Trung Quốc đang mất đi các đối tác thương mại ‘có giá trị nhất’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu mới cho thấy các quốc gia cảm thấy “tiêu cực nhất” đối với Trung Quốc cũng là các đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này. Có vẻ như Bắc Kinh đã tự “đâm đầu vào ngõ cụt”?

Trong 3 năm gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã leo thang, bao gồm chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, xung đột biên giới với Ấn Độ, vấn đề hàng hải với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, cáo buộc gián điệp công nghiệp liên quan đến Huawei, Vương quốc Anh và phản ứng của các nước phương Tây khác đối với luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus Corona chủng mới...

Kẻ thù của Trung Quốc là ai? Trung Quốc có thể dựa vào bạn bè ở mức độ nào?

Với sự phụ thuộc mạnh vào khu vực quốc tế trong nền kinh tế Trung Quốc, đây là những câu hỏi quan trọng cần xem xét. Các biện pháp trừng phạt thương mại, như trước đây, có thể được sử dụng để trừng phạt Trung Quốc. Nếu các biện pháp trừng phạt như vậy được thực hiện, thương mại quốc tế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào?

Chúng tôi đã lấy 26 đối tác thương mại lớn, chiếm 80% tổng thương mại của Trung Quốc (loại trừ Đài Loan do dữ liệu không thống nhất và Hong Kong do hàng hóa Trung Quốc được tái xuất khỏi thành phố).

Chúng tôi đã xếp 24 quốc gia còn lại dựa trên mối quan hệ của họ với Trung Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu lớn, và đã thống kê được số lượng các bài báo trên Financial TimesSouth China Morning Post, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2020, chứa các cảm xúc tiêu cực như “căng thẳng”, “bất đồng”, “tranh chấp”, “buộc tội” và “chiến tranh” liên quan đến Trung Quốc và các đối tác thương mại.

Chúng tôi phân loại "cảm xúc" của các quốc gia đối với Trung Quốc:

  • Các quốc gia có hàm ý tiêu cực lớn nhất: màu đỏ;
  • Các quốc gia ở mức trung bình: màu vàng;
  • Các quốc gia có ít hàm ý tiêu cực: màu xanh lá cây.

Các nước màu đỏ (tiêu cực về Trung Quốc) - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ấn Độ và Vương quốc Anh - chiếm 30% tổng thương mại của Trung Quốc.

Các nước màu vàng (trung bình)- Hàn Quốc, Úc, Việt Nam, Brazil, Singapore, Ả Rập Xê Út, Pháp, Canada và Ý - chiếm 24% tổng thương mại của Trung Quốc.

Các nước màu xanh (ít tiêu cực)- Malaysia, Thái Lan, Hà Lan, Indonesia, Mexico, Philippines, UAE, Nam Phi và Chile - chiếm 14% tổng thương mại.

Màu đỏ: lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Màu xanh: lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Tiếp theo, chúng tôi đánh giá xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc liên quan đến các nhóm quốc gia này, có 11 danh mục sản phẩm chiếm 1/2 tổng nhập khẩu của Trung Quốc và 17 danh mục sản phẩm chiếm 1/2 tổng xuất khẩu của Trung Quốc.

Trung bình, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 17% các sản phẩm này từ các nước màu đỏ, trong khi 30% và 11% nhập khẩu lần lượt từ các nước màu vàng và xanh lá cây.

Trung Quốc xuất khẩu trung bình 39% các mặt hàng này sang các nước màu đỏ, nhưng chỉ 16% và 13% tương ứng với các nước màu vàng và xanh lá cây.

Nói cách khác, khi nói đến nhập khẩu, các nước màu vàng và xanh lá cây nhiều hơn đáng kể. Các quốc gia màu đỏ là điểm đến xuất khẩu quan trọng.

Các sản phẩm nhập khẩu chính bao gồm chất bán dẫn, dầu thô, linh kiện máy tính, quặng sắt, khí đốt tự nhiên và ô tô. Các nước màu vàng có khả năng cung cấp các sản phẩm này cho Trung Quốc. Lấy ví dụ về chất bán dẫn: khoảng 10,6% nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc là từ các nước màu đỏ, so với 29,1% từ các nước màu vàng và 13,2% từ các nước xanh lá cây.

Đối với ô tô, gần 82% hàng nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các nước màu đỏ. Mặc dù các nước vàng và xanh có dung lượng thị trường nhưng Trung Quốc sẽ khó phân bổ lại cầu của mình một cách nhanh chóng.

Xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là máy móc và thiết bị vận tải cũng như quần áo. Ví dụ về máy vi tính và máy tính xách tay. Hơn 48% xuất khẩu loại sản phẩm này của Trung Quốc đến các nước màu đỏ trong khi chỉ có 11,2% và 15,7% được chuyển đến các nước màu vàng và xanh lá cây.

Một ví dụ điển hình khác là giày dép. Khoảng 45% xuất khẩu giày dép của Trung Quốc đến các nước màu đỏ trong khi chỉ có 12,1% và 12,4% đến các nước màu vàng và xanh lá cây.

Trong cả hai ví dụ này, các nước màu vàng và xanh lá cây không có khả năng hấp thụ hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chỉ sau khi hợp nhất quy mô thị trường của các nước vàng và xanh, các nước này mới có thể hấp thụ 10 trong số 17 loại sản phẩm.

Phân tích trên ngụ ý như sau:

Thứ nhất, việc Trung Quốc leo thang căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế với các quốc gia không bao giờ là một ý kiến ​​hay. Trong trường hợp của Trung Quốc, “thù địch” với Hoa Kỳ và các mối quan hệ không mấy dễ chịu với Anh, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, tất cả đều “quá nhiều” từ góc độ kinh tế học quốc tế.

Thứ hai, các mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ với EU ở phía Tây và ASEAN ở phía Nam của Trung Quốc đã trở nên suy yếu. Các mối quan hệ Trung Quốc - Châu Âu và Trung Quốc - Đông Nam Á có từ nhiều thế kỷ trước, và hiện đang trên đà bị “vấy bẩn” và khó phục hồi.

Thứ ba, vì xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những căng thẳng này so với nhập khẩu, nên nước này đang chú trọng thị trường tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, với việc gần 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”, kế hoạch “tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng nội địa” của Chủ tịch Tập có nguy cơ “phá sản”. Thị trường tiêu dùng nội địa yếu kém này không thể thay thế thị trường của các nước màu đỏ.

Các nhà phân tích chiến lược của Rand Corp đưa ra kết luận cho rằng “rất có thể xảy ra” khả năng: Một Trung Quốc “trì trệ” không giải quyết được tình trạng nghèo đói trên diện rộng và suy thoái môi trường, đồng thời không quản lý được các cuộc khủng hoảng bên ngoài.

Và thế giới ‘“không cẩn nổ một phát súng nào, ĐCSTQ cũng sẽ... tự đánh bại chính mình”!

Tác giả: Tiến sĩ Bala Ramasamy là giáo sư kinh tế và phó hiệu trưởng tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Châu Âu (CEIBS). Tiến sĩ Wu Howei là giảng viên kinh tế học tại CEIBS. Tiến sĩ Matthew Yeung là phó giáo sư tại Trường Kinh doanh và Quản trị Lee Shau Kee thuộc Đại học Mở Hong Kong.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đang mất đi các đối tác thương mại ‘có giá trị nhất’