Kế hoạch Tái thiết Vĩ đại - trò lố của “Diễn đàn Kinh tế Thế giới”?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một video quảng cáo phát hành trùng với thời điểm hội nghị thượng đỉnh Davos hàng năm đang diễn ra, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, kế hoạch tổng thể theo chủ nghĩa toàn cầu - hay còn gọi là Tái lập Vĩ đại - cho một Trật tự Thế giới Mới là điều hoàn toàn phù hợp trong thời điểm hiện tại, và không có gì “đáng ngờ” như nhiều người vẫn băn khoăn: “Xin hay tin tưởng! Chúng tôi nào phải Qủy dữ!", video kêu gọi.

Trong video này, WEF thừa nhận rằng một số người nghĩ rằng Tái lập Vĩ đại nghe giống như "một kế hoạch bất chính để thống trị thế giới".

Vậy sự thật là như thế nào? Video tiếp tục khẳng định: Tái lập Vĩ đại chỉ đơn giản là “một cơ hội để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Nếu mọi người có nghi ngờ gì thì là do lỗi của 'hệ thống bị trục trặc” và “đại dịch”. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người đã bị một hệ thống quản lý sai lầm và đại dịch tước đi những quyền công dân tối thiểu khiến họ lo sợ, nghi ngờ rằng các nhà lãnh đạo khắp nơi đều là những kẻ đầy âm mưu.

Đó là những điều mà WEF đã tuyên bố. Nhưng trên thực tế, có một lời giải thích hợp lý hơn về sự quan ngại của mọi người đối với Tái lập Vĩ đại: người dân đã tìm hiểu kỹ thông tin về kế hoạch này và những gì phát hiện được khiến họ thực sự cảm thấy bất an.

Trong nhiều năm, người ta đã coi những đoàn xe jet và limousine đến Davos như là một trò đùa - “các tỷ phú đến để nói với các triệu phú khác rằng những người dân bình thường nên sống như thế nào”.

Nhưng kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, người ta đã chú ý nhiều hơn về điều mà những nhà tài phiệt đến dự tiệc ở Davos đang suy tính: một sự tiếp quản thế giới toàn trị, trong đó một nhóm tinh hoa sẽ kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của toàn bộ dân thường, đẩy họ xuống địa vị nông nô thời Trung cổ.

Trước đây, WEF không hề giấu giếm mục đích này. Năm 2016, WEF đã phát hành một video tô vẽ về một tương lai mà ở đó con người không sở hữu tài sản: Chào mừng đến với năm 2030. Tôi không có tài sản, không có quyền riêng tư và cuộc sống chưa bao giờ tốt hơn!

Năm ngoái, người sáng lập WEF Klaus Schwab thậm chí đã viết một cuốn sách kỷ niệm đại dịch, không phải là như một cuộc khủng hoảng mà là một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống “bình thường mới”.

Trong cuốn “Covid-19: cuộc tái lập vĩ đại”, ông này viết: Tại thời điểm viết bài (tháng 6/2020), đại dịch đã diễn biến phức tạp ở khắp mọi nơi. Nhiều người trong chúng ta tự hỏi khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Câu trả lời ngắn gọn là: không bao giờ. Chúng ta sẽ không bao giờ trở lại cuộc sống bình thường như trước đại dịch xảy đến bởi vì sự xuất hiện của virus Vũ Hán đã đánh dấu một bước thay đổi cơ bản trong quỹ đạo toàn cầu của chúng ta.

Nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra khi mà điều mọi người mong muốn không phải là một trạng thái “bình thường mới” mà chỉ đơn giản là được nhanh chóng quay trở lại cuộc sống cũ? Cả Schwab và những người thúc đẩy Tái lập Vĩ đại dường như đều không hiểu điều này.

Video mới nhất của họ thúc giục: Hãy cùng hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn!

Một trong những khía cạnh gây tò mò là video này chỉ trích: kể từ sau đại dịch, những người siêu giàu ngày càng giàu hơn và những người nghèo càng nghèo hơn.

Đầu năm 2020, 1% dân số đang sở hữu 44% của cải của toàn thế giới. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các tỷ phú đã tăng tài sản của họ hơn 25% trong khi 150 triệu người nghèo nhất lại rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

Điều này là một thực tế không thể bàn cãi, có điều WEF có vẻ hơi đạo đức giả khi rất nhiều thành viên và diễn giả của tổ chức này thuộc nhóm tỷ phú được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​đại dịch.

Thật vậy, sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, người ta đã hiểu ra rằng đây chính là chìa khóa của vấn đề. Ông Patrick M Wood, khách mời của chương trình Delingpod, nhận định rằng các biện pháp chống virus Vũ Hán hà khắc được các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện, theo sự xúi giục của Tổ chức Y tế Thế giới do ĐCSTQ kiểm soát, là một nỗ lực có chủ ý và được phối hợp bài bản nhằm đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ, trao quyền cho các tập đoàn lớn và khiến những người bình thường phụ thuộc nhiều hơn vào nhà nước. Ông cho rằng đây chính là bản chất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới mà hầu như không ai có thể theo dõi được hết các cuộc thảo luận của ban điều hành.

Ngay cả sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần - bài phát biểu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - cũng chỉ thu hút được chưa đến 19.000 lượt xem. WEF đã vô hiệu hóa tất cả bình luận trong các phần thảo luận khi thấy rằng hầu hết là bình luận tiêu cực. Bài phát biểu của ông Tập cho đến nay đã có gần 400 lượt thích nhưng lại có tới 1,1 nghìn lượt không thích. Tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn nữa nếu người xem thật sự quan tâm đến những gì ông này phát biểu.

Phần video âm nhạc, mặc dù được WEF đầu tư rất công phu với các tiết mục của các nhạc sĩ cổ điển biểu diễn tại nhiều nơi trên thế giới - (Massachusetts, Mỹ; Sao Paolo, Brazil; Drakensberg, Nam Phi; Kabul , Afghanistan; Philadelphia, Hoa Kỳ; Bắc Kinh, Trung Quốc; Florence, Ý; Vienna, Áo), cũng chẳng có mấy người quan tâm.

Một video tựa đề See Me: A Global Concert / Davos Agenda 2021 - cho đến nay đã thu hút chưa đến 7.200 lượt xem. Và như thường lệ, phần bình luận bị tắt.

Các diễn giả tại hội nghị trực tuyến năm nay bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron; Thủ tướng Đức Angela Merkel; cô bé chống biến đổi khí hậu Greta Thunberg; Tiến sĩ Snake Anthony Fauci, v.v... - nhưng xem ra đều không tạo được mấy ấn tượng.

Phát thanh viên Toby Young bình luận trên podcast “Tiếng gọi Luân Đôn”: VEF là một tổ chức phản dân chủ và xa rời thực tế. Họ tung hô rằng Tái lập Vĩ đại là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng thực tế là không có người dân bình thường nào đồng ý với điều đó, thậm chí họ thấy đây là một kế hoạch không đáng để bận tâm một chút nào.

Thủy Tiên

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Kế hoạch Tái thiết Vĩ đại - trò lố của “Diễn đàn Kinh tế Thế giới”?