Nhà đầu tư Canada đối mặt với rủi ro lớn hơn Mỹ khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các công ty Trung Quốc đặt mục tiêu thu hút đô-la Mỹ bằng mọi giá như một phần của “cuộc chiến tranh kinh tế thầm lặng”. Các nhà đầu tư Mỹ đã bị "quả đắng" với hàng tá doanh nghiệp "nói dối" Trung Quốc nhưng các nhà đầu tư Canada cũng chẳng khá hơn bởi chuẩn mực kế toán và pháp luật của Canada dường như đang "bảo kê" cho sự lừa dối này.

Nhà đầu tư hãy cẩn thận khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty Trung Quốc, chưa kể các doanh nghiệp có hoạt động chủ chốt ở Trung Quốc.

Và nhà đầu tư Canada dễ bị tổn thương hơn nhà đầu tư Mỹ khi bị các doanh nghiệp Trung Quốc lừa đảo về tài chính - chẳng hạn như doanh thu và giá trị tài sản bị thổi phồng - do các chuẩn mực kế toán quốc tế của Canada lỏng lẻo hơn, điều này khiến các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc thổi phồng và làm giả số liệu, theo kế toán điều tra Al Rosen.

“Mọi người nghĩ rằng họ có khoản đầu tư hứa hẹn và dễ dàng, nhưng vấn đề là, các sản phẩm tài chính dễ dàng và hứa hẹn như vậy được tạo ra để thao túng”, ông Rosen chia sẻ với The Epoch Times.

Sự dối trá tài chính là một phần của kế hoạch tổng thể của Trung Quốc, theo Carson Block, người sáng lập và là nhà đầu tư trưởng của Muddy Waters Capital. Ông nói rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế không công khai nhằm chống lại phương Tây.

“Hệ thống này do đó bảo vệ các công ty gian lận đang niêm yết ở Mỹ, và huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ, tôi nghĩ nó là một "vòi bạch tuộc" của chiến lược thị trường vốn. Đó là một công cụ được thiết kế có mục đích của cuộc chiến kinh tế không công khai này", ông Block nói.

Ông đã phát biểu tại một nhóm hội thảo của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) tại Washington, D.C., vào ngày 9/7, về việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Các cuộc thảo luận tập trung gần như chủ yếu vào Trung Quốc vì đây là nơi đây tập trung lớn nhất về các thị trường mới nổi ở mức 41%, theo các chỉ số của Morgan Stanley.

Tham nhũng dẫn đến gian lận

Ông Block giải thích rằng nhiều thị trường mới nổi thiếu tiêu chuẩn pháp luật vẫn thấy ở các nền dân chủ phương Tây. Vấn đề đặt ra là ngay cả khi một công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Bắc Mỹ, khả năng thực thi quyết định của tòa án Canada hoặc Mỹ bị hạn chế ở nước ngoài.

Do Trung Quốc có một hệ thống luật yếu hơn nhiều, ông Block đặt câu hỏi tại sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải sẵn sàng tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn của phương Tây.

Ở Trung Quốc, tham nhũng theo từng tầng từ trên xuống, ông Block nói.

“Nếu bạn có một lãnh đạo tham nhũng thì phần lớn xã hội sẽ vận hành theo cách đó. Và điều đó có nghĩa là nhiều người đến kiểm soát các doanh nghiệp lớn là những người hưởng lợi và tham gia vào hệ thống đó, những loại doanh nghiệp lớn này nằm trong danh sách niêm yết tại Hoa Kỳ”, ông cho biết.

Trong một cuốn sách mà ông Rosen đồng tác giả với con trai Mark của mình, “Nhà đầu tư mồi dễ dãi: Tại sao các mạng lưới an toàn bị phá vỡ đe dọa sự giàu có của bạn”, ông Rosen cho biết một số thao túng tài chính phổ biến bao gồm lợi nhuận vượt mức và dòng tiền. Các chương trình khác bao gồm trả lương điều hành thái quá thông qua các thỏa thuận bồi thường đầy thiếu sót.

Các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng đã bị lừa khi nghĩ rằng Sino-Forest một khi đã được niêm yết trên TSX thì đã là một đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nhưng Ủy ban Chứng khoán Ontario (OSC) đã phát hiện ra rằng công ty này đã ngụy tạo tài sản và sổ sách bán hàng và đưa ra những tuyên bố không chính xác cho các kiểm toán viên độc lập. Năm 2017, OSC phán quyết rằng Sino-Forest đã lừa gạt các nhà đầu tư và lừa dối điều tra viên.

Công ty Muddy Waters của Mỹ là công cụ đã khiến Sino-Forest đi đến hồi kết vào năm 2011.

Các công ty giống như Sino-Forest nằm tại Canada đều có mục đích, ông Rosen viết.

“Trên thực tế, các nhà đầu tư Canada được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ tốt hơn nhiều so với các quy định lỏng lẻo tại quốc gia của họ”, ông chia sẻ trong cuốn sách của mình.

Canada dễ bị tổn thương hơn Hoa Kỳ, ông Rosen lập luận, đó là do các tiêu chuẩn kế toán mà nước này tuân theo - các tiêu chuẩn quốc tế sử dụng “kế toán theo chi phí hiện tại”. Phương pháp này dễ bị lạm dụng hơn vì các công ty có thể áp dụng các giả định màu hồng quá mức, chẳng hạn như khả năng tập hợp doanh thu hoặc tăng giá của một tài sản - trái ngược với việc định khoản theo giá gốc, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ là Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận Chung (GAAP).

Đối với các tài sản của các thị trường mới nổi hoặc Trung Quốc, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và thậm chí một số cổ phiếu được giao dịch không thường xuyên - được gọi là tài sản cấp 3, trong đó không có thời giá được xác định giữa người mua và người bán – ông Rosen cho biết đó là một sự kết hợp tồi tệ đối với Canada trong việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.

“Bạn vấp phải một vấn đề ở đây, đó là làm thế nào tôi có thể tính toán một giá trị hiện tại mà không cần phải đưa ra hàng tá giả định”, ông Rosen cho biết.

Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực trấn áp các công ty Trung Quốc, vì đây là vấn đề gây e ngại nghiêm trọng đối với Nhà Trắng; tuy nhiên, những lo ngại tương tự ở Canada rơi lên đầu chính quyền tỉnh, những người đã không cố gắng như vậy.

Bảo vệ nhà đầu tư không đủ

Roger Robinson Jr., chủ tịch và là CEO của RWR Advisory Group, một công ty chuyên theo dõi và đánh giá rủi ro của các doanh nghiệp nước ngoài do nhà nước kiểm soát, nói với hội đồng Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc và cấy ghép các tế bào của nó vào cơ cấu quản lý cấp cao của các doanh nghiệp này.

Điều 7 của Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc cho phép nhà nước kêu gọi các công ty và công dân Trung Quốc “hỗ trợ, trợ giúp và hợp tác với công việc tình báo nhà nước” và “giữ bí mật” về công việc đó đối với công chúng.

Điều gây phiền toái theo ông Robinson là một số công ty Trung Quốc không hợp pháp để các công ty Hoa Kỳ kinh doanh cùng, nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể đầu tư vào các công ty này. Các công ty này có thể đồng lõa trong việc lạm dụng nhân quyền và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, nhưng những thông tin đó không bắt buộc phải tiết lộ vì những rủi ro vật chất - có khả năng gây thiệt hại tiềm tàng đáng kể - cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ, theo ông Robinson.

Lấy ví dụ, các nhà đầu tư có thể sở hữu FTSE Emerging Markets All Cap China A Inclusion Index thông qua quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của một công ty quản lý đầu tư. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong một quỹ ETF như vậy đang vô tình cung cấp vốn đô-la Mỹ cho một số trong khoảng 20 công ty mà Lầu Năm Góc cho biết đang bị sở hữu hoặc kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc, như Tập đoàn điện hạt nhân quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc. Các công ty như vậy có thể phải đối mặt với các chế tài bổ sung của Mỹ.

Ông Robinson nhắc lại rằng Trung Quốc là một quốc gia độc tài và Hoa Kỳ cần đưa họ vào kỷ luật nhiều hơn trong thực thi quy định. Do các công ty Trung Quốc này thiếu sự siêng năng và SEC nên nhìn nhận việc lạm dụng nhân quyền và rủi ro an ninh quốc gia như là yếu tố cần thiết cho các nhà đầu tư. Hội đồng Giám sát Kế toán công ty công, một cơ quan của Hoa Kỳ được thành lập để bảo vệ các nhà đầu tư bằng cách giám sát kiểm toán được thực hiện cho các công ty giao dịch công khai cũng nên làm như vậy.

“Chúng ta cần bắt đưa vào kỷ luật nhiều hơn và thực thi quy định nhiều hơn so với chúng ta đang làm hiện ngày. Chương trình 'bữa trưa miễn phí' trị giá hàng nghìn tỷ đô-la này cho Trung Quốc là không thể biện hộ được”, ông cho biết. “Chúng tôi đã xem xét các bản cáo bạch. Chúng tôi đã xem xét các hồ sơ của SEC. Và một số rủi ro rõ ràng nhất không có ở đó. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều việc phải làm ở đây”.

Ông Rosen cho biết các nhà quản lý thị trường tài chính tỉnh của Canada không thể làm gì nhiều đối với những rủi ro bất chính này.

Ủy ban Chứng khoán British Columbia (BCSC) chia sẻ với The Epoch Times rằng chính ban lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm xác định đâu là yếu tố cần thiết cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý có thể ngăn công ty niêm yết nếu họ tin rằng công ty không tiến hành kinh doanh một cách chính trực.

“Luật Chứng khoán không giới hạn các hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, họ yêu cầu tiết lộ kịp thời các thông tin cần thiết để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt”, BCSC nói với The Epoch Times.

Nhiều Sino-Forests ngoài kia?

Có vẻ như các cơ quan quản lý và kế toán của Hoa Kỳ và Canada hơi quá tham vọng khi mong đợi sự hợp tác lớn hơn từ Trung Quốc xét đến những tham nhũng vốn có, sự coi thường luật pháp và chiến lược thị trường vốn của họ là một phần của một “cuộc chiến kinh tế thầm lặng” lớn hơn giống như ông Block đã đưa ra.

Chuyên gia về Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg Asia, cho biết ông tin rằng nước này không có ý định thực sự hợp tác với chính quyền Hoa Kỳ.

“Trung Quốc phải là gian lận chứng khoán giống như Thung lũng Silicon phải là công nghệ”, ông Block cho biết. Trong chiến lược đầu tư bán khống cổ phiếu của công ty mình – tranh thủ sự giảm giá trị cổ phiếu - Trung Quốc sẽ chiếm 20% - 25% mục tiêu của họ.

Ông cũng cảnh báo rằng kiểm toán có thể cung cấp một cảm giác an toàn sai lầm cho các nhà đầu tư. Chúng có ý nghĩa là để kiểm tra rằng các tiêu chuẩn kế toán đã được tuân thủ đúng. Chúng không có ý nghĩa là để bắt hoặc ngăn chặn gian lận.

Ông Rosen đã làm chứng tại tòa án tối cao Singapore về một số kẻ lừa đảo tài chính ở đó đã gây ra tổn thất lớn cho các nhà đầu tư có trụ sở tại Canada.

“Đến một điểm nào đó, nó phải nổ tung”, ông Rosen cho biết.

Kế hoạch Hưu trí Canada trị giá 400 tỷ USD, một trong những quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, có kế hoạch tăng cường đầu tư vào Trung Quốc lên 20% tài sản của quỹ đến năm 2025.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhà đầu tư Canada đối mặt với rủi ro lớn hơn Mỹ khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc