Mức mở rộng của khu vực sản xuất Trung Quốc chứng kiến tháng thứ tư suy giảm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc vẫn mở rộng sản xuất, nhưng mức độ đã suy giảm tháng thứ tư liên tiếp. Một tin không vui trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng một cách chậm chạp, thấp hơn kỳ vọng từ tháng Tư, và duy trì sự mở rộng, nhưng với mức độ suy giảm dần từ tháng Ba cho tới tháng Sáu. Trong tháng Sáu, chỉ số PMI, công bố bởi Tổng cục thống kê Trung Quốc, chỉ ở mức 50.9 điểm, giảm từ mức 51 điểm hồi tháng Năm.

Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm liên tiếp trong 4 tháng gần đây. Mức mở rộng của tháng 6/2021 tương đương với tháng 6/2020, thời điểm Trung Quốc là nền kinh tế có lợi thế sản xuất duy nhất trên toàn cầu (Nguồn: Trading Economics)

Mức mở rộng của tháng 6/2021 tương đương với chỉ số PMI hồi tháng 6/2020, giai đoạn Trung Quốc đang phục hồi sau đại dịch, khi cả thế giới đóng cửa, một mình Trung Quốc tuyên bố hết dịch, mở cửa sản xuất và cung ứng hàng phòng hộ dịch bệnh (sản phẩm khẩu trang y tế, găng tay y tế, đồ bảo hộ..) khắp toàn cầu.

Có vẻ như sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và nỗ lực hàn gắn chuỗi cung ứng khiến Trung Quốc không còn nhiều lợi thế như năm 2020. Quan trọng hơn, cầu yếu của cả thế giới và sự suy kiệt toàn cầu khiến không ai có thể trở thành người chiến thắng thực sự trong bối cảnh sự thịnh vượng phụ thuộc lẫn nhau.

Nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới là nền kinh tế mở rộng nhanh nhất sau đại dịch, cũng đồng thời là nền kinh tế tự cho rằng đã chấm dứt đại dịch nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2021 khu vực sản xuất không thuận lợi do giá cả đầu vào tăng vọt khiến giá nhà sản xuất của Trung Quốc tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua. Điều này khiến hàng hóa Trung Quốc mất đi lợi thế cạnh tranh, suy giảm khả năng sinh lời của khu vực sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh giá đồng Nhân dân tệ tăng so với các ngoại tệ mạnh khác.

Trà Nguyễn

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Mức mở rộng của khu vực sản xuất Trung Quốc chứng kiến tháng thứ tư suy giảm