hiện.
  • Tích cực phê phán và chỉ trích mọi ý tưởng đối lập hay phi chính thống.
  • Sử dụng tích cực người dân để giám sát người dân, tạo nên 1 lực lượng cảnh sát ngầm hiệu quả.
  • Tích cực định hướng dư luận theo hướng có lợi cho nhà nước.

Đến lúc này, người dân chỉ biết cam chịu và ỷ lại. Họ hầu như không rõ mục đích sống của mình là gì và có thể sẽ phó mặc cả điều đó cho nhà nước. Nếu họ không thay đổi, sẽ chẳng ai thay đổi cho họ.

Tiếp theo, họ bước sang giai đoạn thứ 4 của sự toàn trị, gọi là “Police state” (nhà nước cảnh sát).

Giai đoạn thứ 5, hay đỉnh cao của sự toàn trị, đã được mô tả 1 cách chi tiết nhất trong tác phẩm “1984" của George Orwell. Giai đoạn này được gọi là “Orwellian state” (nhà nước kiểu Orwell hay nhà nước toàn trị tuyệt đối).

Đây là tiến trình phát triển lên toàn trị của 1 đất nước vốn đã từng rất dân chủ và tự do. Bản thân các giai đoạn diễn ra nhanh chậm thế nào phụ thuộc vào tình hình chính trị theo đánh giá của phe cánh tả.

Ở những quốc gia chưa có tiền lệ về dân chủ, cánh tả thường chọn con đường vũ trang để tiến thẳng lên giai đoạn 3 và 4.

Ngọc Minh

Nguồn:

https://www.americanthinker.com/articles/2021/03/fighting_covid_with_monopoly_money.html

https://medium.com/@saviot2017/s%E1%BB%B1-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-to%C3%A0n-tr%E1%BB%8B-b02af534bfd8

 



BÀI CHỌN LỌC

Nước Mỹ đang chống COVID bằng cách 'in tiền'?