Làm thế nào để Mỹ giành chiến thắng trong Chiến Tranh Lạnh thứ hai?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Chiến tranh Lạnh thứ nhất, Hoa Kỳ và các đồng minh có một vũ khí bí mật chống lại Liên Xô và các nước vệ tinh của nó. Vũ khí này không đến do CIA sở hữu cũng không phải là sản phẩm của DARPA hay các phòng thí nghiệm vũ khí ở Los Alamos. Mà đó là chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản đã hỗ trợ phương Tây chiến thắng trong cuộc chiến tranh này vì nó đã tạo ra một nhà nước đế quốc Nga với một hệ thống kinh tế không hiệu quả và không có tính phổ biến, không thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tự do. “Họ giả vờ trả tiền cho chúng tôi và chúng tôi giả vờ làm việc” - câu nói đùa tinh túy của người Nga về cuộc sống làm việc ở thiên đường của người lao động đã giải thích lý do tại sao một chế độ với hàng chục nghìn đầu đạn hạt nhân lại có thể biến mất nhanh chóng như vậy.

Và hiện giờ nước Mỹ đang bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai, lần này là với Trung Quốc. Đó là kết luận được rút ra từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Anchorage vừa qua, trong đó cả hai bên đều nói rõ rằng họ không chỉ có xung đột về lợi ích mà còn có những giá trị không tương đồng. Ngoại trưởng Antony Blinken thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc đe dọa “trật tự dựa trên quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu”. Còn ông Dương Khiết Trì, người đồng cấp Trung Quốc, trả lời rằng Hoa Kỳ phải "ngừng thúc đẩy nền dân chủ của chính mình ở phần còn lại của thế giới". Và vài ngày sau, Trung Quốc và Iran đã ký một hiệp ước chiến lược kéo dài 25 năm, trị giá 400 tỷ USD, bao gồm các điều khoản về phát triển vũ khí chung và chia sẻ thông tin tình báo.

Bối cảnh của cuộc chiến

Trước hết, về tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ nên nhìn lại và so sánh với cuộc Chiến Tranh Lạnh trước đây với Liên Xô để hiểu hơn về tình hình mà Mỹ đang đối mặt:

Trong Chiến tranh Lạnh nguyên thủy, Liên Xô và đồng minh phần lớn bị cô lập khỏi nền kinh tế thế giới và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về xuất khẩu. Nay thì khác hẳn, Trung Quốc là tâm điểm của nền kinh tế toàn cầu, và kinh tế của nước này hội nhập sâu rộng với kinh tế của Mỹ.

Trong khi Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô có một khía cạnh công nghệ quan trọng - chủ yếu trong hai lĩnh vực vũ khí và cuộc chạy đua không gian - thì sự cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến nhiều công nghệ thiết yếu đang và sẽ thúc đẩy xã hội của chúng ta trong tương lai, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và 5G.

Bối cảnh toàn cầu cũng khác nhau.

Trong Chiến tranh Lạnh, thế giới bị chia thành hai phe tĩnh, cộng với một khối không liên kết đáng kể (mà phương Tây thường coi là ủng hộ Liên Xô). Ngày nay chúng ta cơ bản có một thế giới đa cực, nhưng các thể chế của trật tự Thế giới tự do lại đang bị đe dọa hơn bao giờ hết. Điều này đem lại cho Trung Quốc lợi thế trong việc tìm cách áp đặt thế giới quan của riêng mình.

Ngoài ra, kinh Trung Quốc mạnh hơn Liên Xô nhiều. Vào thời huy hoàng nhất, GDP của Liên Xô bằng khoảng 40% của Mỹ. Trung Quốc sẽ có GDP tương đương với Hoa Kỳ trong vòng một thập niên. Và mặc dù chưa phải là một siêu cường toàn cầu, nhưng Trung Quốc đang là đối thủ quân sự của Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng nhất với an ninh của chính Trung Quốc.

Tương quan thế trận Trung - Mỹ

Nhưng chúng ta cũng nên bình tĩnh mà nhìn nhận lại thế cờ. Có thể Mỹ và các quốc gia phương Tây đã làm nhiều thứ để kích động Bắc Kinh dùng ngoại giao chiến lang nhằm đối phó với họ, nhưng rõ ràng họ không kích động Trung Quốc phá vỡ nền dân chủ ở Hồng Kông, hoặc đối xử tàn tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hoặc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, hoặc giúp Triều Tiên lật đổ các lệnh trừng phạt quốc tế, hoặc sử dụng vũ lực quân sự để bắt nạt các nước láng giềng,

Vì vậy, hãy suy nghĩ về vũ khí bí mật của Mỹ trong cuộc chiến lần này - không phải là những đòn tấn công công khai đối với Trung Quốc, như các lệnh trừng phạt thương mại hay sức mạnh hải quân. Theo tác giả Bret L. Stephens, cựu tổng biên tập của The Jerusalem Post. Facebook, người giành được giải thưởng Pulitzer năm 2013, có 3 điểm yếu nội tại mà chế độ này không thể loại bỏ vì đó đã là một phần DNA của nó:

Đầu tiên là chủ nghĩa dân tộc. Kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ chủ nghĩa Marx chính thống, chủ nghĩa dân tộc đã là một trong hai trụ cột tạo nên tính chính danh của chế độ này (trụ cột còn lại là mức sống ngày càng cao). Chủ nghĩa dân tộc giải thích sự tráo trở của Bắc Kinh khi đưa ra các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ chống lại các nước láng giềng, lượng vũ khí khổng lồ của họ, các mối đe dọa ngày càng leo thang đối với Đài Loan và thói quen ngoại giao không được hoan nghênh ngay cả ở các quốc gia mà họ đang tìm kiếm sự ủng hộ.

Chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến là điều khiến các nước láng giềng phản ứng gay gắt nhất. Nhật Bản đang tham gia vào một đợt xây dựng quân sự lớn, trong đó đối tượng họ nhắm đến chính là Trung Quốc. Úc, Ấn Độ cũng đang tìm cách để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam, Đài Loan, Philipin dường như cũng đang tiến gần hơn đến Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ về vấn đề Biển Đông và chủ quyền lãnh thổ. Washington không cần phải khuyến khích chủ nghĩa dân tộc mà họ đương nhiên được hưởng lợi từ nó. Chiểu theo chiến lược dùng liên minh để đối trọng với Trung Quốc, chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách củng cố sự bao vây kiềm chế trong yên lặng này với việc tái gia nhập thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Thứ hai là chính trị sùng bái nhân cách. Ông Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực tuyệt đối như dưới thời Mao Trạch Đông. Theo một số nhà quan sát, điều này đã làm cho chủ nghĩa độc tài của Trung Quốc trở nên hiệu quả hơn. Nhưng ngược lại, họ không thể khắc phục những điểm yếu cố hữu của quyền lực siêu tập trung. Ông Tập đang tạo ra những kẻ chỉ trích và kẻ thù, những người mà một ngày nào đó có thể sẽ là kẻ hủy diệt chế độ.

Cuối cùng, đó là chiến dịch ngày càng mở rộng của Trung Quốc nhằm điều chỉnh, giám sát và kiểm soát cả Thượng Đế - không phải theo nghĩa của một quyền lực cao hơn, mà là một tiếng nói tinh thần. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn tỏ ra hung bạo trong việc đàn áp các phong trào tâm linh và tu luyện như những tín đồ Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, và học viên Pháp Luân Công vì các tôn giáo hay môn phái này nuôi dưỡng lương tâm đạo đức chứ không chấp nhận bị kiểm soát bởi chính trị.

Ngoài ra, Mỹ còn một số thế mạnh khác mà Trung Quốc chưa thể hoặc không thể bứt phá trong một sớm một chiều, những nhân tố mà nếu được tận dụng đúng đắn có thể sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến:

Thứ nhất là Năng lượng, đây là một lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế. Một thập niên trước, Mỹ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, nhưng cuộc cách mạng đá phiến đã biến Bắc Mỹ từ một nơi nhập khẩu thành nơi xuất khẩu năng lượng. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, mà nước này phải vận chuyển dọc theo các tuyến đường biển nhiều thách thức.

Mỹ còn có lợi thế về nhân khẩu học. Đây là quốc gia phát triển mạnh duy nhất được dự đoán sẽ giữ vững thứ hạng toàn cầu (thứ ba) về dân số. Mặc dù tốc độ tăng dân số của Mỹ đã chậm lại trong những năm gần đây, xu hướng này không chuyển sang trạng thái tiêu cực giống như ở Nga, châu Âu hay Nhật Bản. Trong khi, Trung Quốc đang lo sợ "sẽ già đi trước khi giàu lên".

Mỹ cũng vẫn đi đầu về các công nghệ quan trọng (sinh học, nano, thông tin), vốn là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế thế kỷ 21. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời cạnh tranh tốt trong một số lĩnh vực. Nhưng 15 trong số 20 trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới hiện nay là ở Mỹ; không có trường nào ở Trung Quốc.

Tất nhiên,điều này không có nghĩa là việc kiềm chế Bắc Kinh không đòi hỏi phải tích cực xây dựng các liên minh, gây áp lực kinh tế và duy trì một biện pháp răn đe quân sự mạnh mẽ. Nhưng hãy tưởng tượng làm thế nào Mỹ có thể đưa Chiến tranh Lạnh thứ hai đến một kết thúc hòa bình, điều đó sẽ thúc đẩy họ suy nghĩ xem làm thế nào biến chế độ Trung Quốc trở thành một đối tác của phương Tây trong quá trình nó tự hủy đi chính mình.

Đức Duy - Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để Mỹ giành chiến thắng trong Chiến Tranh Lạnh thứ hai?