Làm thế nào Thung lũng công nghệ Silicon trở thành một ‘ổ gián điệp’ của Trung Quốc và Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có vẻ như “tội phản quốc” ở Mỹ đã sâu rộng đến mức “toàn bộ giá trị tạo nên sự hùng cường của Mỹ” có thể thực sự biến mất trong tay của Trung Quốc (chứ không phải là Nga), nếu người Mỹ không sớm thức tỉnh…

Đây không phải là lời cảnh tỉnh mới, các cảnh báo này được đưa ra bởi một thành viên cấp cao Hội đồng Carnegie về đạo đức - trong các vấn đề quốc tế từ năm 2018. Và có rất nhiều cảnh báo như vậy, chỉ là truyền thông thiên tả khiến nó "chìm" đi.

Chúng ta có xu hướng nghĩ về hoạt động gián điệp ở Hoa Kỳ như một hiện tượng rằng gián điệp nước ngoài ẩn nấp làm việc bên ngoài các đại sứ quán ở Washington, hoặc tại các phái bộ Liên Hợp Quốc ở New York và ở những cuộc họp lén lút trên ghế đá công viên trong hoàng hôn xám xịt.

Các điệp viên nước ngoài đã từng “không được mời đến” San Francisco và Thung lũng Silicon trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo các cựu quan chức tình báo Mỹ, ngày nay điều đó đúng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, với sự tập trung của các công ty khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới có liên kết với Nga và Trung Quốc - gián điệp đang “bùng phát ở khu vực này. Và đáng lo ngại hơn nữa, nhiều mục tiêu của nó - với mối đe dọa ngày càng tăng - không được chuẩn bị để đối phó.

Loại hình gián điệp mới

Các hoạt động tình báo nước ngoài không tập trung vào việc săn lùng bí mật ngoại giao, tình báo chính trị hoặc kế hoạch chiến tranh. Các cựu quan chức tình báo cho biết, văn hóa kinh doanh và công việc mang tính quốc tế, cởi mở của Thung lũng Silicon nói riêng đã khuyến khích một loại hình gián điệp mới hơn, “nhẹ nhàng hơn”, “phi truyền thống” - với những nỗ lực chủ yếu nhắm vào bí mật thương mại và công nghệ.

Một người nói với tôi: “Đó là một hình thức thu thập thông tin tình báo rất tinh tế, mang tính kết nối và định hướng kinh doanh nhiều hơn. Nhưng hoạt động gián điệp kinh tế này cũng phổ biến khắp nơi.

Một cựu quan chức tình báo khác cho biết rằng tại thời điểm gần đây, 20% tổng số các vụ việc liên quan đến phản gián của FBI về sở hữu trí tuệ - đều bắt nguồn từ Vùng vịnh này.

Hoạt động gián điệp chính trị cũng xảy ra ở đây. Chẳng hạn, Trung Quốc chắc chắn ăn cắp bí mật công nghệ của Mỹ - các cựu quan chức tình báo lưu ý - nhưng nước này cũng đầu tư rất nhiều vào các hoạt động thu thập thông tin tình báo chính trị, ảnh hưởng và quản lý nhận thức truyền thống ở California.

Các cựu quan chức tình báo cho biết tình báo Trung Quốc từng tuyển một nhân viên tại một văn phòng ở California của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dianne Feinstein - từ đó chính quyền Trung Quốc nắm được tình hình chính trị địa phương.

Tại Diễn đàn An ninh Aspen tuần trước, giám đốc FBI Chris Wray thừa nhận mối đe dọa từ Trung Quốc trong các nhiệm vụ cụ thể, và nói rằng: “Từ quan điểm phản gián, Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất, đa dạng và rộng lớn nhất mà quốc gia chúng ta gặp phải“.

Sự ngây thơ của doanh nghiệp Hoa Kỳ trước hoạt động của gián điệp Trung Quốc

Nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết, nhiều “người thu thập thông tin tình báo nước ngoài” ở Vùng Vịnh không phải là gián điệp theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này. Họ không có trụ sở ngoài các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán và có thể được liên kết với một doanh nghiệp hoặc viện nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước, hơn là một cơ quan tình báo.

Đặc biệt, các quan chức Trung Quốc thường đe dọa thẳng tay những công dân Trung Quốc (hoặc công dân Hoa Kỳ có thành viên gia đình ở Trung Quốc) đang làm việc hoặc học tập tại địa phương - để yêu cầu cung cấp cho họ thông tin công nghệ có giá trị.

Giám đốc an ninh tại một công ty lưu trữ đám mây lớn - chuyên duy trì các hợp đồng nhạy cảm của chính phủ cho biết: “Bạn sẽ rơi vào tình huống là có những người thực sự tốt, thực sự sáng suốt, tận tâm, nhưng bị chính quyền quê hương của họ lợi dụng”. Công ty hiện yêu cầu nhân viên làm việc trong một số dự án nhất định phải là công dân Hoa Kỳ.

Bẫy "mật ngọt" là chiêu bài mà cả gián điệp Trung Quốc và Nga đều "yêu thích" sử dụng (Ảnh: getty)
Bẫy "mật ngọt" là chiêu bài mà cả gián điệp Trung Quốc và Nga đều "yêu thích" sử dụng (Ảnh: getty)

“Khi Thung lũng Silicon tiếp tục chiếm lĩnh thế giới, cuộc chiến gián điệp sẽ chỉ ngày càng nóng lên — và hậu quả sẽ ảnh hưởng vượt xa Bắc California”.

Các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, thiếu động lực để báo cáo các hoạt động gián điệp tiềm ẩn cho các quan chức Hoa Kỳ; trong khi các doanh nghiệp và trường đại học thường không biết gì về mối đe dọa gián điệp, hoặc họ có thể sợ bị buộc tội nếu họ cố gắng thực hiện các biện pháp kiểm tra và an ninh phòng thủ nghiêm ngặt hơn.

Như một cựu quan chức tình báo cấp cao đã nói: “Nếu chúng ta muốn hiểu một thế giới mà Nga và Trung Quốc đang tung ra các trò chơi gián điệp chống lại Hoa Kỳ, thì chúng ta cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở San Francisco”.

Nước Nga đã leo thang liên tục

Khi Vùng Vịnh chuyển mình thành một trung tâm công nghệ, Nga đã điều chỉnh các nỗ lực của mình cho phù hợp, với việc các điệp viên Nga ngày càng tập trung vào việc thu thập thông tin về các công nghệ có giá trị, nhạy cảm hoặc có khả năng sử dụng kép - những công nghệ có cả ứng dụng dân sự và quân sự .

Các hoạt động gián điệp của Nga theo truyền thống thường tập trung vào Lãnh sự quán San Francisco, nơi đã bị chính quyền Trump cưỡng chế đóng cửa vào đầu tháng 9/2017.

Nhưng ngay cả khi lãnh sự quán bị đóng cửa, vẫn có những phương tiện thay thế để thu thập thông tin tình báo của Nga ở Thung lũng Silicon. Ba cựu quan chức tình báo cho biết một cơ chế tiềm năng là Rusnano USA - công ty con duy nhất ở Mỹ của Rusnano - một công ty đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu của chính phủ Nga chủ yếu tập trung vào công nghệ nano.

Cựu quan chức này cho biết, mối quan tâm của Rusnano đã mở rộng sang công nghệ với các ứng dụng quân sự và dân sự. Nga cũng sử dụng các phương pháp "cũ" hơn, như sử dụng gái mại dâm cao cấp ở Nga và Đông Âu - theo một thủ đoạn cổ điển của Nga gọi là mật ngọt “honeypot” - để thu thập thông tin từ (và hơn nữa) các giám đốc điều hành công nghệ và đầu tư mạo hiểm của Vùng Vịnh.

Mối đe dọa thật sự là từ Trung Quốc

Câu chuyện được dựng lên về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã thổi phồng vai trò chế độ của Putin về hoạt động gián điệp. Nhưng các cựu quan chức tình báo nói rằng Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa - nếu không muốn nói là lớn hơn, và lâu dài hơn.

Kathleen Puckett, người làm công tác phản gián ở Vùng Vịnh từ năm 1979 đến năm 2007 cho biết: “Người Trung Quốc có nguồn tài nguyên khổng lồ. Họ có tất cả thời gian trên thế giới và tất cả sự kiên nhẫn trên thế giới. Đó là thứ bạn cần hơn bất cứ thứ gì”.

Thật vậy, theo các nguồn tin thì California là bang duy nhất của Hoa Kỳ mà Bộ An ninh Nhà nước (MSS) - cơ quan tình báo nước ngoài chính của Trung Quốc - có một đơn vị chuyên trách, tập trung vào các hoạt động tình báo chính trị và ảnh hưởng. (Trung Quốc đã có một đơn vị tương tự tại Washington)

Hoạt động tình báo tại San Francisco có khả năng nhắm mục tiêu đến các nhà lãnh đạo cộng đồng và các chính trị gia địa phương, những người sau này có thể trở thành thị trưởng, thống đốc hoặc dân biểu. Những nỗ lực của họ ngày càng trở nên tinh vi - nổi tiếng với việc gây dựng và kéo đổ các thị trưởng, ủy viên hội đồng thành phố, và thúc đẩy các hợp đồng của thành phố cho các đồng minh và cử tri của mình ở Khu Phố Tàu.

Tin đồn chính trị được tình báo Trung Quốc sử dụng để giám sát - "mọi phòng khách sạn đều được cài đặt máy nghe lén” - một cựu quan chức cho biết, và mục đích là thu thập, cũng như để phát hiện và đánh giá những "tân binh tiềm năng", các cựu quan chức tình báo cho biết.

Đôi khi, các hoạt động tình báo của Trung Quốc ở San Francisco bùng nổ. Hãy xem xét câu chuyện đáng kinh ngạc của Giải chạy đuốc Olympic 2008 ở San Francisco - là thành phố duy nhất của Hoa Kỳ đăng cai ngọn đuốc Olympic. Theo ba cựu quan chức tình báo, các sĩ quan Bộ an ninh nhà nước MSS và Bộ Công an Trung Quốc (MPS) đã bay đến San Francisco từ nước ngoài cho dịp này.

Ngang ngược đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận ngay trên đất Mỹ

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết các nhân viên tình báo Trung Quốc quay phim các nhà sư Tây Tạng trong cuộc diễu hành của họ qua Cầu Cổng Vàng. Các gián điệp Trung Quốc cũng ghi lại những người tham gia một cuộc biểu tình của Pháp Luân Công ở Quảng trường Union, và quay cảnh những người biểu tình tại ngọn đuốc.

Một cách trơ trẽn nhất, các quan chức Trung Quốc đã vây bắt 6.000-8.000 sinh viên đang giữ thị thực J-Visa — đe dọa họ mất nguồn tài trợ của chính phủ Trung Quốc - để phá rối các cuộc biểu tình ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Các sĩ quan tình báo Trung Quốc cũng chỉ đạo các nhóm sinh viên ủng hộ Trung Quốc đe dọa, gây rối và áp đảo những người biểu tình chống Bắc Kinh trên khắp các tuyến đường diễu hành.

Họ sẽ liên lạc với nhau và nói những điều như: “Chúng tôi có ba nhà sư Tây Tạng sắp đọc bài trên Cầu tàu 39, tôi cần các bạn di chuyển khối A và khối B đến vị trí đó để chúng ta có thể đánh bại chúng".

Cựu quan chức tình báo này cho biết: “Chúng tôi đã rất bực tức vì người Trung Quốc can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến ​​tại lễ rước đuốc - về bản chất, hoạt động của họ là nỗ lực của một cơ quan tình báo nước ngoài thù địch - nhằm cưỡng bức các hoạt động phù hợp với Tu chính án số 1 tại một thành phố lớn của Mỹ”.

Cựu quan chức tình báo này cho biết vì FBI và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu “cách tiếp cận kiềm chế hơn” - đã ngăn cản các nhân viên tình báo Mỹ can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của Trung Quốc trong quá trình chạy đuốc.

Khi ngọn đuốc được chuyển cho Úc và được lên kế hoạch đi qua Canberra - chính phủ Úc đã từ chối cấp thị thực cho một số sĩ quan tình báo Trung Quốc - những người liên quan đến các “vụ hỗn chiến” ở San Francisco.

Tình báo Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc khảo sát, và cố gắng kiểm soát các công dân Trung Quốc đang du học ở nước ngoài. Một cơ chế được ghi nhận rõ ràng cho nỗ lực này là việc sử dụng các nhóm Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học.

Gián điệp kinh tế

Nói riêng về gián điệp kinh tế, tình báo Trung Quốc sử dụng một chiến lược phi tập trung hơn so với Nga. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các doanh nhân cơ hội, những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái, sinh viên, du khách và những người khác.

Một cựu quan chức tình báo đã ví cách tiếp cận của Trung Quốc giống như một “cơn sốt đất Oklahoma” - cố gắng lấy được càng nhiều công nghệ hoặc sở hữu trí tuệ (IP) độc quyền - được nhắm mục tiêu càng nhanh càng tốt, thông qua nhiều kênh nhất có thể.

Cũng theo cựu quan chức tình báo này, tình báo Trung Quốc nỗ lực “cài người” vào trong các tổ chức có công nghệ mà họ quan tâm.

“Họ rất giỏi trong việc tuyển dụng người một cách nhẹ nhàng và tận dụng các lỗ hổng - kể cả thông qua các mối đe dọa - và họ rất kiên nhẫn trong việc kết hợp các phần khác nhau. Chúng tôi đã chứng kiến ​​họ nhiều lần ‘lợi dụng’ tiền bạc và thời gian mà Hoa Kỳ dành cho nghiên cứu và phát triển”, người này cho biết.

Nhân viên Xiaolang Zhang của Apple - có trụ sở tại Thung lũng Silicon vào tháng 7/2018, vì bị cáo buộc đã đánh cắp thông tin độc quyền về chương trình xe tự lái của Apple để mang lại lợi ích cho một đối thủ cạnh tranh của Apple tại Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia)
Nhân viên Xiaolang Zhang của Apple - có trụ sở tại Thung lũng Silicon vào tháng 7/2018, vì bị cáo buộc đã đánh cắp thông tin độc quyền về chương trình xe tự lái của Apple để mang lại lợi ích cho một đối thủ cạnh tranh của Apple tại Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia)

Vụ bắt giữ nhân viên Xiaolang Zhang của Apple - có trụ sở tại Thung lũng Silicon vào tháng 7/2018, vì bị cáo buộc đã đánh cắp thông tin độc quyền về chương trình xe tự lái của Apple để mang lại lợi ích cho một đối thủ cạnh tranh của Apple tại Trung Quốc. Điều này dường như phù hợp với mô hình gián điệp kinh tế của ĐCSTQ.

Kathleen Puckett, một cựu nhân viên phản gián lâu năm ở Vùng Vịnh, cho biết ĐCSTQ “đặt tất cả nỗ lực của họ vào hoạt động gián điệp và giành được mọi thứ mà không trả tiền".

‘Muôn hình vạn trạng’ chiêu ăn cắp

Trường hợp của Walter Liew, một người dân vùng Vịnh, bị kết tội vào năm 2014 khi bán một công thức trị nám độc quyền có giá trị cao do DuPont sở hữu - cho một tập đoàn nhà nước Trung Quốc, là một ví dụ rõ ràng.

Liew bị kết tội vi phạm Đạo luật gián điệp kinh tế, một đạo luật liên bang năm 1996 mang tính bước ngoặt - nhằm tăng cường các hình phạt đối với hành vi trộm cắp thương mại làm lợi cho chính phủ nước ngoài.

Ông Puckett cho biết người Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này một cách “xuất sắc” trong nhiều năm. “Họ dồn hết sức vào hoạt động gián điệp và giành mọi thứ mà không cần phải trả tiền”.

Công nghệ là món mồi ngon

Các hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc cũng đã nhắm vào một số gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Thung lũng Silicon.

Trong một số cuộc tấn công, hai cựu quan chức tình báo nói với tôi, tình báo Trung Quốc đã tìm kiếm hồ sơ của cố vấn pháp lý của các công ty Hoa Kỳ hoặc các tài liệu pháp lý khác, để truy cập các lệnh của Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài hoặc Thư An ninh Quốc gia được cấp trước đó cho các cơ quan này. Nói cách khác, mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc là tìm hiểu mức độ hiểu biết của các quan chức Mỹ về các lực lượng tình báo của Trung Quốc — và điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp.

Nhưng các điệp viên sẽ không bao giờ rời khỏi Thung lũng Silicon. Khi tầm ảnh hưởng toàn cầu của khu vực ngày càng tăng, thì sức hút giống như nam châm của nó đối với “thế lực ma quái” trên thế giới cũng vậy.

Như một cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ đã nói, các điệp viên bị kéo đến Vùng Vịnh “như những con thiêu thân trước ánh sáng”. Và khu vực sẽ giúp xác định cuộc đấu tranh giành ưu thế toàn cầu - đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - trong nhiều thập kỷ tới.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào Thung lũng công nghệ Silicon trở thành một ‘ổ gián điệp’ của Trung Quốc và Nga