Liệu Mỹ có phải quỳ gối trước Trung Quốc để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo của ông Biden?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dưới thời chính quyền tiền nhiệm, ông Trump đã tìm mọi cách để Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc về năng lượng vào các quốc gia khác - điều này giúp Mỹ luôn ở thế ngang bằng trong tất cả mọi cuộc chơi và có lợi thế trong các cuộc đàm phán. Đó là khi 80% năng lượng của Mỹ đến từ nhiên liệu hóa thạch. Nhưng giờ ông Biden lại muốn xóa sổ năng lượng hóa thạch, điều đó khiến Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc hơn bao giờ hết, trong khi mục tiêu cải thiện khí hậu bằng giảm thải carbon được các nhà khoa học, kinh tế học phân tích và chỉ ra là quá xa vời. Vậy mục đích chính của ông Biden là gì?

Khi Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu định hình lại một nền kinh tế ít sử dụng năng lượng hóa thạch và bền vững hơn, thì ngành công nghiệp năng lượng tái tạo - trung tâm của quá trình chuyển đổi này đang phải đối mặt với một đối thủ quen thuộc: Trung Quốc.

Với hàng tỷ USD trợ cấp của nhà nước và địa phương, cũng như khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng của ngành công nghiệp trong nước, Trung Quốc ngày nay gần như đã thống trị trọn vẹn chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời. Quan trọng hơn, hơn một nửa lượng silicon đa tinh thể trên thế giới - một nguyên liệu thô quan trọng được sử dụng trong các tấm pin mặt trời - đều đến từ khu vực Tân Cương, nơi mà Mỹ đã tuyên bố Bắc Kinh đang thực hiện một cuộc diệt chủng với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Khi ông Biden coi gói cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD của mình như một cơ hội để xây dựng và bùng nổ một nền kinh tế xanh trong tương lai gần, thì những người ủng hộ kế hoạch của ông lại lặng lẽ lo lắng, vì để làm được điều này, chắc chắn Mỹ không có cách nào khác là phải quỵ lụy Trung Quốc.

Ông Mikaela McQuade, nhà phân tích cấp cao của Eurasia Group, cho biết: “Về Trung Quốc, chính quyền Biden đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan”. "Bạn sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu và tham vọng về môi trường trong nước nếu không duy trì và tiếp tục tăng cường mức độ thống trị của Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng đó".

Hiện Mỹ đang đặt mục tiêu loại bỏ năng lượng từ carbon khỏi lưới điện quốc gia vào năm 2035. Tổng thống Biden đang tìm cách thực hiện bằng được điều này bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn điện sạch, yêu cầu tăng cường năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Theo Andy Klump, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Clean Energy Associates, người kiểm tra và quản lý chuỗi cung ứng cho các công ty trên khắp thế giới, Trung Quốc đang duy trì sự kiểm soát chặt chẽ sản xuất toàn cầu liên quan đến sản xuất tấm pin mặt trời. Hiện hơn 70% silicon đa tinh thể trên thế giới đều đến từ Trung Quốc. Con số này đã tăng vọt lên gần 100% đối với quá trình cắt lát - khâu cuối cùng của công đoạn sản xuất pin mặt trời.

“Gió và mặt trời là một nguồn tài nguyên dồi dào”. Ông Mark Widmar, Giám đốc điều hành của First Solar (FSLR), nhà sản xuất mô-đun PV lớn nhất Hoa Kỳ, cho biết. “Nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ ngắn ngủi, khả năng khai thác tự do đã biến mất trước sự thao túng của Trung Quốc nhằm mục đích thống trị ngành công nghiệp này”.

Trung Quốc đã thống trị ngành công nghiệp này như thế nào?

Nếu như ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời phải tự tìm nguồn đầu tư từ các tổ chức tư nhân và công cộng, thì ở Trung Quốc, ngành này được nhà nước dung dưỡng bằng cách rót hàng tỷ USD và được tạo điều kiện tối đa để phát triển mạnh mẽ nhất có thể.

Ở một số nơi, chính quyền cấp tỉnh và địa phương đã trợ cấp đất và điện, hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho ngành.

Kết quả là, nếu như trước năm 2005, ngành sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% thị phần toàn cầu, thì chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi sau đó, nó đã đạt mức tăng trưởng gấp 200 lần, theo một báo cáo của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin. Thị phần của Trung Quốc đã vượt qua 60% của toàn thế giới vào năm 2011 và hiện tại vẫn luôn ở duy trì ở mức đó hoặc trên mức đó.

Làm thế nào để lưu trữ được năng lượng mặt trời? (Ảnh: Pixabay)
Làm thế nào để lưu trữ được năng lượng mặt trời? (Ảnh: Pixabay)

Nhưng trợ cấp chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Ông Klump cho biết, vào năm 2006, ông đã tận mắt chứng kiến ​​sự phát triển này khi bắt đầu làm việc cho Trina Solar, một nhà sản xuất quang điện (PV) của Trung Quốc, nơi ông được giao nhiệm vụ thiết lập vị trí dẫn đầu trong chuỗi cung ứng.

Ông Klump nói: “Khi bạn có 3, 4 hoặc thậm chí 4, 5 nhà cung cấp sẵn sàng đặt địa điểm ngay bên cạnh cơ sở của mình, bạn có thể đạt được sức mạnh hiệp lực mà không thể tìm được ở bất kỳ đâu. “Trina không nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ chính phủ, nhưng họ lại có nhiều nhà cung cấp gõ cửa hoặc gọi điện đến và nói rằng: Nếu ông đồng ý hợp tác, tôi sẽ thiết lập một cơ sở kính lớn ngay bên cạnh nhà máy sản xuất mô-đun của ông để ông có thể nhận hàng ngay khi ông cần, và giúp ông tiết kiệm thời gian và rất nhiều chi phí liên quan”.

Làm thế nào để giảm thiểu sự phụ thuộc của ngành này vào Trung Quốc?

Hiện nay, khoảng 80% nguồn cung silicon đa tinh thể của Trung Quốc được sản xuất ở trung tâm công nghiệp vùng Tây Bắc Tân Cương, nơi Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh phạm tội “diệt chủng và tội ác chống lại loài người” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác.

Đầu năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã ban hành lại một dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu từ Tân Cương, trừ khi các công ty chứng minh các sản phẩm không có nguồn gốc từ lao động cưỡng bức.

Tất cả những điều này đều đe dọa đến chuỗi cung ứng của ngành sản xuất năng mặt trời toàn cầu.

Ông McQuade nói: “Khả năng gián đoạn kinh tế là rất cao”, “Trung Quốc càng có chỗ đứng lâu hơn trên thị trường đó và có vị trí thống lĩnh như vậy, thì các quốc gia khác càng khó phát triển các chuỗi cung ứng đó theo cách cạnh tranh về mặt kinh tế”.

Giải pháp là ngành công nghiệp năng lượng mặt trời phải minh bạch và tự chủ hơn. Mùa thu năm ngoái, nhóm thương mại Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời (SEIA) đã kêu gọi các thành viên định hướng lại chuỗi cung ứng của họ khỏi Tân Cương. Ông Klump hiện đang làm việc với SEIA để phát triển các giao thức cho phép các công ty hàng đầu theo dõi tốt hơn nguồn cung cấp của họ đến từ đâu.

Ông Klump cho biết thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu tấm pin mặt trời, dưới thời chính quyền Trump, cũng đã từ từ giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Ngoài ra, còn một sự lựa chọn khác, nhà sản xuất First Solar hiện đang cung ứng tất cả các tấm pin được bán ở Mỹ, tại các nhà máy ở Ohio, sử dụng các thành phần chủ yếu có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Vì không sử dụng silicon đa tinh thể nên công ty này có ít hơn 1% nguồn cung từ Trung Quốc.

Widmar cho biết ông đã liên lạc với Nhà Trắng "hàng ngày" để giáo dục chính quyền về công nghệ và khả năng sẵn có ở Hoa Kỳ, để trở nên tự chủ hơn. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chứng minh được công cụ của mình trong ngành này trong thập kỷ qua”, “Những gì chúng tôi cần là một môi trường chính sách ổn định và sự hiểu biết về việc đảm bảo một sân chơi bình đẳng ... chúng tôi đã chờ đợi, và chúng tôi sẵn sàng đi, chúng tôi có thể đưa một nhà máy vào Ohio rất nhanh chóng”.

Câu hỏi đặt ra là: Dưới thời chính quyền tiền nhiệm, ông Trump đã tìm mọi cách để Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc về năng lượng vào các quốc gia khác - điều này giúp Mỹ luôn ở thế ngang bằng trong tất cả mọi cuộc chơi và có lợi thế trong các cuộc đàm phán. Đó là khi 80% năng lượng của Mỹ đến từ nhiên liệu hóa thạch. Nhưng giờ ông Biden lại muốn xóa sổ năng lượng hóa thạch, điều đó khiến Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc hơn bao giờ hết, trong khi mục tiêu cải thiện khí hậu bằng giảm thải carbon được các nhà khoa học, kinh tế học phân tích và chỉ ra là quá xa vời. Vậy mục đích chính của ông Biden là gì?

Mộc Trà

Theo Yahoo Finance



BÀI CHỌN LỌC

Liệu Mỹ có phải quỳ gối trước Trung Quốc để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo của ông Biden?