‘Lại là giám sát’ : Các Kỳ lân AI - Trí tuệ nhân tạo Trung Quốc chủ yếu phục vụ hoạt động giám sát cộng đồng

Giúp NTDVN sửa lỗi

SenseTime và Megvii, những kỳ lân AI có giá trị nhất của Trung Quốc trị giá lần lượt là 7,5 tỷ USD và 4 tỷ USD, đã được thêm vào Danh sách thực thể bị Mỹ cấm vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã bù đắp vào mất mát này khi trở thành khách hàng lớn nhất của những hãng này - nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường giám sát công dân tăng cao hơn bao giờ hết.

Người dân Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ nhất trên thế giới

Người dân Trung Quốc là những công dân chịu sự giám sát chặt chẽ nhất trên toàn cầu, 18 trong số 20 thành phố bị giám sát chặt nhất đều nằm ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc cũng là khách hàng tiêu thụ tới hơn một nửa số camera giám sát toàn cầu hiện nay (theo Comparitech, Anh).

Dự báo, Trung Quốc sẽ lắp đặt 567 triệu camera vào năm 2021, trong khi Mỹ lắp khoảng 85 triệu. Bà Severine Arsene, trợ lý giáo sư tại Đại học Trung văn Hong Kong, người nghiên cứu chính sách kỹ thuật số của Trung Quốc cho Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng khả năng giám sát của mình để tăng cường triển khai các camera hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt (CCTV).

Tuy nhiên, công nghệ không phải mấu chốt để ngăn ngừa tội phạm, điều quan trọng là phải có sự kiểm tra chặt chẽ đối với bất kỳ ai phụ trách hệ thống CCTV đó. Nhưng điều này không dễ dàng ở Trung Quốc.

“Chúng ta cần xem xét các khả năng hệ thống CCTV bị lạm dụng, chẳng hạn như theo dõi, tống tiền, xóa bằng chứng, cũng như việc mở rộng dần phạm vi giám sát ngoài mục đích sử dụng ban đầu”, theo bà Arsene.

Bà Arsene nói, chính quyền nên xây dựng các xã hội hòa nhập hơn với khả năng tiếp cận bình đẳng với giáo dục, văn hóa và chăm sóc sức khỏe, thay vì cố gắng xử lý các vấn đề bằng việc giám sát nhiều hơn.

Minh họa sự giám sát người Duy Ngô Nhĩ khắp nơi tại Tân Cương. (Ảnh: Jonathan Djob Nkondo)
Minh họa sự giám sát người Duy Ngô Nhĩ khắp nơi tại Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Jonathan Djob Nkondo / Getty Images)

Bà Arsene cũng cho rằng chính quyền nên vạch ra các quy định rõ ràng về việc sử dụng CCTV trong không gian công cộng và riêng tư, cùng với những hạn chế về cách dữ liệu đó được thu thập, lưu trữ, truy cập và sử dụng.

Bị trừng phạt vì hỗ trợ chính quyền Trung Quốc diệt chủng lạnh

Giám đốc điều hành Zhang Yi của iiMedia Research có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết: “Với nhiều công ty tham gia vào ngưỡng công nghệ thấp hơn, sự cạnh tranh cho các ứng dụng giám sát AI thậm chí còn khốc liệt hơn”.

Theo công ty nghiên cứu iiMedia, vào năm 2019, giám sát là ứng dụng cuối cùng lớn nhất cho AI ở Trung Quốc; chiếm 53,8% tổng số các ứng dụng do AI hỗ trợ. Tài chính đứng thứ hai với 15,8%; tiếp theo là tiếp thị (11,6%) và vận tải (4,2%).

“Ngành công nghiệp bắt đầu nhận thức được vấn đề [phụ thuộc vào giám sát] từ năm ngoái, trước khi có lệnh cấm Danh sách thực thể, nhưng cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung là chất xúc tác", theo nhà đầu tư vào Công nghệ AI của Trung Quốc Megvii - một công ty nhận dạng khuôn mặt đã được thêm vào Danh sách thực thể bị cấm tại Mỹ vào tháng 10 năm 2019.

SenseTime và Megvii, những kỳ lân AI có giá trị nhất của Trung Quốc trị giá 7,5 tỷ USD và 4 tỷ USD, cùng với các đối thủ nhỏ hơn là Yitu Technology và CloudWalk, được biết đến như là "bốn con rồng" của ngành thị giác máy tính Trung Quốc.

Ba trong bốn công ty kể trên đã được thêm vào Danh sách thực thể của Mỹ hồi tháng 10/2019 trong khi CloudWalk được thêm vào tháng 5/2020.

Vài ngày sau lệnh cấm, Giám đốc điều hành Megvii, ông Yin Qi, cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên rằng công ty đã “sẵn sàng cho cuộc chiến” nhưng thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguồn máy chủ và có thể làm lệch kế hoạch IPO ở Hong Kong. Cuối cùng, lệnh cấm đã buộc công ty này phải đóng cửa phòng nghiên cứu của Mỹ ở Seattle (Post dẫn tin từ hai nguồn).

Sau khi bị thêm vào Danh sách thực thể, SenseTime có trụ sở tại Thượng Hải cho biết họ “tự tin rằng mình có thể bảo vệ lợi ích của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và nhân viên ở mức độ lớn nhất”.

Một nhân viên bảo vệ canh chừng một hệ thống hỗ trợ AI do công ty công nghệ Megvii của Trung Quốc phát triển, ở Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 2 năm 2020 (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)
Một nhân viên bảo vệ canh chừng một hệ thống hỗ trợ AI do công ty công nghệ Megvii của Trung Quốc phát triển, ở Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 2 năm 2020 (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, lệnh cấm Danh sách thực thể không ảnh hưởng nhiều đến khả năng của các công ty khởi nghiệp về AI trong nguồn công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, theo các nguồn tin trong ngành. Không phải tất cả các sản phẩm liên quan đến AI từ Mỹ đều nằm trong diện bị cấm, và đối với các sản phẩm bị hạn chế, các công ty Trung Quốc đã tìm ra cách giải quyết do lỗ hổng trong hệ thống.

“Trong một thời gian dài [các công ty AI] đã không sử dụng các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ”, Jeff Ren, một nhà đầu tư vào CloudWalk và một công ty khởi nghiệp AI khác của Trung Quốc có tên Mininglamp cho biết.

Thay vào đó, các sản phẩm của Hoa Kỳ được nhập khẩu thông qua các thương nhân hoặc nhà phân phối bên thứ ba, theo một nhà đầu tư khác tại một trong những kỳ lân AI, người đã yêu cầu giấu tên do tính chất nhạy cảm của chủ đề này.

“Các công ty Mỹ không từ bỏ thị trường Trung Quốc, nhưng họ đã thấy tình hình trở nên căng thẳng hơn và các rủi ro vẫn còn đó” - khi nói đến các công ty AI khác của Trung Quốc, nhà đầu tư cho biết.

Trong trường hợp của Huawei Technologies, nhà vô địch 5G của Trung Quốc - đã được thêm vào Danh sách thực thể vào tháng 5 năm 2019 vì những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ - Washington đã đưa ra quy tắc mới cấm Huawei sử dụng bất kỳ hình thức công nghệ nào của Mỹ , bất kể nó được lấy từ đâu.

Trớ trêu thay, hoạt động kinh doanh giám sát lại là lý do chính khiến “bốn con rồng” bị Mỹ trừng phạt ngay từ đầu, với lý do mà Washington đã viện dẫn là vì vai trò của họ trong việc cung cấp công nghệ giám sát các nhóm thiểu số Hồi giáo ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc.

Lớn mạnh nhờ hỗ trợ chính quyền đàn áp đồng bào - nhưng quá nhiều rủi ro

Trong trường hợp của CloudWalk, khoảng 60% doanh thu năm 2018 của công ty này đến từ cung cấp thiết bị và công nghệ giám sát cho chính phủ, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trích dẫn sự tham gia của công ty trong “giám sát công nghệ cao chống lại người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các thành viên khác của cộng đồng Hồi giáo - các nhóm dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương”.

SenseTime, Megvii và Yitu đã bị xử phạt vì gây ra “nguy cơ đáng kể khi tham gia vào các hoạt động trái với lợi ích an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

Vào tháng 4/2019, Thời báo New York đưa tin rằng bốn công ty đã cung cấp hệ thống giám sát bao gồm phần mềm để định vị người Duy Ngô Nhĩ.

SenseTime từ chối tiết lộ cơ cấu doanh thu của mình nhưng vào năm 2018, phương tiện truyền thông địa phương đã báo cáo rằng 30% doanh thu của nó đến từ các ứng dụng giám sát và bảo mật.

“SenseTime luôn có một chiến lược đa dạng ngành và coi trọng việc phát triển tất cả các lĩnh vực như nhau”, trong đó bao gồm quản lý thành phố liên quan đến giám sát và chăm sóc sức khỏe thông minh, công ty cho biết trong một tuyên bố với Post, nói thêm rằng chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch là những thị trường mà họ “có sức kéo tốt”.

Yitu cho biết trong một bản cáo bạch được nộp vào tháng 11 rằng hơn 58% doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay đến từ “lĩnh vực dịch vụ công thông minh”, bao gồm các hệ thống quản lý thành phố sử dụng giám sát, cũng như “chăm sóc sức khỏe thông minh”.

Megvii cho biết trong một hồ sơ IPO (đã hết hiệu lực) rằng các ứng dụng thuộc danh mục “giải pháp IoT thành phố (internet vạn vật)” - cho phép các cơ quan chính phủ “tăng cường an toàn công cộng, tối ưu hóa quản lý giao thông và cải thiện quy hoạch tài nguyên đô thị” - đã tạo ra doanh thu gần 700 triệu nhân dân tệ (104 triệu USD) trong nửa đầu năm 2019, đóng góp 73% tổng doanh thu và tăng từ 61% một năm trước đó.

Tập nói rằng ông muốn Trung Quốc, vào cuối năm nay, có thể cạnh tranh với các quốc gia có nền trí tuệ nhân tạo hàng đầu trên thế giới, một cột mốc mà hiện đất nước này đã đạt được rồi. Và ông muốn Trung Quốc thống trị về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. (Ảnh minh họa: Julien Tromeur/Pixabay)
Tập nói rằng ông muốn Trung Quốc, vào cuối năm nay, có thể cạnh tranh với các quốc gia có nền trí tuệ nhân tạo hàng đầu trên thế giới, một cột mốc mà hiện đất nước này đã đạt được rồi. Và ông muốn Trung Quốc thống trị về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. (Ảnh minh họa: Julien Tromeur/Pixabay)

Vào tháng 10, Megvii đã công bố một chiến lược hậu cần thông minh để đẩy nhanh việc triển khai AI trong chuỗi cung ứng và kho hàng để giúp quản lý hàng tồn kho và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giao hàng nhanh hơn. Động thái này theo sau sự ra mắt vài tuần trước đó của nền tảng năng suất AI Brain ++, có thể giúp các khách hàng doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển thuật toán và giảm chi phí.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hệ thống phát hiện thân nhiệt dựa trên AI của Megvii đã được triển khai tại hơn 2.000 địa điểm ở Trung Quốc và đã được giới thiệu đến các thị trường bao gồm Nhật Bản, Dubai và Ả Rập Xê Út.

Nhà phân tích Zhang của iiMedia cho biết các đơn đặt hàng hệ thống giám sát của chính phủ đã đạt kỷ lục sau khi thành phố thông minh và hệ thống an ninh công cộng tăng đột biến trong hai năm qua, buộc các công ty khởi nghiệp AI phải đa dạng hóa cơ sở khách hàng của họ.

“Việc khám phá các ứng dụng mới cho AI sẽ rất khó, nhưng là việc khó tránh khỏi đối với những kỳ lân AI của Trung Quốc, nếu họ muốn niêm yết công khai", ông nói. "Một công ty đại chúng không nên dựa vào một khách hàng duy nhất".

Sau khi kế hoạch IPO tại Hong Kong của Megvii bị thất bại, một phần do công ty bị thêm vào Danh sách thực thể, công ty đã cân nhắc niêm yết trên Thị trường Ngôi sao (giống như Nasdaq) của Trung Quốc ở Thượng Hải, tờ Post đưa tin vào tháng 4/2020.

SenseTime cũng đang xem xét IPO Star Market, Reuters đưa tin vào tháng 7/2020, trong khi hôm thứ Tư (ngày 4/11), Yitu đã nộp bản cáo bạch của mình để được niêm yết trên Star. CloudWalk đã bắt đầu tư vấn trước khi niêm yết tại Trung Quốc - như một bước đầu tiên trong quá trình IPO, theo cơ quan quản lý chứng khoán tỉnh Quảng Đông nơi công ty đặt trụ sở.

Ren, nhà đầu tư CloudWalk, cho biết một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình đa dạng hóa là sự miễn cưỡng của các công ty truyền thống khi làm việc với các đối tác AI bên ngoài do lo ngại về việc mất dữ liệu độc quyền.

Để mở rộng sang một ngành mới, các công ty [AI] cần phải ràng buộc với các bên liên quan… [những người] có thể miễn cưỡng chia sẻ dữ liệu hoạt động và bí quyết ngành của họ.

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

‘Lại là giám sát’ : Các Kỳ lân AI - Trí tuệ nhân tạo Trung Quốc chủ yếu phục vụ hoạt động giám sát cộng đồng