Kinh nghiệm ‘thoát Trung’ cho Mỹ và Châu Âu từ bài học đất hiếm của Nhật Bản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình nói: "Trong khi Trung Đông có dầu, Trung Quốc có đất hiếm". Với Trung Quốc, đất hiếm không chỉ còn là môt nguyên liệu sản xuất mà đã trở thành quân cờ chiến lược để loại bớt đối thủ trên con đường vươn tới tham vọng trở thành bá chủ toàn cầu. Để “thoát Trung” thành công, các nước cần chặt đứt mắt xích này, và trường hợp của Nhật Bản là kinh nghiệm rất đáng học hỏi.

Năm 2010, sau khi chính phủ Nhật Bản chỉ trích Bắc Kinh vì một vụ tranh chấp tàu đánh cá, ngay lập tức Bắc Kinh trả miếng bằng cách đột ngột cắt toàn bộ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Tokyo gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc về các kim loại quan trọng, và lệnh cấm vận đã bộc lộ lỗ hổng nghiêm trọng này.

Điều đáng chú ý là sự cố này đã khiến giá đất hiếm toàn cầu tăng vọt để rồi sau đó lao dốc khi bong bóng đầu cơ xuất hiện. Điều đó đã buộc Nhật Bản phải suy nghĩ lại về chính sách nguyên liệu thô quan trọng của mình. Một thập kỷ trôi qua, họ đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm và tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình bằng cách đầu tư vào các dự án trên khắp thế giới. Mô hình của họ có thể có bài học cho Mỹ, nước đang rất muốn phá vỡ thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc. Đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Ông Marc Schmid, người nghiên cứu về đất hiếm tại Đại học Martin Luther, viết: “Nhật Bản đã trải qua những gì mà Mỹ phải đối mặt hiện nay: một cuộc xung đột chính trị với Trung Quốc, trong đó Trung Quốc dường như sẵn sàng khai thác sự thống trị của mình trên thị trường đất hiếm”.

Nhật Bản đã 'thoát Trung' về đất hiếm thành công như thế nào?

Trung tâm trong chiến lược thu mua đất hiếm của Nhật Bản là Tổng công ty Quốc gia Dầu khí và Kim loại Nhật Bản, hay Jogmec, một công ty được nhà nước hậu thuẫn do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp quản lý. Ông Nabeel Mancheri, Tổng thư ký Hiệp hội ngành Đất hiếm có trụ sở tại Brussels, cho biết, mặc dù Jogmec được thành lập vào năm 2004 thông qua sự hợp nhất của hai công ty khai thác kim loại và dầu mỏ đã có nhiều thập kỷ thâm niên, nhưng chỉ sau lệnh cấm vận của Trung Quốc, họ mới chuyển sự chú ý sang đất hiếm: "Trọng tâm bắt đầu từ cuộc khủng hoảng năm 2010".

Một mũi nhọn trong chiến lược của Jogmec là đa dạng hóa nguồn cung của Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào và hợp tác với các công ty đất hiếm trên khắp thế giới bắt đầu ngay sau lệnh cấm vận của Trung Quốc, bao gồm cả việc giải cứu Lynas của Úc khỏi sự sụp đổ, để xây dựng danh mục nhà cung cấp rộng lớn hơn. Nó cũng hỗ trợ các nỗ lực tái chế đất hiếm, cũng như nghiên cứu để phát triển các chất thay thế đất hiếm. Theo số liệu của UN Comtrade, Nhật Bản đã cắt giảm nguồn cung cấp đất hiếm từ Trung Quốc từ hơn 90% xuống còn 58% trong vòng một thập kỷ. Nó đặt mục tiêu đưa con số đó xuống dưới 50% vào năm 2025.

Theo Nikkei, khi sự chuyển dịch toàn cầu sang xe điện và năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy nhu cầu đất hiếm tăng vọt, Nhật Bản sẽ tăng cường tài trợ hơn nữa cho việc thăm dò và khai thác đất hiếm. Một điểm đáng chú ý nữa là nước này đã nâng mức giới hạn 50% hiện tại đối với tài trợ của nhà nước cho các dự án thăm dò tài nguyên, điều này có thể giảm bớt gánh nặng tài chính của khu vực tư nhân trong các dự án khai thác vốn đã rủi ro.

Và kết quả là, sự phụ thuộc của Nhật vào đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh.

Sự phụ thuộc của Nhật vào đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh qua các năm. (Nguồn: UN Comtrade)

Các chuyên gia trong ngành cho rằng ví dụ của Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư có mục tiêu do nhà nước lãnh đạo vào lĩnh vực đất hiếm. Thông qua Jogmec, Nhật Bản có thể chỉ đạo các quỹ chính phủ đáng kể để hỗ trợ các dự án khai thác khác nhau và đảm bảo quyền đối với một lượng đất hiếm nhất định trong những gì được gọi là thỏa thuận bao tiêu. Thông thường, điều đó có nghĩa là Nhật Bản có thể chốt số lượng nhập khẩu đất hiếm cụ thể trong một khung thời gian được chỉ định. Điều đó cũng ổn định khối lượng và giá cả của nguồn cung cấp, điều quan trọng đối với sự bền vững của các nhà sản xuất hạ nguồn sử dụng vật liệu đất hiếm để sản xuất pin và nam châm dùng cho những thứ như xe điện và tua bin gió.

Ví dụ, Jogmec và công ty thương mại hàng đầu Nhật Bản Sojitz đã đầu tư 250 triệu USD vào Lynas vào năm 2011 để đổi lấy nguồn cung đất hiếm ổn định. Các điều khoản cho vay đã được cơ cấu lại vào năm 2016 để giữ cho Lynas ốm yếu không bị phá sản và được tái cơ cấu vào năm 2019 để đảm bảo Nhật Bản nhận được “nguồn cung ưu tiên” đất hiếm của mình đến năm 2038.

Ngoài ra, Jogmec gần đây đã tăng cường đầu tư vào một liên doanh với Canada- có trụ sở chính Namibia Critical Metals trong dự án khai thác đất hiếm Lofdal ở Namibia. Jogmec đã đầu tư hàng triệu USD để tài trợ cho hoạt động thăm dò và phát triển vào Lofdal, và có thể rót thêm (pdf) 10 triệu USD. Dự án Lofdal có ý nghĩa đặc biệt vì nó rất giàu đất hiếm nặng.

Bài học của Nhật Bản cho Mỹ và Châu Âu

Khi Mỹ và châu Âu tìm cách đảm bảo chuỗi cung ứng đất hiếm của họ và hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc, mô hình của Nhật Bản có thể là một gợi ý tốt.

Một điểm khác biệt chính là trong khi Nhật Bản khan hiếm tài nguyên khoáng sản thì Mỹ và châu Âu lại có trữ lượng đất hiếm khá lớn. Trong trường hợp của Mỹ, vấn đề là họ đã nhượng lại khả năng khai thác và chế biến cho Trung Quốc trong những thập kỷ qua, và hiện phải xây dựng lại ngành công nghiệp vào thời điểm Trung Quốc đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.

Thực ra, trong nhiều thập kỷ trước – cho tới những năm 1950 Nam Phi và Mỹ mới là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu trên thế giới - và sau này chắc cũng sẽ khác. Trữ lượng khoáng sản có đất hiếm trên thế giới, theo báo cáo nói trên của GAO là khoảng 99 triệu tấn (trong đó Trung Quốc chiếm 36%, Mỹ 13%, Úc 5,4%, các nước Liên Xô cũ 19%, các nước khác 22%), đủ dùng cho cả thế giới vài trăm năm!

Vấn đề phức tạp nằm ở quy trình sản xuất đất hiếm mà bảo vệ được môi trường sống của con người. Sản xuất đất hiếm thuần tuý (độ tinh khiết đòi hỏi nhiều khi lên đến 99,9999%) từ đất mỏ có trộn lẫn nhiều loại khoáng chất, bao gồm nhiều công đoạn rất ô nhiễm, độc hại – kể cả nguy cơ nhiễm phóng xạ do nhiều mỏ đất hiếm có các chất phóng xạ (thorium, uranium). Chi phí sản xuất dĩ nhiên càng cao khi xã hội càng đòi hỏi những biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân công. Bởi vậy, quy trình sản xuất đất hiếm tại Mỹ và các quốc gia phát triển khác có chi phí lớn, chịu sự kiểm soát gắt gao.

Quyền lực với đất hiếm của Trung Quốc chỉ là quyền lực ảo bởi được xây dựng từ các “mánh lới” sản xuất và thương mại bẩn, có hại môi trường. Trung Quốc khai thác đất hiếm và vươn lên dẫn đầu do giá thành rẻ mạt của mình bằng cách sẵn sàng hi sinh môi trường và sinh mệnh của người dân, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn gắt gao về môi trường trong sản xuất đất hiếm.

Từ công thức thành công của Nhật Bản và Australia, chính phủ Mỹ có thể tham khảo để đảm bảo nguồn cung cấp đất hiếm. Chẳng hạn như Mỹ có thể sử dụng luật liên bang hiện hành để xây dựng kho dự trữ đất hiếm của quốc gia bằng cách cam kết mua đất hiếm từ các nhà sản xuất trong nước trong một số năm nhất định và trong một biên độ giá nhất định, Dan McGroarty, thành viên ban cố vấn giải thích của Đất hiếm Hoa Kỳ.

Trữ lượng đất hiếm theo quốc gia - Tổng 120 triệu tấn. (Nguồn: US Geological Survey)

Trên thực tế, đó sẽ là một thỏa thuận bao tiêu giống như thỏa thuận của Jogmec với các nhà sản xuất đất hiếm khác nhau. Và chính phủ Hoa Kỳ, bằng cách cam kết mua từ một nhà sản xuất nội địa cụ thể, sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến thị trường vốn, ông McGroarty nói. Điều này cũng sẽ tránh được việc “chọn người thắng và người thua”, vốn hỗ trợ trực tiếp của liên bang cho các công ty cụ thể, có thể phải trả giá bằng cách đẩy vốn tư nhân ra khỏi các công ty khác.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các mỏ đất hiếm chỉ đại diện cho phần thượng nguồn của chuỗi cung ứng liên quan đến việc đưa quặng ra khỏi lòng đất. Xử lý những quặng đó thành kim loại đất hiếm có độ tinh khiết cao, sau đó sử dụng chúng để sản xuất nam châm và pin, cũng rất quan trọng.

"Một trăm mỏ mới có thể mở trên khắp thế giới với sự hỗ trợ hào phóng của công chúng, nhưng nếu không đầu tư vào chế biến và chế tạo giá trị gia tăng, phần còn lại của thế giới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm tinh chế và công nghệ chứa đất hiếm", bà Julie Klinger, trợ lý giáo sư địa lý tại Đại học Delaware cho biết.

Ông Mancheri của Hiệp hội Công nghiệp Đất hiếm cho biết: “Để có chuỗi giá trị của riêng mình, còn một điểm mấu chốt rút ra từ thành công tương đối của Nhật Bản“, “Để có chuỗi giá trị của riêng bạn, cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Thị trường không thể giành lại cho quốc gia ngành công nghiệp mà họ đã đánh mất”.

Đất hiếm “nhẹ” và “nặng” dùng để chỉ số nguyên tử của chúng. Lynas tập trung nhiều hơn vào sản phẩm nhẹ, trong khi Trung Quốc hiện đang thống trị nguồn cung cấp loại nặng trên toàn cầu. Nam châm vĩnh cửu đất hiếm được sử dụng rộng rãi nhất, neodymium-iron-boron hoặc NdFeB, sử dụng neodymium và paseodymium của đất hiếm nhẹ. Thêm một loại đất hiếm nặng như dysprosi và đôi khi là terbi làm cho nam châm ổn định nhiệt độ hơn và thích hợp để sử dụng trong các tuabin gió ngoài khơi nơi chi phí bảo trì cao.

Đức Duy - Mộc Trà

NGUỒN THAM KHẢO

https://finance.yahoo.com/news/japan-global-rare-earths-quest-054140580.html

https://qz.com/1998773/japans-rare-earths-strategy-has-lessons-for-us-europe/

https://www.ntdvn.net/kinh-te/vu-khi-dat-hiem-cua-tq-rui-ro-vi-chinh-bien-myanmar-161842.html



BÀI CHỌN LỌC

Kinh nghiệm ‘thoát Trung’ cho Mỹ và Châu Âu từ bài học đất hiếm của Nhật Bản