Kỳ 2: Ai “ủ mưu” tẩy trắng nguồn gốc virus Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào những ngày tháng 3/2020, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tấn công trên toàn nước Mỹ. Có thể nói, đây là thời điểm Tổng thống Trump lâm vào tình cảnh tứ bề thọ địch, khi ông chỉ đích danh: Virus Trung Quốc.

Không chỉ lo ứng phó với sự lan rộng của virus, đối phó với làn sóng tuyên truyền của ĐCSTQ đổ vạ cho Mỹ là nguồn cơn gây ra đại dịch, mà ông còn phải hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của Đảng Dân chủ, Truyền thông dòng chính, và các ông lớn mạng xã hội. Vào những ngày tháng 6/2021 này, những gì Donald Trump nói hơn 1 năm về trước nay đã trở thành sự thật...

Kỳ 1: Fact Check của Mỹ bảo vệ mọi tuyên bố dối trá của Bắc Kinh

Tẩy trắng nguồn gốc virus

Ngày 4/3/2020, một nhóm gồm 60 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã viết một lá thư chỉ trích gắt gao cách ứng phó của chính quyền Trump, từ việc Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh cấm đi lại từ Trung Quốc cho tới việc ông gọi đích danh “virus Trung Quốc”.

Thời điểm ấy, ứng viên Tổng thống Joe Biden đã quy kết từ ngữ của Tổng thống Trump mang tính “kỳ thị”, và cho rằng không được “phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc mã ZIP".

Thật trùng hợp, phát biểu của ông Joe Biden cũng rất giống với Tổng Giám đốc WHO - người từng khuyến cáo công dân toàn thế giới “không nên gọi tên virus như vậy vì sẽ dẫn đến nạn phân biệt đối xử và định kiến kỳ thị”.

Cũng không hề “ngẫu nhiên” bởi độ giống nhau đến kỳ lạ khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khi ấy phát biểu nước này "vô cùng phẫn nộ", và cũng nhấn mạnh đó là “một kiểu kỳ thị".

ĐCSTQ ra sức tuyên truyền khủng hoảng tại Mỹ, đồng thời tuyên bố có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm vào Mỹ và sẽ đẩy nước Mỹ vào "biển coronavirus".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 12/3/2020 phát biểu: "Chúng tôi mong rằng một số quan chức Mỹ lúc này hãy tập trung sức lực cho việc ứng phó với virus và thúc đẩy sự hợp tác, không đổ lỗi cho Trung Quốc". (Ảnh minh họa, NTD.com)

Trong khi truyền thông dòng chính Mỹ (Big Media) cùng các ông lớn mạng xã hội (Big Tech) gắn cờ cảnh cáo hoặc gắn Thuyết Âm mưu cho nguồn gốc virus Trung Quốc thì vào ngày 14/9/2020, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thông qua một nghị quyết nhằm lên án thuật ngữ "virus Trung Quốc" với tỷ lệ 243 phiếu thuận/163 phiếu chống.

Theo Theblaze: “Nó (nghị quyết) được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 243 phiếu thuận trên 163 phiếu chống, trong đó có 14 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu đồng thuận với đa số đảng viên Dân chủ ủng hộ”.

Đảng Dân chủ thông qua nghị quyết lên án cách gọi "Virus Trung Quốc" - Đảng Cộng hòa phản đối
Ngày 17/9/2020, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhằm lên án các thuật ngữ "virus Trung Quốc" nhưng bị Đảng Cộng hòa phản đối. (Ảnh: Getty)

Dân biểu Grace Meng (Dân chủ, New York), người đã đề xuất dự luật cho biết việc Tổng thống Trump sử dụng các thuật ngữ như "Virus Trung Quốc" hay "Kung-flu" là "sai lầm và nguy hiểm":

Công cụ kiểm chứng thông tin (Fact Check) nhanh chóng ra tay...

Có hai luồng ý kiến trái ngược trong việc làm rõ nguồn gốc của COVID-19.

  • Virus có nguồn gốc từ chợ hải sản Hoa Nam:

Suốt trong năm 2020, nhiều chuyên gia khoa học, y tế trong đó có Tiến sĩ nổi tiếng Anthony Fauci - giờ tiếp tục là cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden và là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) - cùng những người cánh tả cấp tiến, những tổ chức kiểm chứng thông tin (Fact Check) đã khẳng định quan điểm coronavirus có nguồn gốc từ động vật. Có nghĩa là chủng virus mới này lây nhiễm từ động vật sang người, và có nguồn gốc xuất xứ từ chợ hải sản tươi sống Hoa Nam ở Vũ Hán (Trung Quốc).

  • Virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán:

Nhưng nhiều người khác (trong đó có dữ liệu thông tin tình báo Liên minh phương Tây - Five Eyes) cho rằng, có khả năng virus có thể thoát ra từ Phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán gần đó, nơi có thể đang tiến hành nghiên cứu nuôi cấy virus với khả năng tăng cường gây lây nhiễm, gây chết người nhiều hơn trong các thí nghiệm. Những người tin theo hướng lập luận này đều bị gọi là những người theo Thuyết Âm mưu.

Cánh tả cấp tiến cho rằng, việc đổ lỗi cho Trung Quốc là nguồn gốc gây ra virus là phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Vậy dưới lăng kính của những người cấp tiến này, phải chăng đại dịch Cúm Tây Ban Nha cũng có thể bị coi là phân biệt chủng tộc?

Tháng 9/2020, trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Tucker Carlson (Fox News), tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói rằng: “Tôi có thể trình bày bằng chứng khoa học chắc chắn cho khán giả rằng loại virus này, virus COVID-19 SARS-CoV-2, không phải từ tự nhiên. Nó là một loại virus nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm."

Diêm Lệ Mộng hé lộ, trước đây coronavirus ở dơi không thể ảnh hưởng đến con người, nhưng sau khi sửa đổi trình tự gen (trong phòng thí nghiệm Vũ Hán), nó đã trở thành một loại virus lợi hại, và ĐCSTQ chính là thủ phạm tạo ra chủng virus “sửa đổi” đó.

Cuộc phỏng vấn này nhanh chóng được truyền tải rộng rãi và gây ra cuộc tranh cãi về nguồn gốc thật sự của virus. Tất nhiên có hai luồng quan điểm trái ngược như đã đề cập ở trên, và lúc này sẽ một có bên thứ 3 đứng ra “phân giải”: Đó chính là Fact Checker.

Ngay sau đó, PolitiFact - một tổ chức kiểm chứng thông tin - đã đưa ra một lời khẳng định: "Khách mời của Tucker Carlson phát sóng thuyết âm mưu, thuyết âm mưu này cho rằng COVID-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm."

Tháng 9/2020, Daniel Funke của PolitiFact viết rằng: "Tuyên bố này là không chính xác và lố bịch. Chúng tôi đánh giá đây là những lời Dối trá!". (PolitiFact)

Daniel Funke cho biết: “Cấu trúc di truyền của chủng coronavirus mới đã được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới loại trừ khả năng nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm…. Các cơ quan y tế công đã nhiều lần cho biết virus này không được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học tin rằng coronavirus có nguồn gốc từ dơi trước khi lây sang người. Các chuyên gia đã công khai phản bác tiến sĩ Lệ Mộng…”.

Nhà kiểm chứng thông tin này đã bác bỏ tuyên bố của tiến sĩ Diêm Lệ Mộng bằng cách trích dẫn vô số đánh giá của chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quan chức y tế, và còn chỉ ra rằng Facebook và Instagram đều đã gắn cờ video là "thông tin sai lệch".

Gần một năm sau, ngày 17/5/2021, Politifact đã rút lại thông tin mà họ “xác thực” vào năm ngoái bác bỏ virus rò rỉ tại phòng thí nghiệm như sau:

“Khi thông tin xác thực này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2020, các nguồn tin của PolitiFact đã kết luận từ các nhà nghiên cứu khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 không thể bị thao túng. Khẳng định đó hiện đang bị tranh chấp rộng rãi hơn. Vì lý do đó, chúng tôi đang xóa thông tin xác thực này khỏi cơ sở dữ liệu của chúng tôi trong khi chờ xem xét kỹ lưỡng hơn”.

Cũng một năm sau khi công khai phản bác lại lập luận về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của Tổng thống Trump, tiến sĩ Anthony Fauci giờ đây cũng lại thừa nhận rằng ông "không tin" COVID-19 có "nguồn gốc từ tự nhiên”.

Sự thật về Big Tech: Tất cả “SỰ THẬT” đều phải thông qua ĐCSTQ

Tháng 1/2020, khi ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện kiểm soát “thiệt hại” cho Bắc Kinh do một loại coronavirus mới bí ẩn bùng phát tại cùng một địa danh nơi có phòng thí nghiệm coronavirus dơi “tọa lạc”, bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào “liên kết” về mối liên hệ giữa phòng thí nghiệm Vũ Hán và căn bệnh mới này sẽ ngay lập tức bị những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon trừng phạt.

'Hiệp thương với ma quỷ': Big tech 'ác ý' vi phạm pháp luật để kiếm lời từ Covid-19 (Phần 2)
(Ảnh của Damien Meyer / AFP qua Getty Images)

Thế lực Big Tech nhanh chóng trở thành “công cụ” bảo vệ ĐCSTQ khỏi những kẻ “dám” suy đoán nguồn gốc gốc virus dựa trên các manh mối hiển nhiên.

Emerson Brooking, chuyên viên tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số của Hội đồng Đại Tây Dương, chia sẻ với The Epoch Times rằng “bước tất yếu kế tiếp" là Bắc Kinh sẽ sử dụng tầm ảnh hưởng của mạng lưới Internet/kỹ thuật số của mình để “đột phá” các chướng ngại về quảng cáo chính trị.

Walter Lohman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage cho rằng, bản chất của các bài quảng cáo chính trị trên mạng xã hội của ĐCSTQ chính là "một mặt trận khác" của họ nhằm tấn công nước Mỹ.

Ông Lohman chia sẻ: "Trong khi các hãng truyền thông như tờ Washington Post đã bị lên án vì chạy quảng cáo cho tờ Trung Quốc Nhật Báo (China Daily), thì những quảng cáo chính trị đó, lại được Facebook gắn mác là ‘quảng cáo thông thường’. Đây là một điều khác biệt, ở chỗ các quảng cáo này không bị gán là quảng cáo (cũng không được trích dẫn nguồn rõ ràng)”.

Những fanpage trên các trang mạng xã hội của ĐCSTQ như Facebook và Twitter đã trở thành công cụ chính của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh tuyên truyền của mình. Các hãng truyền thông nhà nước như Tân Hoa Xã chèn các hashtag như “#Trumpandemic (đại dịch Trump)” và “#TrumpVirus (VirusTrump)” trong các bài viết của họ.

Khi Tiến sĩ virus học Diêm Lệ Mộng khẳng định rằng coronavirus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Twitter cũng nhanh chóng đưa tài khoản của cô vào danh sách đen.

Facebook đã cấm các bài viết của những người theo cánh hữu - và gắn 'thông tin sai lệch' về COVID dựa trên từ ngữ của những người được gọi là "người kiểm chứng thông tin": Căn bệnh mới không thể xuất phát từ Viện Virus Vũ Hán.

Mỉa mai thay, một trong những “người kiểm chứng thông tin” của Facebook lại làm việc tại phòng thí nghiệm Vũ Hán. Big Tech bao gồm các Ông lớn Công nghệ như Facebook và Google, khởi đầu là các công ty công nghệ của Mỹ, nhưng từ lâu đã bị quyến rũ bởi lợi ích từ ĐCSTQ.

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ
Nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đã tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa những tranh luận xoay quanh đại dịch COVID-19 hay cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến. (Tổng hợp)

Những “nhà kỹ trị” này không những không trung thành với Hiến pháp Mỹ để bảo vệ các quyền và tự do của nước Mỹ, mà còn cúi rạp trước lợi ích và thể hiện lòng trung thành với ĐCSTQ và Chủ nghĩa Toàn cầu.

Với “tầm nhìn” muốn thống trị thế giới thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, ĐCSTQ đã và đang ráo riết mua bán, siết nợ đất đai, tài nguyên, cảng biển... của các quốc gia trên khắp thế giới.

Nhưng sở hữu và kiểm soát thế giới thông qua các tài sản vật chất cố định chưa đủ, ĐCSTQ còn tìm cách sở hữu và kiểm soát tâm trí của mọi người.

Vậy làm thế nào ĐCSTQ có thể thực hiện được việc này?

Như chúng ta đã thấy, các chủ đề chính trị và xã hội ngày càng bị các công ty công nghệ trực tuyến kiểm duyệt nhiều hơn, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 và cuộc bầu cử Mỹ vừa qua. Facebook, Twitter, Google và truyền thông dòng chính thiên tả đã kiểm duyệt những tiếng nói, suy nghĩ không cùng quan điểm với họ - mà đúng hơn là không cùng quan điểm với ĐCSTQ - sẽ bị cấm ẩn (chặn nội dung), dán nhãn cảnh báo nội dung.

Một bài đăng bị “đối tác” gắn cờ là Sai, không chỉ bị gắn nhãn cảnh báo và liên kết đến bên thứ ba để xác minh thực tế (Fact Check), mà Facebook còn giảm đáng kể số lượng người xem nội dung đó. (1)

Nhưng việc kiểm duyệt của các Ông lớn Công nghệ này còn vượt xa hơn những gì được gọi là gắn nhãn cảnh báo. Việc tắt, hủy hay hạn chế tính năng kiếm tiền từ tài khoản hoặc nội dung, hủy phương thức rút tiền từ tài khoản ngân hàng từ Youtube là một ví dụ sẽ xảy ra.

Điều này khá tương tự với tình trạng lạm dụng điểm tín nhiệm xã hội đang diễn ra tại Trung Quốc. Trong những trường hợp như vậy, những người bất đồng chính kiến, những người chống đối... sẽ bị xã hội tẩy chay, xa lánh và có thể bị buộc phải cô lập vĩnh viễn nếu họ giữ quan điểm hoặc có hành vi không phù hợp với “chân lý” độc tài chuyên chế của ĐCSTQ.

Ai điều hành những người kiểm tra thực tế: ĐCSTQ và Big Media, Big Tech?

Hình thức kiểm duyệt theo kiểu này đã khá phổ biến ở Trung Quốc. Ở đó, điểm tín nhiệm xã hội được sử dụng thường xuyên để định đoạt số phận của công dân Trung Quốc. Thông qua Big Tech, cánh tả cấp tiến tại Mỹ cũng triển khai hình thức kiểm duyệt trong những năm qua. Đại diện cho hình thức kiểm duyệt này chính là công ty có tên là Lead Stories.

Facebook đã sử dụng Lead Stories như một trong những người đứng đầu được thuê để xác định tính trung thực của các bài đăng trên nền tảng của họ. Nhiều bằng chứng cho thấy, Lead Stories có mối liên kết với cả CNN và TikTok.

Lead Stories cho biết họ đã được công ty ByteDance ký hợp đồng “cho việc xác thực thông tin liên quan đến công việc”, đề cập đến thông báo của TikTok vào đầu năm nay rằng họ đã hợp tác với một số tổ chức “để tăng cường hỗ trợ nhằm giảm sự lan truyền của thông tin sai lệch”, đặc biệt liên quan đến đại dịch Coronavirus ngày càng trầm trọng hơn do sự che đậy của chế độ ĐCSTQ.

Theo Epoch Times, Tiktok là một nền tảng truyền thông xã hội do một công ty Trung Quốc có tên ByteDance điều hành, có mối liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ. TikTok hiện vẫn đang bị Cục An ninh Quốc gia Mỹ điều tra bởi các rủi ro gây ra cho an ninh quốc gia của nước Mỹ.

'Hãy xóa ngay Tiktok' vì đó là phần mềm gián điệp của Trung Quốc?
(Ảnh: Getty Images)

Theo New York Post, tháng 8/2020, Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng để buộc ByteDance phải bán tài sản của mình tại Mỹ sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc công ty này cung cấp thông tin cho Bắc Kinh. TikTok cũng được cho là hoạt động như một phần mềm gián điệp cho ĐCSTQ. ByteDance có hơn 130 nhân viên đều là đảng viên ĐCSTQ.

Lead Stories bắt đầu hoạt động từ năm 2015 do nhà phát triển trang web người Bỉ Maarten Schenk, nhân viên kỳ cựu của CNN Alan Duke thành lập. Với chi phí hoạt động dưới 50.000 đô la vào năm 2017, tài chính Lead Stories đã tăng gấp 7 lần vào năm 2019, phần lớn là do Facebook đã trả hơn 460.000 đô la cho các dịch vụ xác thực thông tin vào năm 2018 và 2019. Công ty đã nhận cả tá nhân viên, khoảng một nửa trong số họ là cựu nhân viên của CNN, và trở thành một trong những website xác thực thông tin nhiều nhất về nội dung liên quan đến Mỹ của Facebook.

CNN lại được sở hữu và điều hành bởi tập đoàn truyền thông giải trí WarnerMedia có quan hệ tài chính với ĐCSTQ. Tháng 6/2013, tập đoàn WarnerMedia thông báo họ đã hợp tác với một quỹ đầu tư của Trung Quốc trị giá 50 triệu đôla. (2)

Trong đại dịch COVID-19, CNN còn đăng một bài báo ca ngợi "mô hình kiểm soát" độc tài của ĐCSTQ tháng 4/2020:

Facebook cũng hướng tất cả những người dùng mạng xã hội này đang tìm kiếm thông về Covid-19 đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - mà thực chất là tổ chức bù nhìn tay sai của ĐCSTQ. Thực tế, người đứng đầu WHO, Tổng giám đốc Tedros Adhanom là một người có thiện cảm với ĐCSTQ, và từng liên quan liên quan đến các vụ che đậy bệnh dịch tả ở Ethiopia khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế của nước này. (3)

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Facebook đã thuê nhân viên Phòng thí nghiệm Vũ Hán để kiểm tra thực tế các tuyên bố “sai lệch” về Covid-19, mà thông tin Phòng nghiên cứu virus ở Vũ Hán được nhiều người coi là nguồn gốc của Covid-19 là một ví dụ. (4)

Vậy ai điều hành các hãng kiểm chứng thông tin đình đám ở Mỹ (Fact Check)? Câu trả lời: Chính là ĐCSTQ.

Chủ sở hữu của TikTok, công ty ByteDance đã có những tranh cãi về kiểm duyệt của riêng mình: “Vào tháng 9/2019, tờ The Guardian đưa tin rằng TikTok đã chỉ đạo bộ phận kiểm duyệt của mình kiểm duyệt một số video nhất định đề cập đến các chủ đề bị chính quyền Trung Quốc coi là “nhạy cảm”, chẳng hạn như Thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn và Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc từ năm 1999 . Báo cáo dựa trên các tài liệu bị rò rỉ nêu chi tiết nguyên tắc kiểm duyệt của ứng dụng”.

Vậy nếu bạn tin vào một số câu chuyện của Fact Check, thì hẳn nhiên một cách nào đó vô tình bạn cũng có thể đang đặt niềm tin sai chỗ vào sự kiểm duyệt của ĐCSTQ, và hẳn nhiên chế độ độc tài này đã “nổi tiếng” vì gây ra quá nhiều tội ác.

Đông Bắc

Kỳ 3: Lực lượng tham gia 'Kiểm Tra Sự Thật' được ai hậu thuẫn tài chính để kiểm soát kết quả tìm kiếm tin tức

 



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ 2: Ai “ủ mưu” tẩy trắng nguồn gốc virus Trung Quốc?