Món quà năng lượng sạch của Mỹ dành cho Trung Quốc, Nga và Iran

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một trong những vết thương lớn nhất trong lịch sử mà họ tự gây ra cho mình. Điều này càng trở nên rõ nét hơn vào tuần trước khi Tổng thống Biden đình chỉ các hợp đồng thuê dầu tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực (ANWR) ở Alaska, ngay cả khi Nga và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo tăng sản lượng.

Phong trào hợp nhất chống carbon của ông Biden sẽ không ảnh hưởng đến khí hậu vì nhu cầu toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ cho dù Mỹ có làm gì đi chăng nữa. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và Iran sẽ tận dụng lợi thế từ sự rút lui của Mỹ trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch.

Cách đây không lâu, Mỹ phụ thuộc nhiều vào OPEC về nguồn cung dầu của họ. Nhưng công nghệ cắt phá thủy lực và khoan ngang đã cho phép các nhà sản xuất có thể khai thác dầu và khí tự nhiên - những thứ từng được cho là không thể khai thác. Các công ty khai thác đá phiến sét từ Bắc Dakota đến Texas đã tạo ra một lượng dầu và khí đốt tăng vọt trên thị trường toàn cầu, phá vỡ sự thống trị của OPEC về nguồn cung. OPEC đã cố gắng gây khó khăn cho các nhà sản xuất Mỹ bằng cách làm tràn ngập thị trường, nhưng các nhà sản xuất đá phiến sét đã vượt qua khó khăn bằng cách cải tiến công nghệ và sản xuất hiệu quả hơn. Đến năm 2019, Mỹ đã sản xuất lượng dầu thô gấp gần 2,5 lần so với năm 2008. OPEC và Nga đã phải hạn chế sản lượng để nâng giá nhằm tăng ngân sách phụ thuộc vào đồng USD dầu lửa.

Các nhà sản xuất Mỹ đã giảm đầu tư trong thời kỳ đại dịch do nhu cầu giảm. Trong khi giá đã phục hồi lên mức cao nhất trong 2 năm, thì Mỹ lại rầm rộ thoái lui, mà nguyên nhân chính là do tác động của chính phủ.

Cuối tháng 5/2021, quỹ đầu cơ Engine số 1 đã liên minh với các nhà quản lý tài sản lớn, quỹ hưu trí của chính phủ, các cố vấn ủy quyền và lật đổ 3 thành viên hội đồng quản trị Exxon Mobil trong cuộc chiến cổ đông vì lý do khí hậu. Các cổ đông cũng đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Chevron giảm lượng khí thải ở hạ nguồn sản xuất. Đây là một nhiệm vụ mà trên thực là để rút khỏi ngành dầu và khí đốt.

Các ngân hàng lớn của Mỹ đã bật đèn đỏ với các công ty than của Mỹ và từ chối cấp vốn cho các dự án dầu trong ANWR, mà cải cách thuế của Đảng Cộng hòa năm 2017 đã mở ra để phát triển. Giờ đây, chính quyền Biden đang cố gắng ngăn chặn dự án Bắc Cực một lần nữa khi họ tấn công pháp lý đối với nhiên liệu hóa thạch — từ các quy định chặt chẽ hơn về khí thải đến bảo vệ các loài vật bị nguy hiểm.

Phe chống carbon nói rằng Mỹ phải giảm nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng mục tiêu của thỏa thuận Paris là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này không phù hợp với dân số toàn thế giới dự kiến ​​sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050. Nó sẽ làm xáo trộn rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và đẩy hàng tỷ người lâm vào cảnh nghèo đói.

Để đạt được điều này, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ cần phải có một loạt các chính sách khẩn cấp, mà đứng đầu trong đó là việc giảm dần, tiến tới loại bỏ việc sử dụng than, trừ khi hoạt động này được cải thiện nhờ công nghệ hấp thụ, tiêu trừ khí thải carbon.

John Kerry - “Sa hoàng khí hậu” của ông Biden (Ảnh của Drew Angerer/Getty Images)
John Kerry - “Sa hoàng khí hậu” của ông Biden. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Khối G7 sẽ chấm dứt tài trợ cho nhà máy nhiệt điện mới ở các nước đang phát triển, và sẽ ra đề nghị tài trợ tới 2,8 tỷ USD để chấm dứt việc sử dụng loại nhiên liệu này.

Lãnh đạo bảy nền công nghiệp lớn trên thế giới, gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức và Italy, được trông đợi sẽ đưa ra những kế hoạch nhằm làm giảm mức khí thải từ hoạt động nông nghiệp, giao thông vận tải, và từ việc sản xuất sắt thép, xi măng.

Họ cũng được trông đợi sẽ cam kết cắt giảm tới một nửa lượng khí thải ở nước mình tính đến năm 2030 so với mức xả thải ở năm 2010.

Điều nực cười là, Trung Quốc - nước mà theo một báo cáo là nơi chịu trách nhiệm cho 27% lượng khí thải toàn cầu trong năm 2019, là mức cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác - không phải là thành viên khối G7, và cũng không có quốc gia nào có thể tạo được sức ép đủ lớn để Trung Quốc - vốn luôn phớt lờ các quy định quốc tế - tuân theo các quy định chống biến đổi khí hậu này.

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xe điện sẽ phải chiếm 60% doanh số bán xe hơi trên toàn thế giới vào năm 2030. “Hiện có khoảng 800 triệu người không tiếp cận được các nguồn điện. Bạn không thể nói rằng họ phải đi lại mà không dùng chút gì đến carbon cả. Họ còn phải mất thời gian phát triển”, Bộ trưởng Năng lượng Mới và Tái tạo Ấn Độ Raj Kumar Singh cho biết vào tháng 3 vừa qua.

Trừ khi có một số đột phá về công nghệ, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới. Và Nga và Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế của việc giải trừ năng lượng của Mỹ. Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Rosneft đã cảnh báo vào mùa thu năm ngoái rằng việc các công ty Mỹ và châu Âu nghỉ việc sẽ dẫn đến giá nhiên liệu cao hơn và gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Giám đốc điều hành cấp cao của Rosneft Didier Casimiro cho biết: “Sẽ cần ai đó can thiệp vào vấn đề này”.

Vào tháng 11 năm ngoái, tập đoàn Rosneft đã công bố một dự án dầu khí trị giá 170 tỷ USD ở phía bắc của Nga, dự án mà họ tuyên bố có thể cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu của thế giới trong một năm. Rosneft cho biết họ sẽ trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới vào năm 2030. Nga cũng đang hạ đặt hàng nghìn nghìn đường ống dẫn dầu và khí đốt để cung cấp cho châu Âu và châu Á.

Ông Vladimir Putin đang hả hê vì đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới Đức sẽ sớm được hoàn thành, vì ông Biden đã từ chối xử phạt các công ty Nga đang điều hành dự án. Trong khi đó, ông Biden lại không quan tâm đến tình cảnh khó khăn của Canada khi giết chết đường ống Keystone XL, cũng không quan tâm đến người Alaska khi ông ta đình chỉ hợp đồng thuê ANWR. Ông Biden muốn hạn chế sự phát triển năng lượng của Bắc Mỹ trong khi ông đứng nhìn khi Nga sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để đạt được lợi ích chiến lược.

Ngoài ra, Nga cũng đang chi hơn 10 tỷ USD cho việc nâng cấp đường sắt để thúc đẩy xuất khẩu than của nước này. Theo một báo cáo mới của Global Energy Monitor, các nhà sản xuất than ở Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi đang lên kế hoạch cho các dự án khai thác nhằm tăng sản lượng toàn cầu lên 30%. Trung Quốc có 112 mỏ than đang được xây dựng. Nước này cũng đang phát triển đá phiến sét.

Những người theo chủ nghĩa cấp tiến muốn từ bỏ một trong những lợi thế kinh tế chiến lược lớn của Mỹ nhân danh cứu vãn khí hậu. Nhưng việc cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Mỹ sẽ không loại bỏ được lượng khí thải carbon vốn sẽ được sản xuất ở một nơi khác. Việc làm, tăng trưởng kinh tế và đòn bẩy địa chính trị cũng vậy.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Món quà năng lượng sạch của Mỹ dành cho Trung Quốc, Nga và Iran