Mỹ thực hiện đầy đủ lệnh cấm đối với các nhà thầu phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà Trắng cho biết họ sẽ thực thi mạnh mẽ một lệnh cấm của chính phủ đối với việc mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào từ các thực thể sử dụng công nghệ có chứa các thành phần do các công ty Trung Quốc sản xuất, khi các điều khoản của luật được thông qua vào năm 2018 sẽ có hiệu lực vào tháng 8 năm nay.

Chính quyền Tổng thống Trump tin rằng việc thực thi mạnh mẽ luật mới này là rất quan trọng để chống lại các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ đến từ các nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc bao gồm Huawei và ZTE, theo lời một quan chức chính quyền cấp cao.

Điều này xảy ra khi Giám đốc FBI Christopher Wray công khai chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc vì các cuộc tấn công mạng đang diễn ra và các hành động thù địch khác. Các cuộc tấn công như vậy thường liên quan đến việc sử dụng các công nghệ đến từ các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

Phát biểu tại sự kiện của Học viện Hudson vào ngày 7/7 vừa qua, ông Wray cho biết: cứ sau 10 giờ đồng hồ, FBI lại mở một vụ phản gián mới liên quan đến Trung Quốc.

"Mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với thông tin và sở hữu trí tuệ của quốc gia chúng ta, và đối với sức sống kinh tế của chúng ta, là mối đe dọa gián điệp kinh tế và phản gián từ Trung Quốc", ông nói.

Vào ngày 13/8/2018, Tổng thống Donald Trump đã ký thành luật Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2019, được Quốc hội phê chuẩn với sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Mục 889 của NDAA có hai lệnh cấm đối với mua sắm của chính phủ liên bang.

Tiểu mục A, bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8/2019, cấm các cơ quan liên bang mua thiết bị viễn thông, thiết bị giám sát video, và dịch vụ từ năm công ty được xác định có trụ sở tại Trung Quốc là Huawei, ZTE, Truyền thông Hytera, Hàng Châu Hikvision và Công ty Công nghệ Dahua.

Các công ty này không thể bảo đảm sự độc lập khỏi nhà nước cộng sản Trung Quốc, vốn từ lâu đã tham gia vào một quá trình xung đột với các quốc gia tự do như Hoa Kỳ.

Tiểu mục B, sẽ có hiệu lực vào ngày 13/8, rộng hơn nhiều. Nó cấm chính phủ liên bang ký hợp đồng với bất kỳ công ty nào mà phụ thuộc vào các sản phẩm, thiết bị hoặc dịch vụ từ năm công ty được liệt kê trong đạo luật - trừ khi họ được cấp phép.

Nhiều công ty Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, vì việc tuân thủ sẽ gặp nhiều thách thức khi Tiểu mục B có hiệu lực. Các công ty tuyên bố rằng độ bao phủ rộng của luật và sự phức tạp của chuỗi cung ứng của chính phủ sẽ khiến các nhà thầu gặp khó khăn trong việc đáp ứng thời hạn tháng 8.

"Mối nguy hiểm mà quốc gia của chúng ta phải đối mặt đến từ các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập vào hệ thống của chúng ta là rất lớn", ông Russ Vought, giám đốc của Văn phòng Quản lý và Ngân sách, đã nêu trong một email.

Ông nói rằng với việc thực hiện đầy đủ lệnh cấm mua sắm liên bang, "chính quyền của Tổng thống Trump đang giữ cho chính phủ của chúng ta đủ mạnh mẽ để chống lại các mạng bất chính như Huawei".

Việc thực thi đầy đủ lệnh cấm của chính quyền có nghĩa là tất cả các cơ quan liên bang muốn được cấp phép sẽ được yêu cầu tiến hành một phân tích an ninh quốc gia về hoạt động của họ. Điều đó sẽ giúp đảm bảo rằng mục đích của luật pháp nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin liên lạc của Mỹ khỏi các tác nhân nước ngoài thù địch được đáp ứng và luật pháp được tôn trọng.

Đạo luật được Quốc hội thông qua đã không yêu cầu một cách rõ ràng việc kiểm tra an ninh quốc gia.

Bằng cách yêu cầu loại trừ hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi việc mua sắm của chính phủ liên bang, chính quyền của Tổng thống Trump đang nhắm tới mục đích chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào công nghệ và mạng lưới của Mỹ.

Lệnh cấm về cơ bản đưa ra tối hậu thư cho các công ty, buộc họ phải lựa chọn giữa chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Trung Quốc.

Thanh Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ thực hiện đầy đủ lệnh cấm đối với các nhà thầu phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc