Lại Tiểu Dân - từ 'thần của cải' Trung Quốc, nổi tiếng với ‘tài năng’ biến nợ xấu thành ‘kho báu’ đến án tử hình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau 10 năm đóng vai trò như một ngân hàng “tồi” quản lý nợ xấu, Huarong đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước nợ trái phiếu quốc tế nhiều nhất trên toàn thế giới. Huarong nợ các trái chủ trong và ngoài nước số tiền tương đương 42 tỷ USD. Theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg, khoảng 17,1 tỷ USD trong số đó sẽ đến hạn vào cuối năm 2022.

Tháng 1/2021, thế giới chấn động với sự kiện "thần của cải" ở quốc gia tỷ dân, ông Lại Tiểu Dân, cựu Chủ tịch China Huarong Asset Management - công ty quản lý tài sản lớn nhất Trung Quốc, bị cáo buộc tham nhũng và nhận hối lộ lên đến 1,79 tỷ NDT (258 triệu USD) trong hơn 10 năm tại chức.

Vụ án gây chấn động dư luận Trung Quốc bởi số tiền khổng lồ và nhiều chi tiết gây bất ngờ. Theo Weibo, cảnh sát đã lục soát nhà riêng của ông Lai và phát hiện 3 tấn tiền mặt (khoảng 30 triệu USD) được cất giấu trái phép.

Ông ta cũng bị cáo buộc có quan hệ ngoài luồng với hơn 100 người tình, bao nuôi những người này tại các ngôi nhà thuộc dự án bất động sản của Huarong ở Hải Chu (Quảng Đông).

‘Thầy phù thủy’ hô biến nợ xấu thành ‘kho báu’

Năm 1999, Trung Quốc đã thành lập các công ty quản lý tài sản Huarong, Cinda, China Orient và China Great Wall để dọn sạch nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sau nhiều thập kỷ chính phủ tăng cường rót vốn cho các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 40%. Chính phủ Trung Quốc cấp cho mỗi AMC 10 tỷ nhân dân tệ và gia hạn 10 năm để giải quyết vấn đề.

Lại Tiểu Dân, Chủ tịch của Huarong Asset Management - công ty quản lý nợ xấu lớn nhất của Trung Quốc, đã xác định được con đường của mình chỉ trong một buổi sáng, sau khi có cuộc gặp với các vị khách đến từ Goldman Sachs và Morgan Stanley.

Cũng giống như Công ty quản lý nợ Việt Nam (VAMC) được ra đời sau cuộc khủng hoảng 2008/09 để mua lại nợ xấu đang dồn tích như cục máu đông tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước, bản chất của các công ty mua nợ (AMC) như vậy là nhà nước bỏ tiền thu thuế của dân mua lại nợ xấu (còn gọi là tài sản xấu, mất khả năng thu hồi vốn) để tách khối nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của các NHTM. Các công ty quản lý nợ sẽ ôm khối nợ xấu đó rồi loay hoay tìm cách thanh lý tài sản lấy lại tiền. Về cơ bản, China Huarong hay VAMC của Việt Nam đều ôm cây đợi thỏ, chờ cho giá tài sản đảm bảo tăng trở lại hoặc các con nợ có sức trả nợ trở lại thì bán tài sản, đòi nợ.

Sau 10 năm, VAMC của Việt Nam hiện vẫn ôm một khối nợ lớn, nhiều trong đó không thể xử lý. Chủ yếu là các NHTM trích tiền từ quỹ trích lập dự phòng trả dần cho khoản nợ mà VAMC ‘ôm giúp họ’ trước đó và tình cảnh của Huarong cũng thế. Tức là, China Huarong chỉ là một kho lưu trữ an toàn cho hàng tỷ USD nợ xấu của các ngân hàng, doanh nghiệp xấu của Trung Quốc mà thôi. Cùng với ba ngân hàng xấu khác của Trung Quốc, Huarong đã hoán đổi các khoản nợ quá hạn lấy cổ phần tại hàng trăm doanh nghiệp nhà nước.

Sau đó, China Huarong đóng gói tất cả các khoản nợ xấu, cổ phần của công ty xác sống Trung Quốc thành một khối tài sản thống nhất, cổ phần hoá khối tài sản này và bán nó ra cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Hồng Kông năm 2015. Lần IPO đầu tiên tại Hồng Kông, Huarong đã bán được 2,4 tỷ USD tài sản xấu này cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có các tên tuổi như Goldman Sach, Blackrock, Quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia,... Cho đến nay, cổ phiếu của Huarong đã giảm 67% kể từ khi niêm yết (theo Bloomberg).

Với sự dẫn dắt của Lại Tiểu Dân, các AMC nói chung và Huarong nói riêng đã “hô biến” 405 tỷ NDT nợ quá hạn thành vốn cổ phần của các tập đoàn nhà nước lớn nhất và bán cho nhà đầu tư. Thoát khỏi các khoản nợ không thể trả, nhiều công ty vốn thua lỗ nặng (như tập đoàn nhôm Chalco, tập đoàn dầu khí China Petroleum & Chemical Corp.) đã hồi sinh trở lại.

Trở thành ‘thần của cải’ ở quốc gia tỷ dân

Sau 10 năm đóng vai trò như một ngân hàng “tồi” quản lý nợ xấu, Huarong đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước nợ trái phiếu quốc tế nhiều nhất trên toàn thế giới. Huarong nợ các trái chủ trong và ngoài nước số tiền tương đương 42 tỷ USD. Theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg, khoảng 17,1 tỷ USD trong số đó sẽ đến hạn vào cuối năm 2022.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đánh giá rằng sự sụp đổ và quy mô sụp đổ của Huarong China là lớn chưa từng có trên thị trường tài chính Châu Á. Điều này khiến giới tài chính liên tưởng tới vụ sụp đổ của Lehman Brother hồi tháng 10 năm 2008 tại Mỹ, vụ phá sản đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất toàn cầu ngay sau đó. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đánh giá rằng sự sụp đổ và quy mô sụp đổ của Huarong China là lớn chưa từng có trên thị trường tài chính Châu Á. Điều này khiến giới tài chính liên tưởng tới vụ sụp đổ của Lehman Brother hồi tháng 10 năm 2008 tại Mỹ, vụ phá sản đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất toàn cầu ngay sau đó. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Dù cổ phiếu công ty sụt giảm đến 67% kể từ khi niêm yết đến nay, "đệ nhất tham quan" Trung Quốc lại không gặp chút khó khăn gì trong kế hoạch thực thi các tham vọng của mình bởi niềm tin tưởng tuyệt đối của nhà đầu tư vào sự hậu thuẫn của chính phủ. Giới đầu tư đều nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ luôn "chống lưng" một công ty quốc doanh chủ chốt như Huarong.

Nhờ đó, công ty của ông Lại dễ dàng vay tiền trên thị trường nước ngoài với mức lãi suất thấp chỉ 2,1%. Đồng thời, Huarong còn vay nhiều hơn ở thị trường liên ngân hàng trong nước.

Kể từ khi China Huarong được tái cấu trúc và trở thành một công ty thương mại từ tháng 10/2012, các ngân hàng của Phố Wall ồ ạt gõ cửa đề nghị hợp tác. Nhiều lãnh đạo cấp cao như Michael Evans (Goldman Sachs) hay Shane Zhang (Morgan Stanley) đánh giá cao thành công của Huarong và bày tỏ mong muốn mua cổ phần.

Trước khi Huarong thực hiện niêm yết cổ phiếu tại sàn Hong Kong vào năm 2015, công ty đã bán 2,4 tỷ USD cổ phần cho nhóm nhà đầu tư bao gồm Warburg Pincus, Goldman Sachs và một quỹ tài sản của Malaysia. Dữ liệu tổng hợp cho thấy hai quỹ đầu tư BlackRock và Vanguard Group cũng sở hữu nhiều cổ phiếu của Huarong.

Năm 2016, Huarong nhanh gọn xử lý được hơn 50% trong số 510 tỷ nhân dân tệ (78 tỷ USD) các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế tài chính của ông Lại có gần 200 đơn vị trong và ngoài nước. Năm 2017, "ông thần của cải" cho biết sẽ sớm có kế hoạch IPO ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Và ‘ngã ngựa’...

Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không thành. Năm 2018, ông Lại bị bắt, thú nhận một loạt tội danh kinh tế đã gây ra trong suốt những năm điều hành Huarong.

Ông Lại bị Tòa án Nhân dân thành phố Thiên Tân kết tội nhận hối lộ 277 triệu USD từ năm 2008 đến năm 2018. Ông cũng là tội phạm kinh tế hiếm hoi bị xử tử hình bởi có ảnh hưởng chính trị xấu và đi ngược lại các hướng dẫn và quy tắc tài chính của chính phủ Trung Quốc.

Ông Lại Tiểu Dân đã biến Huarong thành một ngân hàng cho vay bóng tối đầy quyền lực, mở rộng tín dụng cho những công ty không đủ điều kiện vay ở các ngân hàng chính thống.

Sự thật chỉ vỡ lỡ khi ông Lại bị bắt. Từ một cựu quan chức cấp cao tại cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia, ông Lại đã thao túng các khoản vay mà không có sự giám sát của hội đồng quản trị và ủy ban quản lý rủi ro. Một nhân viên tín dụng ở Huarong cho biết đích thân ông Lại chịu trách nhiệm cho hầu hết khoản vay nước ngoài của công ty.

Sau khi ông Lại bị bắt giữ, Huarong như rắn mất đầu. Trong giai đoạn 2017-2019, thu nhập ròng của ngân hàng giảm mạnh 95%, xuống còn 1,4 tỷ nhân dân tệ (214 triệu USD). Nửa đầu năm 2020, thu nhập tiếp tục giảm 92%. Tài sản của công ty bốc hơi 165 tỷ nhân dân tệ (25,2 tỷ USD).

Núi nợ của Huarong và bóng tối của nền tài chính Trung Quốc

Không chỉ vài chục tỷ USD cổ phiếu sắp thành rác, cho tới nay Huarong đang nợ 23,2 tỷ USD trái phiếu trên khắp các thị trường chứng khoán Hồng Kông, New York đến London.

Số phận của 23,2 tỷ USD trái phiếu này đang lơ lửng trên đầu các nhà đầu tư mạo hiểm, vì khả năng biến tiền chết (từ nợ xấu và cổ phần của doanh nghiệp xác sống) thành tiền sống để trả nợ là hết sức khó khăn, đặc biệt sau một thời gian dài dòng tiền đổ vào quá lớn trong khi thông tin không minh bạch khiến Huarong bị tham nhũng, đầu tư tài chính ngoài ngành ồ ạt…

Trung Quốc không phải là một đất nước của những người nhập cư và cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc không phải nói về chủ nghĩa quân bình cũng như về sự minh oan cho quốc gia. (Ảnh: AFP / Getty)
Suy cho cùng, China Huarong sẽ không thể bán các sản phẩm tài chính xấu như vậy trên thị trường dù tay nghề phù thuỷ của họ có giỏi cỡ nào nếu không có sự hậu thuẫn khổng lồ từ chính quyền chuyên chế tại Bắc Kinh. Rõ ràng, hoạt động đầu tư, tham nhũng của công ty vô cùng tồi tệ nhưng các nhà đầu tư không nhìn vào đó, thứ họ tin tưởng là các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ được thanh toán bởi chính quyền Bắc Kinh đang dư giả tiền. (Ảnh: AFP / Getty)

Tất cả các nhà đầu tư đều hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ ra tay bảo lãnh cho khoản nợ này. Nhưng nếu Bắc Kinh từ chối chi trả thay Huarong khoản nợ này, các doanh nghiệp nhà nước quan trọng sẽ đánh mất niềm tin của nhà đầu tư về khả năng "được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn".

Suy cho cùng, China Huarong sẽ không thể bán các sản phẩm tài chính xấu như vậy trên thị trường dù tay nghề phù thuỷ của họ có giỏi cỡ nào nếu không có sự hậu thuẫn khổng lồ từ chính quyền chuyên chế tại Bắc Kinh. Rõ ràng, hoạt động đầu tư, tham nhũng của công ty vô cùng tồi tệ nhưng các nhà đầu tư không nhìn vào đó, thứ họ tin tưởng là các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ được thanh toán bởi chính quyền Bắc Kinh đang dư giả tiền.

Các nhà đầu tư quên mất rằng trong một thể chế chuyên chế thì các cơ quan của thể chế đó cũng chuyên chế, tham nhũng và thiếu minh bạch như thế. Theo phóng sự của Bloomberg ngày 15/4 vừa qua, tất cả việc phê duyệt các khoản vay, đầu tư của China Huarong dưới thời ông Lại đều không qua giám sát của bất kỳ cái gì gọi là Hội đồng tín dụng, Uỷ ban quản lý rủi ro hay Hội đồng quản trị, mà tất cả hoạt động từ quyết định cá nhân của ông Lai.

Theo một giám đốc ngân hàng nhà nước Trung Quốc chia sẻ với Bloomberg, tiền của China Huarong, sau khi huy động được khoản quá lớn trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế, cũng chảy vào các dự án giả, được ngụy trang là xây dựng đường xá, bến tàu, cảng, sáng kiến Vành đai - Con đường, cuối cùng chui phần lớn vào túi của nhà độc tài tại Huarong. Theo cáo trạng của Toà án Trung Quốc vào tháng 1/2021, ông Lai đã nhận hối lộ 277,3 triệu USD Mỹ. Xem ra, minh bạch thông tin và bảo vệ nhà đầu tư tại một nền kinh tế chuyên chế như Trung Quốc luôn rất xa xỉ.

Hôm thứ Tư (18/8) vừa qua, theo Nikkei, Huarong chuẩn bị nhận được một khoản rót vốn 16 tỷ USD từ một nhóm các công ty do Citic Group dẫn đầu, người mua nợ xấu thuộc sở hữu nhà nước.

Kế hoạch bơm vốn đánh dấu nỗ lực đầu tiên của Bắc Kinh nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Huarong sau nhiều tháng im lặng. Cuối cùng thì ĐCSTQ cũng đành chấp nhận nuốt trôi “trái đắng” mà mình đã gây ra để vớt vát chút uy tín méo mó còn lại trên trường quốc tế.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Lại Tiểu Dân - từ 'thần của cải' Trung Quốc, nổi tiếng với ‘tài năng’ biến nợ xấu thành ‘kho báu’ đến án tử hình