‘Nền kinh tế lồng chim’ của Trung Quốc - Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14 đứng trước nguy cơ sụp đổ thảm hại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là hoạt động chính trị quan trọng nhất của quốc gia; nhưng kế hoạch này đóng vai trò như một phương tiện kiểm soát, thúc đẩy tính thụ động nhiều hơn tính sáng tạo. Đương nhiên, “nền kinh tế lồng chim” này sẽ không mang lại “phép màu kinh tế” cho Trung Quốc.

Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10/2020. Đây là dịp quan trọng để các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hoạch định chiến lược tổng thể, định hình sự phát triển xã hội và kinh tế cho kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025.

‘Nền kinh tế lồng chim’

Theo nhận định chung, kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đứng trước nhiều nguy cơ thất bại.

Chủ nghĩa cộng sản về bản chất luôn kìm hãm và cản trở sự phát triển kinh tế nói chung, và do đó kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng này. Kế hoạch này đóng vai trò như một phương tiện kiểm soát, thúc đẩy tính thụ động nhiều hơn tính sáng tạo.

Được sao chép từ hệ thống Liên Xô cũ, kế hoạch 5 năm là chiến lược tổng thể định hình sự phát triển xã hội và kinh tế của Trung Quốc. Kế hoạch này về cơ bản là dựa trên nền kinh tế hướng thị trường nhưng trong khuôn khổ kiểm soát của ĐCSTQ, nó được ví như kiểu “nền kinh tế lồng chim”.

Lý thuyết “lồng chim” được đưa ra vào năm 1980 bởi một người cộng sản kỳ cựu dưới thời Mao Trạch Đông, tên Chen Yun. Chen tin rằng nền kinh tế thị trường Trung Quốc cần hoạt động như một “con chim nhốt trong lồng”. Và chắc chắn là ĐCSTQ chẳng bao giờ muốn tháo bỏ chiếc lồng đó. Vì nếu tháo bỏ chiếc lồng, những con chim sẽ được tự do bay đi, không còn cơ hội tồn tại của ĐCSTQ.

Ở những quốc gia dân chủ, trách nhiệm chính trị được đặt lên hàng đầu. Các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về đường lối quản trị của mình. Khi đa số người dân không hài lòng với phương thức điều hành đất nước, người lãnh đạo sẽ phải từ chức.

Nhưng hệ thống chính quyền này không bao giờ cho phép bất kỳ ai bắt ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì. Quy định về “trách nhiệm giải trình” chỉ tồn tại như một cái cớ cho các cuộc tranh đấu phe phái.

ĐCSTQ đã trải qua 13 lần kế hoạch 5 năm nhưng luôn chỉ là các bản “kế hoạch trên giấy”, không có ý nghĩa thực tiễn.

Mỗi kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm, ĐCSTQ phải tiêu tốn nguồn lực và nhân lực rất lớn. Theo cổng thông tin Trung Quốc Huanqiu.com, cũng như thông tin của Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, việc chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ 13 được bắt đầu từ giữa quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 12.

Quy trình xây dựng thông thường mất ba năm, bốn giai đoạn và 10 bước. Với lượng thời gian và lực lượng nhân sự tham gia lớn như vậy, kế hoạch cần phải đạt được sự đúng đắn về đường lối chính trị. Nhưng giữa lý thuyết và thực hành lại là khoảng cách quá xa vời.

Tiêu tốn tới ‘ba năm, bốn giai đoạn và 10 bước’, nhưng ‘kế hoạch trên giấy’ lần thứ 14 này có nguy cơ thất bại

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã trở thành một cuộc tham chiến kéo dài không thể thắng lợi. Chính quyền ông Tập Cận Bình đang tự huyễn hoặc mình.

Tại kế hoạch lần thứ 13, những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc quyết định thay từ "kế hoạch" bằng từ "hướng dẫn", để phản ánh sự chuyển đổi từ “nền kinh tế kế hoạch tập trung” sang “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 3 năm 2016 (Ảnh: GREG BAKER / AFP qua Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự phiên họp toàn thể lần thứ 2 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 3 năm 2016 (Ảnh: GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Theo Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, đưa tin về hai hướng dẫn được nêu ra tại cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 30/7/2020 nằm trong kế hoạch lần thứ 14 và các mục tiêu tương lai cho năm 2035.

Hướng dẫn thứ nhất nhấn mạnh vào 3 điểm trọng yếu:

  • Sự phát triển của đất nước vẫn đang có nhiều cơ hội chiến lược;
  • Hòa bình và phát triển luôn là chủ điểm của thời đại;
  • Đất nước đã bước vào giai đoạn chú trọng phát triển chất lượng cao với nhiều thuận lợi và điều kiện kèm theo, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa cân đối, chưa toàn diện, vẫn còn nhiều điểm nổi cộm.

Hướng dẫn thứ hai, quan điểm nhìn từ cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, cần đẩy nhanh phát triển kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa, kết hợp cùng lưu thông tuần hoàn quốc tế.

Theo Tân Hoa xã đưa tin ngày 1/9/2020, ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh hơn nữa về “cải cách sâu rộng có hệ thống liên quan đến tình hình chung của đất nước”.

Sự yếu kém và lừa dối của ĐCSTQ

Ngay tại hướng dẫn đầu tiên đã thể hiện sự yếu kém và lừa dối của chính quyền Trung Quốc.

Thứ nhất, do chiến tranh lạnh Mỹ-Trung mới chỉ bắt đầu, và chủ nghĩa chống ĐCSTQ hiện đã trở thành một xu thế trên toàn thế giới. Vậy làm sao có thể là “cơ hội chiến lược” cho ĐCSTQ?

Thứ hai, bản chất cố hữu hung hăng, bành trướng và phá hoại của ĐCSTQ sẽ không bao giờ nghĩ đến “hòa bình và phát triển”. Cái gọi là “chủ điểm của thời đại” có thể rất nhanh chóng chuyển từ “hòa bình và phát triển” sang “chiến tranh và cách mạng” nếu có cơ hội. Quá hiển nhiên, chính quyền của ông Trump đã thức tỉnh và nhận rõ.

Thứ ba, kể từ năm 2009 (mặc dù dữ liệu chính thức của ĐCSTQ cho biết từ năm 2011), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã liên tiếp giảm, chỉ là còn chưa chạm đáy. Vậy “giai đoạn chú trọng phát triển chất lượng cao” là gì?

Các nhân viên sản xuất áo khoác tại một nhà máy cho công ty quần áo Trung Quốc Bosideng ở Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)
Các nhân viên sản xuất áo khoác tại một nhà máy cho công ty quần áo Trung Quốc Bosideng ở Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

Hướng dẫn thứ hai đề cập đến chiến tranh thương mại kéo dài có khả năng dẫn đến thất bại. Như đã được vén mở tại cuộc họp Bộ Chính trị Trung ương lần thứ 5 vào ngày 30/7/2020, dưới sự lãnh đạo của ông Tập, ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều thách thức rộng khắp trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, công nghiệp.

ĐCSTQ đã tuyên bố tình hình kinh tế hiện nay vẫn còn phức tạp, nhiều thách thức với những bất ổn và những điều không chắc chắn.

‘Toa thuốc’ của ĐCSTQ liệu có hiệu quả?

“Chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề diễn ra trong dài hạn và trung hạn, tương tự như chống lại một cuộc chiến kéo dài. Giải pháp khắc phục sẽ là ‘đẩy nhanh mô hình phát triển kinh tế mới dựa vào năng lực lưu thông trong nước là chủ đạo, kết hợp cùng các vòng tuần hoàn kép trong nước và quốc tế để thúc đẩy lẫn nhau”, ông Tập nói.

Nhưng liệu toa thuốc này có hiệu quả? Diễn biến từ cuộc chiến tranh lạnh mới là câu trả lời thích đáng về hiệu quả của toa thuốc này.

Tại buổi họp với Liên minh Bảo thủ Hoa Kỳ diễn ra ngày 10/8/2020, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng, Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo rằng “thế kỷ tới không phải là một thế kỷ được quản lý bởi các chế độ độc tài phát xuất từ Trung Quốc”.

Mỹ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã đẩy các công ty như ZTE và Huawei đến bên bờ vực phá sản. Nếu Mỹ mạnh tay trừng phạt Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ bị tiêu diệt như việc phá hủy một quả bom hạt nhân.

Vì vậy, việc “kết hợp cùng chu kỳ lưu thông tuần hoàn quốc tế” sẽ luôn phải đối mặt với bế tắc. Còn lưu thông trong nước thì sao?

Lại một ảo tưởng mới về thúc đẩy thị trường nội địa, khi lợi ích nhóm quá to lớn

Kể từ khi ĐCSTQ đoạt quyền cai trị Trung Quốc, Trung Quốc đã trở thành quốc gia độc tài, tàn bạo, ĐCSTQ chưa bao giờ xây dựng được một khuôn khổ kinh tế ổn định trong nước. Nói chung, trong 70 năm qua, nền kinh tế kế hoạch ở Trung Quốc luôn mang đến những thảm họa lớn cho thế giới, bao gồm cả sự suy thoái đạo đức và tàn phá môi trường.

Hệ thống xã hội tồn tại ở Trung Quốc đã bị thay đổi hoàn toàn và đang gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc. Ngay từ năm 1956, cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông, trong một cuộc họp Bộ Chính trị đã thừa nhận rằng những mâu thuẫn và vấn đề tồn tại không thể giải quyết được giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa các chính quyền địa phương với nhau; và giữa cấp trên với cấp dưới ở bất kỳ địa phương nào.

Rõ ràng, điều này đã nói lên ý thức hệ ĐCSTQ lấy “đấu tranh” là quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của đất nước này.

Dưới sự điều hành của ĐCSTQ, các chính quyền địa phương đã phải thực hiện chính sách bảo hộ vùng miền, ngăn chặn hội nhập thị trường nội địa, theo đuổi mù quáng các thành tựu chính trị địa phương, tham gia vào các dự án xây dựng và phá dỡ quy mô lớn.

Trong những năm qua, nhiều chính sách kích thích kinh tế, trợ cấp của chính quyền địa phương đã dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất tại một số ngành. Để giải quyết những vấn đề này, ĐCSTQ thúc đẩy qua ba chính sách cải cách:

  • Lần đầu diễn ra vào tháng 4/2001, Hội đồng Nhà nước ban hành chỉ thị xóa bỏ các rào cản khu vực;
  • Lần hai là luật chống độc quyền có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Năm 2014, Hội đồng Nhà nước tuyên bố xóa bỏ rào cản bảo hộ khu vực và độc quyền ngành nghề.
  • Lần thứ ba là vào tháng 1/2016, đánh dấu sự ra đời của cơ chế bình xét cạnh tranh bình đẳng do Hội đồng Nhà nước công bố.
Các chính quyền địa phương đã phải thực hiện chính sách bảo hộ vùng miền, theo đuổi mù quáng các thành tựu chính trị địa phương (Ảnh: WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)
Các chính quyền địa phương đã phải thực hiện chính sách bảo hộ vùng miền, theo đuổi mù quáng các thành tựu chính trị địa phương (Ảnh: WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)

Tính đến tháng 3/2018, đã có 59 báo cáo nghi ngờ chính quyền địa phương có hành vi độc quyền. Trong năm 2019, ĐCSTQ thông báo bốn cơ quan có hành vi vi phạm, bao gồm cả Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã cản trở sự vận hành thống nhất của thị trường và cạnh tranh bình đẳng.

Theo China Daily đưa tin, thêm một hướng dẫn được ban hành trong năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả phân bố sản xuất dựa trên yếu tố thị trường. Điều này kỳ vọng sẽ "tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tự do và có trật tự, thúc đẩy sinh lực của thị trường”. Tuy nhiên, trước lợi ích nhóm khổng lồ của chính quyền địa phương thì những hệ thống và cơ chế, chính sách này đều trở nên thiếu hiệu quả.

Tiếp theo, dưới đây là những dữ liệu phân tích 4 trở ngại cản trở dòng chảy tuần hoàn của thị trường nội địa.

Tách Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu

Bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu là điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của ĐCSTQ. Từ góc độ kinh tế học toàn cầu, di chuyển trong lĩnh vực sản xuất là hiện tượng bình thường. Việc tách ĐCSTQ ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở thành sự lựa chọn tất yếu. Tái công nghiệp hóa thị trường Hoa Kỳ-EU và những trở ngại phát sinh trong quá trình tách khỏi ĐCSTQ đều sẽ được giải quyết suôn sẻ.

Trong nền kinh tế hiện nay, “lưu thông trong nước” và “lưu thông quốc tế” là những quy trình không thể tách rời; điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Trung Quốc.

Là nhà sản xuất các sản phẩm công nghiệp lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia kinh doanh hàng hóa lớn nhất, Trung Quốc càng phải nên tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu.

Điển hình, sau năm 2013, nhập khẩu chip của Trung Quốc đã vượt quá 200 tỷ USD. Đến năm 2018, đã lên mức 300 tỷ USD và duy trì ở mức này đến năm 2019. Khoảng 60% số chip được sử dụng trong nước và khoảng 40% là sản phẩm xuất khẩu.

Việc tái cấu trúc chuỗi công nghiệp toàn cầu vẫn đang tiếp tục tiếp diễn, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trên tổng thể và việc tách rời khỏi Trung Quốc sẽ khiến kinh tế Trung Quốc suy sụp, dẫn đến “chu kỳ tuần hoàn nội địa” sẽ bị phá vỡ.

Sự phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài

Từ năm 2001 đến năm 2002, nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã đăng 21 bài báo về công nghệ cốt lõi Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào nước ngoài, và gây cản trở, kìm hãm sự phát triển công nghiệp của Trung Quốc. Sau 18 năm, một lần nữa nhật báo này lại đăng 35 bài báo khác vẫn về chủ đề này.

Các bài báo điểm ra 35 kỹ thuật với hơn 60 công nghệ cốt lõi đang bị tắc nghẽn. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc vào khoa học và công nghệ nước ngoài về cơ bản là thể chưa khắc phục.

Tân Hoa xã đưa tin ngày 11/9/2020, ông Tập Cận Bình chủ trì một hội nghị chuyên đề khoa học. Ông không giấu khỏi cảm giác lo lắng, bày tỏ mong muốn đất nước “tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế”.

Doanh nghiệp tư nhân với dãy số ý nghĩa ‘56789’, nhưng rơi vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’

Sau Cách mạng Văn hóa, trong số những cân nhắc mang tính thực tế, ĐCSTQ đã cho phép doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hoạt động nhưng vẫn dưới quyền kiểm soát của ĐCSTQ.

Tại hội nghị toàn quốc diễn ra ngày 16/9/2020, Bắc Kinh với mục đích thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn nữa với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, quy tụ những nhà lãnh đạo của các DNTN. Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi áp dụng chính sách cải cách và mở cửa.

Công nhân ăn trưa bên ngoài một công trường xây dựng ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 11 năm 2015 (Ảnh: GREG BAKER / AFP qua Getty Images)
Công nhân ăn trưa bên ngoài một công trường xây dựng ở Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 11 năm 2015 (Ảnh: GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Một tài liệu được ban hành chỉ đạo các chuyên gia của các DNTN cần phải “tăng cường sự đồng nhất về chính trị, tư tưởng, tình cảm với ĐCSTQ và chủ nghĩa xã hội Trung Quốc”. Chính sách phát triển của doanh nghiệp cần phải phù hợp với đường lối chính trị của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, trong những năm qua, không có giải pháp thực chất nào được đưa ra để đảm bảo cho sự tồn tại của DNTN. Các chính sách ngày càng trở nên thiên tả. Nếu không có sự ủng hộ và tạo không gian cần thiết cho sự phát triển của DNTN, “chu kỳ tuần hoàn nội địa” chỉ là lời nói suông.

Trong một bài báo đăng vào tháng 8/2019, Tân Hoa xã chỉ rõ vai trò quan trọng của khối DNTN đối với nền kinh tế Trung Quốc. Kinh tế tư nhân góp phần tạo nên dãy số “56789” với ý nghĩa “đóng góp hơn 50% doanh thu thuế, 60% GDP, 70% đổi mới công nghệ, 80% việc làm tại các thành thị; và tạo ra 90% công việc mới, công ty mới”.

Tiêu dùng trong nước tụt hậu nghiêm trọng

Nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế biến dạng. Vào thời Mao Trạch Đông, tồn tại một xu hướng của chủ nghĩa quân bình nhưng có sự phân biệt giữa quan chức và dân thường, giữa thành thị và nông thôn. Điều này đã chia người Trung Quốc thành ba nhóm cơ bản:

  • Nhóm thứ nhất là giai cấp thống trị hay “giai cấp mới”, độc quyền, nắm giữ mọi quyền lực dưới sự trợ giúp của ĐCSTQ và nhà nước.
  • Nhóm thứ hai là cư dân thành thị, nhóm này có tỷ lệ việc làm cao, có mức lương cơ bản và các phúc lợi xã hội ở mức thấp như bảo hiểm y tế.
  • Nhóm thứ ba là nông dân, bị mắc kẹt trong các hợp tác xã và các đội lao động sản xuất.

Trong bối cảnh này, tiêu dùng nội địa không có nhiều ý nghĩa.

Sau khi chính sách cải cách và mở cửa được áp dụng, quyền lực của “giai cấp thống trị” đã bị thu hồi và trở thành một nhóm có quyền lợi. Nền kinh tế Trung Quốc lúc này chuyển thành mô hình tồi tệ nhất (chủ nghĩa tư bản cộng sản) và khoảng cách chênh lệch kinh tế giữa người giàu và người nghèo ngày càng khác biệt.

Tại một cuộc họp báo vào tháng 5/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiết lộ: “600 triệu người ở Trung Quốc chỉ có thể kiếm được 1.000 nhân dân tệ (NDT) (148 USD) mỗi tháng”.

Để kiểm chứng con số trên một lần nữa rõ ràng hơn, viện phân phối thu nhập Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc khảo sát với 70.000 người Trung Quốc. Kết quả ước tính có khoảng 547 triệu người, tương đương 39,1% dân số Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 NDT (tương đương 148 USD).

Khảo sát cũng cho thấy 52,5 triệu người có thu nhập hàng tháng trong khoảng từ 1.000 đến 1.090 NDT (tương đương 148 - 160 USD). Do vậy, tổng số dân có thu nhập dưới 1.090 NDT là 600 triệu người, chiếm 42,85% dân số cả nước.

Ngoài ra, những người có thu nhập từ thấp đến trung bình được xác định theo tiêu chuẩn từ mức 1.090 đến 2.000 NDT, tổng dân số của nhóm này lên tới 364 triệu người. Nói cách khác, 964 triệu người Trung Quốc có thu nhập hàng tháng ở mức dưới 2.000 NDT.

Những người đeo khẩu trang mua rau tại một chợ đường phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 6 tháng 4 năm 2020. (Ảnh: Aly Song / Reuters)
Những người đeo khẩu trang mua rau tại một chợ đường phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 6 tháng 4 năm 2020. (Ảnh: Aly Song / Reuters)

Tương tự, giáo sư Li Qiang tại Đại học Thanh Hoa, đã đề cập điều này trong công trình nghiên cứu của mình “Cấu trúc xã hội Trung Quốc hình chữ T ngược và Sức căng cấu trúc”.

Cấu trúc ‘hình chữ T ngược’ của xã hội Trung Quốc

Năm 2000, giáo sư Li phân tích dữ liệu cuộc tổng điều tra dân số quốc gia lần thứ 5 của Trung Quốc, và kết luận rằng cấu trúc của xã hội Trung Quốc tương tự như hình chữ T ngược, với 64,7% dân số có thu nhập ở mức rất thấp. Lực lượng lao động nghèo chiếm 84,1%.

Các nhóm còn lại phân bố theo cấu trúc hình cột thẳng đứng, không có sự chuyển tiếp ở giữa. Do đó, phần lớn dân số Trung Quốc bị coi là nghèo hoặc thuộc tầng lớp thấp. Tầng lớp trung lưu và thượng lưu chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Mười năm sau, giáo sư Li tiếp tục nghiên cứu dữ liệu của cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ 6, và kết luận rằng cấu trúc xã hội của Trung Quốc trên tổng thể không thay đổi. Tầng lớp trung lưu vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn xã hội.

Cũng trong một báo cáo do Goldman Sachs đưa ra vào tháng 9/2015 cho biết thị trường tiêu dùng của Trung Quốc bị chi phối bởi một tầng lớp trung lưu tương đối hẹp. Chưa đến 2% công nhân có mức thu nhập đủ để đóng thuế; 11% dân số (153 triệu người) thuộc tầng lớp trung lưu.

“Người tiêu dùng hàng cao cấp” chỉ ở mức 1,4 triệu người với thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 500.000 USD. Nhóm đối tượng này tạo thành lực lượng những người Hoa mua sắm hàng hiệu ở Paris, New York, Tokyo và London.

Vậy làm thế nào để một cơ cấu tiêu dùng xã hội và nội địa như hiện nay lại có thể hỗ trợ “chu kỳ tuần hoàn nội địa”?

Một trong những trụ cột được coi như “phép màu kinh tế” mà ĐCSTQ sử dụng để tuyên bố tính hợp pháp của chế độ cai trị là “những thành tựu kinh tế sau cải cách và mở cửa”.

Trong những năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, nhưng phải trả một cái giá còn lớn hơn rất nhiều những gì đạt được: đại đa số người Trung Quốc chỉ biết chia sẻ chi phí chứ không chia sẻ lợi ích.

Khoảng cách giàu nghèo của xã hội Trung Quốc đã ở mức lớn nhất so với các nước trên thế giới. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và mục tiêu năm 2035 sẽ vẫn chỉ là những kế hoạch trên giấy. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm sụp đổ nếu ĐCSTQ không bị giải thể.

Tác giả: Wang He là thạc sĩ chuyên ngành luật và lịch sử. Tác giả từng là giảng viên đại học và là giám đốc điều hành của một công ty tư nhân lớn ở Trung Quốc. Ông đã hai lần bị bỏ tù ở Trung Quốc vì tín ngưỡng của mình và hiện đang sống ở Bắc Mỹ. Tác giả đã viết nhiều bài bình luận về các vấn đề thời sự và chính trị của Trung Quốc kể từ năm 2017.

May May



BÀI CHỌN LỌC

‘Nền kinh tế lồng chim’ của Trung Quốc - Kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14 đứng trước nguy cơ sụp đổ thảm hại