Giá cả hàng hóa thế giới đang tăng mạnh trở lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tháng 8, vàng lần đầu tiên đạt đỉnh 2.000 USD / ounce, do lãi suất thấp khiến loại kim loại quý này trở thành nơi trú ẩn hấp dẫn hơn so với bất kỳ loại tài sản nào khác. Giá trị của các mặt hàng khác cũng tăng, không chỉ do các đợt phong tỏa do virus vào tháng 4 mà là tăng ngay từ đầu năm 2020, trước khi đại dịch bắt đầu.

Vào tháng 8, vàng lần đầu tiên đạt đỉnh 2.000 USD / ounce, do lãi suất thấp khiến loại kim loại quý này trở thành nơi trú ẩn hấp dẫn hơn so với bất kỳ loại tài sản nào khác. Giá trị của các mặt hàng khác cũng tăng, không chỉ do các đợt phong tỏa do virus vào tháng 4 mà là tăng ngay từ đầu năm 2020, trước khi đại dịch bắt đầu (xem biểu đồ). Tài sản hàng hóa đang được quản lý đạt mức kỷ lục 640 tỷ USD vào tháng 12, theo ước tính của ngân hàng Citigroup, đạt mức tăng trưởng gần 25% so với mức tăng trưởng hàng năm. Đến ngày 11/1 năm nay, ngay cả chỉ số hàng hóa S&P GSCI vốn bao gồm cả giá dầu mỏ cũng đã đạt mức tăng trưởng của một năm trước đây. Vấn đề được đặt ra hiện nay là liệu giá dầu sẽ phục hồi nhanh như thế nào và giá cả các mặt hàng khác có thể tăng cao đến mức nào.

Giá cả hàng hóa đang tăng mạnh (Nguồn: Bloomberg)
Giá cả hàng hóa đang tăng mạnh (Nguồn: Bloomberg)

Điều đó lại phụ thuộc vào việc liệu các động lực thúc đẩy tăng giá một số mặt hàng nhất định vào năm 2020 có tiếp tục được duy trì vào năm 2021 hay là sẽ được thay thế bởi các động cơ tăng trưởng thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Năm ngoái, Trung Quốc đã chứng tỏ là một nhà nhập khẩu siêu cấp khi tăng cường nhập khẩu hàng hóa và lấp đầy các kho dự trữ chiến lược. Được hưởng lợi từ chiến lược này của Trung Quốc là những nhà xuất khẩu các sản phẩm quặng sắt và đồng phục vụ cho các dự án thép và điện, cũng như các mặt hàng thiết yếu như lúa mì, đậu nành và thịt lợn. Điều này trùng hợp với nguồn cung hạn chế: một số mỏ quặng sắt ở Brazil phải đóng cửa do sự bùng phát của Covid-19, mưa lớn ở Nam Mỹ (do hiện tượng La Nina) làm tăng giá ngũ cốc.

Năm nay đã có dấu hiệu hạn chế về nguồn cung. Ngày 11/1 vừa qua, Argentina đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngô nhưng vẫn áp đặt hạn ngạch. Nga có kế hoạch đánh thuế xuất khẩu lúa mì từ giữa tháng Hai. Nguồn cung thấp và thời tiết lạnh giá đã thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á lên mức cao kỷ lục: hơn 20 USD / triệu BTU. Các mỏ lớn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị hạn chế. Ví dụ, các cuộc biểu tình tại mỏ đồng Las Bambas ở Peru đã làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.

Trong khi đó, dầu tiếp tục phục hồi như dự kiến, có lúc còn tăng cao do tác động của các thông tin tốt về vaccine, có lúc lại sụt giảm mạnh do thông tin về việc tiếp tục phong tỏa do coronavirus. Để tăng giá dầu, Saudi Arabia vừa cho biết họ sẽ hạn chế sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3 tới.

Hai tin tức quan trọng có thể bổ sung cho quá trình tăng giá này: việc vaccine được phân phối rộng khắp tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến cho mức độ du lịch và thương mại tăng vọt. Và một dự luật chi tiêu lớn của chính phủ Dân chủ Mỹ sẽ kích thích hoạt động kinh tế và do đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Điều đó cũng có thể làm suy yếu đồng đô la, điều này sẽ làm cho dầu và các hàng hóa khác tính bằng đô la rẻ hơn đối với người mua ở các thị trường mới nổi, nâng nhu cầu và đẩy giá hàng hóa lên cao hơn.

Những nhà đầu cơ trên giá tăng của hàng hóa, dẫn đầu bởi Jeff Currie của ngân hàng Goldman Sachs, cho rằng xu hướng dài hạn là giá sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. “Bản thân đại dịch là chất xúc tác đẩy giá hàng hóa lên cao”, ông Currie nói. Ngoài việc đồng đô la yếu hơn và kèm theo đó là sự tăng giá đối với hàng hóa, đại dịch có thể có tác động điều chỉnh lại hoạt động của một loạt các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chính phủ ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ đầu tư xanh và nỗ lực thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Ông Currie chỉ ra rằng hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo có tác động lớn đến tiêu dùng, do đó hỗ trợ giá hàng hóa. Và đầu tư xanh - chẳng hạn vào các trạm sạc điện và các trang trại gió - mang tính chất thâm dụng hàng hóa. Những năm đầu chi tiêu xanh thậm chí có thể hỗ trợ nhu cầu dầu mỏ, thông qua sự gia tăng việc làm và hoạt động kinh tế. Goldman ước tính rằng khoản kích thích trị giá 2 triệu đô la trong hai năm tới sẽ làm tăng nhu cầu dầu của Mỹ lên khoảng 200.000 thùng / ngày, tương đương 1%.

Những người hoài nghi lại cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng kém trong thời gian tới. Về ngắn hạn, chuyên gia Ed Morse của Citigroup chỉ ra rằng việc các nhà đầu tư đặt cược vào giá đồng không được hỗ trợ bởi xu hướng cung và tiêu dùng. Số lượng thành viên ít ỏi của đảng Dân chủ tại Thượng viện khó đảm bảo rằng kế hoạch khí hậu của tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ được thông qua. Ông Morse nói: “Chưa từng có điều gì xảy ra trong nhu cầu về hàng hóa mà lại khiến thâm dụng hàng hóa xảy ra gay gắt như thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21".

Quá trình tăng giá đó vẫn đang được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, đầu tư và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi — và đặc biệt là Trung Quốc. Các chính phủ từ Berlin đến Bắc Kinh hiện tuyên bố rằng họ có ý định mang lại một kiểu chuyển đổi mới. Giá cả hàng hóa trong thập kỷ tới phụ thuộc phần lớn vào việc họ có thực hiện đúng những gì họ cam kết hay không.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Giá cả hàng hóa thế giới đang tăng mạnh trở lại