NHTW Trung Quốc muốn 'cướp' kho dữ liệu tín dụng khách hàng tại Ant Group của Jack Ma?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngân hàng trung ương của Trung Quốc (PBOC) đang cố gắng nắm quyền kiểm soát kho dữ liệu cho vay tiêu dùng khổng lồ của Ant Group, đánh dấu mặt trận mới nhất trong cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với tập đoàn công nghệ tài chính của Jack Ma.

Bắc Kinh muốn cắt giảm quyền lực của Ant Group và Jack Ma - doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, người đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng kể từ khi công khai chỉ trích các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước vào tháng 10/2020.

Công ty của ông Ma đã buộc phải thu hồi đợt chào bán lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỷ USD vào tháng sau đó - vốn được coi là đợt IPO lớn nhất thế giới.

PBOC muốn Ant chuyển dữ liệu của mình - một trong những tài sản có giá trị nhất trong đế chế internet của ông Ma, cho một công ty chấm điểm tín dụng do nhà nước kiểm soát - và sẽ do các cựu giám đốc điều hành của PBOC điều hành, theo những người thân cận các cuộc đàm phán.

Tỷ phú trùm công nghệ Jack Ma đã biến mất một cách bí ẩn khỏi chương trình thực tế của chính mình sau khi dũng cảm chỉ trích chế độ Bắc Kinh. (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Tỷ phú trùm công nghệ Jack Ma đã biến mất một cách bí ẩn khỏi chương trình thực tế của chính mình sau khi dũng cảm chỉ trích chế độ Bắc Kinh. (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)

Ant đã nhấn mạnh rằng họ nên lãnh đạo công ty mới, nhưng PBoC tin rằng điều này sẽ tạo ra xung đột lợi ích.

“Sự can thiệp quá nhiều của chính phủ sẽ kéo ngành công nghiệp đi xuống”, một nhân viên ngân hàng từng làm việc tại Ant cho biết.

PBoC đã công bố các quy tắc vào tháng Giêng này, yêu cầu các công ty Trung Quốc phải đảm bảo sự chấp thuận của chính phủ trước khi được phép cung cấp xếp hạng tín dụng cá nhân. Chỉ có ba giấy phép đã được cấp, tất cả đều cho các cơ quan do nhà nước kiểm soát.

Các quan chức của PBoC đã triệu tập các giám đốc điều hành Ant đến một cuộc họp vào ngày 12/4, yêu cầu Ant Group phải xin giấy phép. Ant sau đó xác nhận rằng họ sẽ làm như vậy.

Các nhà chức trách cũng đã yêu cầu công ty tái cấu trúc và tiến hành trừng phạt Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử của Ant - với mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD trong tháng này.

Ant đã hoạt động như một nền tảng cho vay tiêu dùng, với 1,7 tỷ Rmb (262 tỷ USD) dư nợ tính đến cuối tháng 6/2020 - nhiều hơn bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào. Công ty công nghệ này tính phí các ngân hàng cho bất kỳ khoản vay nào được phát hành thay mặt cho họ.

Tỷ lệ doanh thu từ cho vay ngày càng tăng của Ant

“Không nghi ngờ gì về việc dữ liệu tín dụng của Ant có rất nhiều giá trị đối với các ngân hàng”, một cựu quan chức PBoC cho biết.

Nhiều nguồn tin cho rằng Ant cần phải tìm ra một cách hợp pháp để sử dụng dữ liệu của mình. Giải pháp là thành lập một công ty báo cáo tín dụng được PBoC phê duyệt.

Nhưng sự kiểm soát của nhà nước sẽ đe dọa đến khả năng thu thập và phân tích thông tin của Ant đối với các bộ phận cốt lõi của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả cho vay tiêu dùng.

Những người ủng hộ Ant lập luận rằng các cơ quan chấm điểm tín dụng hiện tại, tất cả đều do chính phủ kiểm soát, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả.

Trung tâm Tham chiếu Tín dụng (CRC) của PBoC, một cơ quan chính phủ, đã bị hàng chục vụ kiện trong những năm gần đây vì báo cáo thông tin không chính xác và không cập nhật dữ liệu của mình.

Một người thân cận với CRC cho biết hoạt động của nó đã bị ảnh hưởng vì nó thu thập dữ liệu thông qua "quyền lực hành chính".

Baihang, một công ty báo cáo tín dụng khác do nhà nước lãnh đạo (trong đó Alibaba có 8% cổ phần) thậm chí còn tệ hơn. Cơ quan này do một cựu quan chức PBoC đứng đầu và đã phải vật lộn để kiếm lợi nhuận.

Tencent, tập đoàn công nghệ sở hữu đối thủ WeChat Pay của Alipay và các cổ đông khác đã từ chối chia sẻ dữ liệu của họ với công ty này.

Trần Đức

Theo FT

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

NHTW Trung Quốc muốn 'cướp' kho dữ liệu tín dụng khách hàng tại Ant Group của Jack Ma?