Lạm phát cao đang giúp Mỹ tăng trưởng nóng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Fed và chính quyền Mỹ rất hài lòng với thực trạng lạm phát tăng trở lại sau hơn một thập kỷ bơm ra một lượng tiền khổng lồ giá rẻ để cứu vãn tăng trưởng. Điều họ mong đợi ở lạm phát tăng là người dân Mỹ sẽ tăng chi tiêu chứ không mất niềm tin như giai đoạn sau khủng hoảng toàn cầu 2008. Nhưng lạm phát luôn là con dao hai lưỡi...

Thực tế, chờ đợi lạm phát tăng đã trở thành mục tiêu của Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed) và chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ qua. Bởi tăng trưởng yếu ớt không thể vực dậy nếu không có lạm phát.

Mỹ cần lạm phát chứ không sợ lạm phát

Khác với Trung Quốc hay Việt Nam, khi chi tiêu khu vực dân cư chỉ đóng góp 30 - 40% trong tăng trưởng GDP thì ở Mỹ chi tiêu của người dân đóng góp tới 70% tăng trưởng GDP. Nước Mỹ đã kích thích kinh tế bằng tiêu dùng tư nhân qua chính sách tiền tệ giá rẻ để thúc đẩy tiêu dùng bằng vay nợ. Tuy nhiên, cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (GFC) khiến người Mỹ ngập trong nợ nần, mất nhà cửa và thấu hiểu sâu sắc rủi ro của đòn bẩy và lạm phát.

Sau cú sốc GFC 2008, tốc độ tăng tiêu dùng của người Mỹ suy giảm đáng kể bất chấp chính sách tiền rẻ và cung tiền quá mức và "đe dọa" lạm phát từ chính phủ... Lạm phát được Fed mong đợi qua hơn một thập kỷ vẫn chưa đến và kích thích tiêu dùng vẫn rất khó khăn.

Lý do lạm phát không ngấm vào được nền kinh tế của Mỹ cũng như mọi nên trên thế giới bởi vì cầu tiêu dùng thực sự rất thấp. Mỗi cuộc khủng hoảng lại đào sâu thêm cái hố khoảng cách thu nhập, làm giảm lực lượng tham gia vào tầng lớp trung lưu của nền kinh tế. Tầng lớp trung lưu càng lớn thì sức tiêu dùng càng mạnh. Đó là lý do khiến sản xuất (kinh tế thực) và tiêu dùng đều không thể tăng trở lại dù tiền giá rẻ, cung tiền dư thừa. Tiền chảy vào các thị trường tài sản đầu cơ, chủ yếu là tài sản tài chính và bất động sản.

Giờ đây, với sự phục hồi tốt hơn của khu vực sản xuất Mỹ, thu nhập phục hồi và chi tiêu cũng tăng trở lại giúp lạm giá cả không còn trơ lì với cung tiền, bắt đầu chậm rãi ngấm vào giá cả tiêu dùng. Điều này sẽ kích thích người dân Mỹ chi tiêu và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, lạm phát luôn là con dao hai lưỡi.

Ngập tràn cảnh báo về lạm phát trên truyền thông dòng chính

Tin tức kinh tế và tài chính ở Mỹ gần đây bị chi phối bởi những lo ngại về lạm phát. “Lạm phát bỏ chạy là rủi ro lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt”, Jim Paulsen của Leuthold cảnh báo, theo kênh tin tức cáp CNBC. Nhờ mối lo giả định về lạm phát, Bitcoin cũng được tung hô như một hàng rào tiềm năng chống lại lạm phát, “Thời điểm tỏa sáng của Bitcoin đang đến rất nhanh”, Robert Hackett của tạp chí Fortune báo cáo. Theo US News và World Report, “Có rất nhiều lời bàn tán về lạm phát trong năm 2021 khi lo ngại về chi tiêu chính phủ tăng cao và sự phục hồi gần đây của giá cả từ các mức độ liên quan đến đại dịch khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong một thời gian”.

Chưa hết, đọc giả cũng được tiếp cận những thông điệp như "Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ giữ vững ngay cả khi lạm phát tăng lên". Sau khi tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 33,4% trong quý 3 năm 2020, 4,3% trong quý 4 và 6,4% trong quý 1 năm nay, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi hoàn toàn. Tốc độ tăng trưởng trong quý thứ hai được dự đoán là ít nhất 8% và có lẽ cao hơn đáng kể, có nghĩa là nền kinh tế Hoa Kỳ, nói chung, sẽ hoàn toàn trở lại mức sản xuất trước đại dịch vào quý thứ ba hoặc thứ tư của năm nay.

Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi lạm phát lõi (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) tăng 0,4 điểm phần trăm trong tháng qua. Tỷ lệ đó ngụ ý tỷ lệ lạm phát năm 2021 có thể lên tới gần 5%. Nhưng nhìn lại 12 tháng qua, tỷ lệ lạm phát cơ bản (tính theo chỉ số giá tiêu dùng) mới là 2,3% , phù hợp với mục tiêu 2-2,5% của Fed.

Câu hỏi đặt ra không phải là liệu năm nay có lạm phát hay không, mà liệu nó có thể hiện sự “quá nóng” của toàn bộ nền kinh tế hay không. Rất có thể câu trả lời là sự tăng trưởng kinh tế Mỹ chưa phải là nóng bởi vì sản lượng của nền kinh tế được ước tính vẫn đang thấp hơn sản lượng tiềm năng năm 2021. Điều này cho phép Fed không phải lo ngại về lạm phát, đặc biệt khi nó vẫn xoay quanh mức lạm phát mục tiêu mà Fed đề ra. Đây là lần đầu tiên sau 13 năm, lạm phát tăng ở mức Fed có thể hài lòng.

Hơn nữa, nền kinh tế Mỹ đang trỗi dậy từ suy thoái nặng do đại dịch với sự thay đổi cơ bản cân bằng giữa các lĩnh vực. Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền hiện chiếm thêm 1,7 điểm phần trăm GDP, so với mức năm 2019 và chi tiêu cho xây dựng nhà ở đang ở mức cao hơn 0,5 điểm so với tỷ lệ năm 2019. Đồng thời, chi tiêu cho kinh doanh hộ gia đình và chi tiêu tiêu dùng cho năng lượng đều thấp hơn 0,5 điểm so với tỷ lệ năm 2019, chi tiêu cho dịch vụ (khách sạn, giải trí và giao thông vận tải) thấp hơn 2,2 điểm so với tỷ lệ năm 2019.

Những động lực trong lĩnh vực này sẽ là những yếu tố quan trọng nhất quyết định lạm phát trong năm nay. Đến cuối năm 2021, khoảng 4% tổng số người lao động sẽ không chỉ chuyển sang công việc mới mà còn chuyển sang các lĩnh vực hoàn toàn khác. Trong một nền kinh tế mà các doanh nghiệp rất hiếm khi cắt giảm lương danh nghĩa, việc kéo người lao động từ các ngành có nhu cầu tương đối thấp sang các ngành có nhu cầu cao hơn sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng lương để khuyến khích người lao động chuyển đổi.

Đó là kỳ vọng của các nhà phân tích.

Thực tế, Mỹ đang đối mặt với việc lạm phát cao hơn nhưng thất nghiệp lại tăng mạnh trở lại do chính sách phúc lợi quá cao của ông Biden đã khiến việc làm mới tạo ra trong nền kinh tế không được người Mỹ chào đón.

Điều này liệu có thể giúp lạm phát tăng cao như kỳ vọng và kích thích được tiêu dùng? Nếu lạm phát không tăng tiếp hoặc giảm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể thấp hơn kỳ vọng.

Cần phải nói rõ một điều là lạm phát gia tăng trong năm nay không có gì đáng lo ngại với Mỹ. Xét cho cùng, tăng lương và giá cả là một phần thiết yếu của việc tái cân bằng nền kinh tế. Sản lượng thực tế, tiền lương thực tế và giá trị tài sản thực tế đều sẽ cao hơn do lạm phát năm nay, trong khi mức giá sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với mức mà Fed đã đạt được mục tiêu lạm phát trong những năm kể từ thời Đại Suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trong khi một số nhà bình luận lo lắng rằng Mỹ có thể quay trở lại những năm 1970, điều này rất khó xảy ra. Tình trạng lạm phát đi kèm đình trệ của thập kỷ đó diễn ra sau một cơn bão chấn động hoàn hảo, và càng trở nên trầm trọng hơn bởi phản ứng mâu thuẫn và bối rối của Fed dưới thời Chủ tịch Arthur Burns lúc bấy giờ. Sự lãnh đạo của Fed ngày nay rất khác, và không có cơn bão nào hoàn hảo với những cú sốc lặp đi lặp lại để phù hợp với ảnh hưởng của Chiến tranh Yom Kippur, Cách mạng Hồi giáo của Iran, sự chậm lại tăng trưởng năng suất những năm 1970, v.v.

Lê Minh

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Lạm phát cao đang giúp Mỹ tăng trưởng nóng