Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc bắt đầu rạn nứt khi người dân rút vốn ồ ạt từ 2 ngân hàng trong một tuần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền địa phương và cảnh sát ở cả hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây đã buộc phải can thiệp sau những tin đồn liên quan đến Ngân hàng Bảo Định và Ngân hàng Thương mại Dương Tuyền. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế từ coronavirus, Trung Quốc đang hy vọng dựa vào những tổ chức tín dụng nhỏ của mình để cung cấp vốn cho các nhà máy và nông dân.

Hệ thống ngân hàng trị giá 40 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đang chứng kiến ​​những dấu hiệu rắc rối ngày càng gia tăng với hiện tượng dân rút vốn ồ ạt tại hai ngân hàng cho vay nhỏ tại địa phương vào tuần trước, một dấu hiệu cho thấy một núi nợ và sự suy giảm kinh tế chưa từng có đã bắt đầu khởi tác dụng phá hoại hệ thống này.

Người dân ồ ạt rút tiền gửi tại 2 ngân hàng thương mại nhỏ của địa phương

Chính quyền địa phương và cảnh sát ở cả thành phố Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc và Dương Tuyền, một thị trấn khai thác than ở tỉnh Sơn Tây, tuần trước đã cầu xin khách hàng không rút tiền từ các ngân hàng địa phương do ảnh hưởng bởi các tin đồn dù được xem là không có căn cứ.

Hôm thứ Bảy, thành phố Bảo Định cho biết trên tài khoản WeChat chính thức của mình rằng Ngân hàng Bảo Định vẫn hoạt động bình thường và mọi người “không nên tin hoặc lan truyền tin đồn và nên cùng nhau bảo vệ an ninh tài chính và trật tự xã hội tốt” sau khi một nhóm người gửi tiền vội vàng rút tiền từ ngân hàng.

Cảnh sát địa phương đã đưa ra một tuyên bố rằng họ đã bắt giữ hai cá nhân vì đã lan truyền tin đồn dẫn đến sự hoảng loạn trong cộng đồng.

Ba ngày trước đó, chính phủ và cảnh sát ở Dương Tuyền đã buộc phải đưa ra một tuyên bố tương tự sau khi những người gửi tiền địa phương đổ xô đến Ngân hàng thương mại Dương Tuyền.

Theo một thông báo của chính quyền địa phương hôm thứ Tư, chính quyền địa phương đã kêu gọi công chúng không rút tiền mặt từ ngân hàng theo nhóm và “nên cảnh giác với những rủi ro khi nắm giữ rất nhiều tiền mặt”.

Các chi nhánh địa phương của ngân hàng trung ương Trung Quốc và cơ quan quản lý ngân hàng cũng đưa ra các tuyên bố nhằm đảm bảo với công chúng rằng tiền tiết kiệm của họ tại các ngân hàng là an toàn.

Nhiều đợt rút tiền ồ ạt đã diễn ra tại một số ngân hàng thương mại trên khắp đại lục trong nhiều tháng qua

Các cuộc điện thoại tới cả hai ngân hàng đã không được trả lời vào thứ Ba.

Rút tiền khỏi ngân hàng là không cần thiết đối với hầu hết người tiết kiệm vì tiền gửi ngân hàng ở Trung Quốc được đảm bảo lên tới 500.000 nhân dân tệ (70.000 USD) mỗi ngân hàng; tuy nhiên, các sản phẩm quản lý tài sản đầu tư và kế hoạch đầu tư ủy thác, phổ biến trong dân cư Trung Quốc và thường được bán thông qua các chi nhánh ngân hàng, không được bảo vệ.

Ngân hàng Cam Túc, đã huy động được 6 tỷ đô la Hong Kong (848.000 USD) thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu tại Hong Kong vào tháng 1 năm 2018, đã bị tấn công bởi một đợt rút tiền ngân hàng vào tháng 4, trong khi Ngân hàng ven biển Dinh Khẩu ở tỉnh Liêu Ninh nhận được nhiều yêu cầu rút tiền mặt lượng lớn trong tháng 11.

Và trong khi các hoạt động rút tiền ngân hàng thường được làm dịu nhanh chóng sau khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương, đợt rút tiền lần này là sự nhắc nhở về tình hình tài chính không an toàn tại các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc trong bối cảnh các khoản vay khó đòi và triển vọng tăng trưởng tồi tệ bị trầm trọng thêm do tác động của coronavirus.

Ngân hàng Bảo Định cho biết trong báo cáo tài chính của mình rằng tỷ lệ nợ xấu của nó đã tăng đều đặn lên 2,12% vào cuối năm 2019 từ 2,09% vào năm 2018 và 1,84% vào năm 2017.

Ngân hàng Dương Tuyền chưa công bố dữ liệu năm 2019, nhưng tỷ lệ nợ xấu của nó đã tăng hơn gấp đôi lên 2,57% vào năm 2018 từ 1,03% vào cuối năm 2017.

Sự xuất hiện của những người cho vay nhỏ ở Trung Quốc trong thập kỷ qua là kết quả của mô hình tăng trưởng do nhà nước lãnh đạo, từ đó đã thúc đẩy chi tiêu bằng nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nhiều người hiện đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu tăng, không đủ vốn và quản trị kém.

Theo số liệu do Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc công bố, tỷ lệ nợ xấu trung bình tại các ngân hàng thương mại thành phố - một nhóm bao gồm cả ngân hàng Bảo Định và ngân hàng thương mại Dương Tuyền - là 2,45% trong quý đầu năm 2020, khoảng 1,7 lần so với mức trung bình 1,41% của bốn ngân hàng nhà nước lớn trong cùng thời kỳ.

Khủng hoảng ngân hàng nhỏ - số liệu thực có thể tồi tệ hơn nhiều

Nhưng bức tranh thực sự có thể tồi tệ hơn nhiều sau khi chính quyền trung ương năm ngoái nắm quyền kiểm soát

Ngân hàng Baoshang với tư cách là người cho vay ở Nội Mông, một ngân hàng từng đứng hàng dẫn đầu, nhưng đã không thể duy trì hoạt động và được tái cấp vốn và cải tổ. Năm ngoái, chính quyền trung ương cũng đã buộc phải bảo lãnh Ngân hàng Cẩm ChâuNgân hàng Hoành Phong.

Steven Chan, giám đốc điều hành nghiên cứu vốn cổ phần tại Haitong International cho biết, “trong nhiều trường hợp, tại nhiều thành phố và các quận, đã diễn ra hoạt động hợp nhất giữa các tổ chức tín dụng nhỏ. Đặc biệt là những tổ chức yếu kém”.

Đối với cơ quan tài chính Trung Quốc dưới thời Phó Thủ tướng Lưu Hạc, điểm mấu chốt là các vấn đề tại các tổ chức đơn lẻ sẽ không phát triển thành rủi ro hệ thống. Áp lực để giải quyết các vấn đề của các tổ chức địa phương thường đặt lên vai chính quyền địa phương, và Bắc Kinh rất kín đáo trong việc trực tiếp bảo lãnh cho các ngân hàng địa phương.

Khủng hoảng của các ngân hàng nhỏ đến vào thời điểm Bắc Kinh cần họ nhất vì chính quyền Trung Quốc đang dựa vào những nhà cho vay nhỏ, thường phục vụ các doanh nghiệp nhỏ, cung cấp tín dụng cho các nhà máy và trang trại là những tế bào kinh tế của nền kinh tế Trung Quốc còn có thể sống sót sau tác động của coronavirus.

Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc đang soạn thảo một kế hoạch liên quan đến việc tái cấp vốn của những người cho vay nhỏ, mặc dù chi tiết vẫn chưa được công bố. Theo tờ 21st Century Business Herald, Trung Quốc đang nghĩ đến việc bán trái phiếu đặc biệt trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (28 tỷ USD), thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, để gây quỹ cho các chủ sở hữu nhà nước của các ngân hàng địa phương.

Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, tổ chức định mức tín nhiệm Moody “cho rằng sự chậm lại của tăng trưởng cho vay đối với các ngân hàng khu vực sẽ tiếp tục trong phần còn lại của năm 2020”, ngoài ra còn bổ sung thêm rằng lợi nhuận thấp gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc bổ sung đủ vốn từ nguồn lợi nhuận.

Đức Thiện

Theo South China Morning Post



BÀI CHỌN LỌC

Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc bắt đầu rạn nứt khi người dân rút vốn ồ ạt từ 2 ngân hàng trong một tuần