Gói cứu trợ kích thích 1.900 tỷ USD của Joe Biden làm tăng nguy cơ nổ bong bóng tài sản toàn cầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà phân tích cảnh báo, gói kích thích kinh tế mới của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Biden, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang sẵn sàng tiếp tục khai thác kênh tiền tệ, có thể khiến hàng nghìn tỷ USD được bơm thêm vào hệ thống tài chính toàn cầu và dẫn đến một loạt bong bóng giá tài sản.

Vào thứ Ba (ngày 12/1), chứng khoán và tiền tệ châu Á đang giữ ở gần mức cao. Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden tuần trước cho biết ông sẽ vạch ra các biện pháp cứu trợ đại dịch mới trị giá ít nhất một nghìn tỷ đô-la Mỹm bên cạnh kế hoạch cứu trợ 900 tỷ đô-la Mỹ đã được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020. Tổng cộng là 1,9 ngàn tỷ đô-la Mỹ cứu trợ, kích thích kinh tế sẽ được Chính phủ mới bơm vào nền kinh tế.

Cái gọi là Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) - hiện đang thịnh hành trong một số nhà lãnh đạo tài chính - lập luận rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể ban hành lượng kích thích vô hạn và chi tiêu khi cần thiết cho tất cả các nguyên nhân mong muốn vì Cục Dự trữ Liên bang luôn có thể in tiền để bù đắp.

'Hoa Kỳ tiếp tục in tiền và điều này... đẩy tài sản tài chính vào một bong bóng mà cuối cùng sẽ nổ tung'

Nhưng các khoản nợ tăng cao và chi tiêu thâm hụt của Mỹ cũng đang được duy trì bởi các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán Kho bạc Mỹ và các tài sản bằng đô-la Mỹ.

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng Greater China tại Ngân hàng ANZ cho biết: “Mỹ tiếp tục in tiền và điều này trở thành vấn đề vì nó đẩy các tài sản tài chính và tài sản vào một bong bóng mà cuối cùng sẽ vỡ ra. Tuy nhiên, cho đến khi có một sự thay đổi trong trật tự thế giới, mọi người đều phải chơi cùng trong một nền kinh tế toàn cầu lấy Hoa Kỳ làm trung tâm”. (Theo SCMP).

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây hơn một thập kỷ, nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp đã tăng lên ở nhiều quốc gia, nhưng đặc biệt là ở Mỹ, quốc gia hiện đang nợ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Khoản vay của chính phủ Hoa Kỳ - bao gồm nợ liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương - đã tăng từ 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2007 lên 99% vào năm 2013 và 127% trong II/2020, dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy.

Các chính phủ nước ngoài sở hữu 7,07 nghìn tỷ USD, tương đương 26% trong số 27 nghìn tỷ USD nợ quốc gia của Mỹ tính đến tháng 10 năm ngoái, trước khi kế hoạch kích thích kinh tế gần đây nhất của chính phủ Mỹ được thông qua vào tháng 12 năm 2020.

Trong quý II/2020, nợ doanh nghiệp của Mỹ không bao gồm khu vực tài chính đã ở mức 84% GDP - tăng từ 67% vào cuối quý II/2007. Tuy nhiên, nợ hộ gia đình đã giảm xuống 77% GDP từ 98% so với cùng kỳ.

Nợ công ty tăng mạnh trong năm ngoái do các công ty vay nặng lãi để tồn tại trước tác động kinh tế của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ được hưởng định mức tín nhiệm quốc gia cao nhất vì địa vị là nhà phát hành đồng tiền dự trữ chính của thế giới, mặc dù họ chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.

Tỷ lệ nợ/tiền mặt và nợ/GDP của khu vực doanh nghiệp phi tài chính của một số nền kinh tế trên thế giới (Nguồn: Viện Tài chính quốc tế - IIF)n: Bloomberg)
Tỷ lệ nợ/tiền mặt và nợ/GDP của khu vực doanh nghiệp phi tài chính của một số nền kinh tế trên thế giới (Nguồn: Viện Tài chính quốc tế - IIF)

'Thật khó cho để giảm sự phụ thuộc vào đô-la Mỹ và hệ thống tài chính Hoa Kỳ' - Louis Kuijs

Hoa Kỳ có xếp hạng tín dụng ba-A từ các cơ quan xếp hạng tài chính Moody's và Fitch Ratings. Standard and Poor's đánh giá chính phủ Hoa Kỳ ở mức AA +.

Atsi Sheth, giám đốc điều hành của nhóm nghiên cứu và chiến lược tín dụng tại Moody's Investors Service, cho biết: “Vai trò trung tâm và duy nhất của thị trường trái phiếu kho bạc và đô-la Mỹ trong hệ thống tài chính quốc tế thực sự hỗ trợ khả năng nợ của chính phủ Mỹ. Chúng tôi không mong đợi trạng thái của đồng đô-la Mỹ như một loại tiền tệ dự trữ sẽ thay đổi trong thời gian tới".

Các hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên đô-la Mỹ khiến các quốc gia như Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cắt giảm sự phụ thuộc vào đồng đô-la Mỹ và bởi thế họ vẫn nắm giữ một lượng lớn Trái phiếu kho bạc Mỹ, bất chấp mối quan ngại từ lâu về sức mạnh tài chính suy giảm của chính phủ Mỹ.

Đầu năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Ôn Gia Bảo cho biết ông “hơi lo lắng” về sự an toàn của các khoản Trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Ông đưa ra nhận xét sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng khác thường, trong đó tiền được bơm trực tiếp vào hệ thống tài chính bằng cách mua từ Kho bạc Hoa Kỳ và các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp.

Trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc đã giảm khối lượng dự trữ chứng khoán Kho bạc Mỹ. Tháng 10/2020, đánh dấu 5 tháng liên tiếp Trung Quốc giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong kho dự trữ ngoại tệ của họ - xuống 1,062 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2017, dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy.

Nhưng tỷ trọng của đô-la Mỹ trong dự trữ tiền tệ toàn cầu cho đến nay vẫn chiếm ưu thế nhất, vẫn ở mức 60% hiện nay so với tỷ trọng 2% của đồng nhân dân tệ, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

“[Thật] khó cho các nền kinh tế giảm sự phụ thuộc của họ vào đô-la Mỹ và hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Đó sẽ là một quá trình lâu dài”, Louis Kuijs, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, cho biết.

Trung Quốc đã cố gắng làm điều đó một phần bằng cách tăng cường vai trò của đồng nhân dân tệ. Nhưng tiến bộ đạt được rất, rất khiêm tốn.

Đồng đô-la Mỹ đã mất 6,7% giá trị so với rổ tiền tệ chính vào năm ngoái dưới sức nặng khổng lồ của nợ Mỹ và thâm hụt thương mại lớn của quốc gia.

Hôm thứ Ba (ngày 12/1), chỉ số đô-la Mỹ đứng ở mức 90,5 - giao dịch gần mức thấp nhất trong hơn hai năm vừa qua. Dự báo sẽ giảm với tốc độ chậm hơn trong năm nay, giảm 2% từ mức hiện tại xuống mức 88,7 vào cuối năm, theo các nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò.

Sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng 6,3% so với đồng đô-la Mỹ vào năm ngoái, sự tăng giá của nó cũng dự kiến ​​sẽ chậm lại, tăng 1% lên 6,4 trên đô-la Mỹ vào cuối năm, theo cuộc khảo sát.

Hiện tại, gói kích thích bổ sung của Mỹ đang giúp củng cố niềm tin vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu, chuyển dòng vốn vào các thị trường mới nổi rủi ro hơn và sang các cổ phiếu và tiền tệ châu Á, đồng thời tránh xa các tài sản đô-la Mỹ trú ẩn an toàn.

Nhưng vẫn có những lo ngại về khả năng của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ trong việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang, đặc biệt là khi hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ nợ chưa hoàn trả, bao gồm các chương trình an sinh xã hội và Medicare không được tính vào tổng nợ quốc gia.

“Ai đó phải chi trả cho tất cả các khoản vay [dù được hạch toán vào tổng nợ quốc gia hay không]. Và [rủi ro là] quốc gia duy nhất làm điều đó cuối cùng sẽ nổ tung”, Michael Every, chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank cho biết.

“[Vào thời điểm] bạn nhận ra rằng, thực sự không có cách nào thoát khỏi điều này. Nó chỉ là một câu hỏi về sự cố xảy ra khi nào, ở đâu và như thế nào”.

Thiện Nhân
Theo SCMP

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Gói cứu trợ kích thích 1.900 tỷ USD của Joe Biden làm tăng nguy cơ nổ bong bóng tài sản toàn cầu?