GDP Trung Quốc tăng trưởng ‘đáng thất vọng’ dù được tạo ra bởi Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngập tràn trên các trang tin và thông tin tăng trưởng GDP kỷ lục, thậm chí vượt qua cả những tháng ngày hoàng kim hồi năm 1990 của Trung Quốc. Nhưng ở góc nhìn khác, đây là mức tăng trưởng đáng thất vọng dù đã được Mỹ tình cờ hỗ trợ hết lòng. Nền kinh tế này dường như đang che giấu những thiếu sót dễ bị tổn thương, có thể kìm hãm nền tăng trưởng trong những tháng tới.

Phân tích về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Reuters nhận định rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đã cố gắng đạt được mức tăng trưởng kinh tế hai con số, nhưng thực ra kết quả này rất đáng thất vọng.

Reuters: Tăng trưởng GDP hai con số của Trung Quốc thực ra rất đáng thất vọng

Sản lượng nền kinh tế Trung Quốc tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước trong Quý I/2021, nhưng con số này thấp hơn kế hoạch mà Trung Quốc đề ra. Quý I/2020, cột mốc so sánh để có con số 18,3% là một cột mốc cực thấp do đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra.

Tăng trưởng GDP theo quý của Trung Quốc thấp thứ hai (chỉ sau quý 1/2020) kể từ năm 1992 bất chấp sự mở rộng cực lớn của khu vực sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ (Nguồn: Trading Economics)

Nhưng nếu so với quý trước đó, số liệu đã loại bỏ yếu tố mùa vụ, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 0,6%, sau mức tăng trưởng 3,2% (đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ) của quý 4/2020 trước đó; mức tăng này thậm chí còn thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của thị trường là 1,5%. Đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý yếu nhất kể từ khi sự sụt giảm được ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2020.

Tăng trưởng yếu trong Quý 1/2021 dường như còn che giấu rất nhiều điểm yếu của nền kinh tế này khi có vẻ như doanh số bán lẻ trong nước cũng như sự mở rộng khu vực chế biến chế tạo trước đó không hỗ trợ là bao cho kết quả tăng trưởng.

Mắc kẹt bởi bong bóng nợ, bong bóng giá tài sản và gần 1 tỷ người dân không có quyền tiêu dùng

Doanh số bán lẻ cũng như niềm tin tiêu dùng phục hồi khá nhưng không tác động đáng kể tới tăng trưởng GDP như kỳ vọng (Nguồn Trading Economics)

Doanh số bán lẻ, được coi là điểm yếu trong sự phục hồi, đã tăng hơn một phần ba trong tháng Ba so với một năm trước đó, theo dữ liệu hàng tháng được công bố đồng thời. Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng của người Trung Quốc cũng khôi phục mạnh mẽ kể từ giữa năm 2020 cho tới nay. Điều này cho thấy sức mua của người Trung Quốc, dù phục hồi, nhưng hiển nhiên không tác động đáng kể tới sự phục hồi GDP.

Điều này cũng khiến các phân tích trước đó về khả năng thất bại của chiến lược tăng trưởng lưu thông kép (vừa xuất khẩu vừa kích thích tiêu dùng trong nước) của ông Tập Cận Bình là có lý. Nguyên nhân chủ yếu vì 600 - 900 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập quá thấp, họ không có quyền tiêu dùng, bởi thế không thể trở thành lực lượng người tiêu dùng có thể kích thích nền kinh tế tăng trưởng bền vững như mong muốn của chính quyền Bắc Kinh.

Phân tích nhược điểm trong tăng trưởng của Trung Quốc, không chỉ nằm ở sức tiêu dùng yếu của ⅔ người dân nước này do chênh lệch khoảng cách thu nhập và sở hữu tài sản quá lớn giữa các khu vực dân cư, mà còn nằm ở bất công bằng trong tiếp cận nguồn lực kinh tế nhà nước và tư nhân khiến khối doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc không thể phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào cao hơn và các biện pháp kích thích của Mỹ, chi phí đẩy khiến giá bán tại nhà máy tháng 3 tăng 4,4%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2018. Điều đó tốt cho các nhà sản xuất hàng hóa quốc doanh nhưng các nhà sản xuất tư nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề. Một số khu vực sản xuất đang chứng kiến ​​chi phí tăng vọt 30% trong năm nay đối với các nguyên liệu thô như PVC, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bao gồm cả giày dép.

Lạm phát tăng, giá hàng hóa tăng đương nhiên tăng áp lực lên tỷ giá. Nhưng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) không thể thay đổi tỷ giá. Vì nếu làm vậy thị trường nhà ở, vốn bong bóng đã rất lớn, tiếp tục bị thổi phồng và làm chậm kế hoạch xóa nợ, giảm nợ trên diện rộng của nền kinh tế này. Mặt khác, nếu PBOC tăng lãi suất, hạn chế tín dụng sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do chi phí tài chính tăng, cũng làm tăng tỷ giá hối đoái, giảm năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Chưa kể, thị trường nợ đang chứng kiến các vụ vỡ nợ kỷ lục, nếu tăng lãi suất, kỷ lục vỡ nợ sẽ phải ước tính lại, đó chắc chắn là con số mà PBOC không mong đợi.

Lúc này, trách nhiệm hỗ trợ thị trường rơi vào Bộ tài chính Trung Quốc, họ có thể phải kích thích tài khóa. Nhưng nợ Trung Quốc đã tới mặt trăng, khó kiểm soát do thống kê không đúng, dù bề ngoài còn đẹp đẽ bởi Bắc Kinh tạo ra khung khổ pháp lý cho phép hạch toán giấu nợ tại các địa phương.

Việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương mới nhằm hỗ trợ đầu tư kích thích đã chậm lại đáng kể trong quý đầu tiên; chỉ 2% trong số 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (230 tỷ USD) trong cùng kỳ năm 2020 trái phiếu chính quyền địa phương mới được phát hành. Khi sự tự hài lòng của Trung Quốc về ứng phó với đại dịch của họ giảm dần, và chương trình tiêm chủng bắt đầu chậm chạp, đây không phải là thời điểm để rời chân khỏi bàn đạp kích thích.

Tăng trưởng đáng thất vọng của Trung Quốc được tạo ra bởi Mỹ - Trung Quốc cần cẩn trọng khi nó bị phụ thuộc

Nhìn vào cấu trúc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chúng ta có thể trả lời được câu hỏi liệu Trung Quốc có thực sự mạnh, tương lai của nó có thực sự tươi sáng như dự báo khi quy mô của nó lần lượt vượt qua hết thảy các nền kinh tế trong nhóm G7?

Trong khi đó, tăng trưởng, dù ảm đạm 0,6% trong quý I/2021, đáng tiếc lại chủ yếu nhờ xuất khẩu sang Mỹ. Nói cách khác, đó là mức tăng trưởng ở Trung Quốc, tạo ra bởi Mỹ, nhờ sự “ưu ái” (vô tình hay hữu ý) của chính quyền ông Biden. Nhưng cũng vì thế, Trung Quốc cần cẩn trọng, bởi tận dụng lợi thế xuất khẩu vào Mỹ không chỉ có Trung Quốc, trong khi đó công cụ tỷ giá để cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ của Trung Quốc đang chịu áp lực gia tăng từ bong bóng giá tài sản, bong bóng nợ và bóng ma lạm phát.

PBOC đang siết chặt tín dụng trong quý 1/2021 bất chấp nguy cơ tăng trưởng chậm lại. Các nhà chức trách đang cố gắng kiềm chế đòn bẩy , trong khi cố gắng bơm tiền đủ để hỗ trợ nền kinh tế và đảm bảo tính thanh khoản. Đối với tất cả những lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thu hẹp quy mô cung tiền thông qua mua lại trái phiếu, đợt thu hẹp thanh khoản có thể thực sự xuất phát từ Bắc Kinh. Lập trường này cũng cho thấy các quan chức tiền tệ không quá bận tâm về khả năng lây lan từ căng thẳng gần đây đang nhấn chìm China Huarong Asset Management Co., một trong những nhà quản lý nợ lớn nhất quốc gia. Với việc Fed và Quốc hội Mỹ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, Trung Quốc có thể cần phải thận trọng. Vì động cơ tăng trưởng đang được thực hiện ở nơi khác.

Sự bùng nổ của Mỹ, trong khi kéo dài, là một tin tuyệt vời cho các nhà xuất khẩu - và Trung Quốc là nước lớn nhất. Các lô hàng đến Mỹ đã tăng hơn một nửa trong tháng 3, so với một năm trước đó. Nhưng hàng hoá đến Mỹ không chỉ giới hạn cho mỗi Bắc Kinh. Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 16,5% so với cùng kỳ. Chỉ số quản lý mua hàng trên khắp châu Á, một phong vũ biểu của ngành sản xuất, đang tăng lên.

20 năm qua tất cả chúng ta đã bị chi phối bởi một câu chuyện rằng Trung Quốc dẫn dắt thế giới, trong khi phương Tây phải vui vẻ chấp nhận với vùng GDP tăng trưởng 1% hoặc 2% mỗi năm. Nhưng Hoa Kỳ cũng đang bắt được một làn sóng mới. Tăng trưởng có thể là 7,7% trong năm nay, theo Bloomberg Economics . Con số vượt quá 7% ở Mỹ là cao nhất ​​kể từ năm 1984. Các chỉ số hôm thứ Năm về doanh số bán lẻ tăng cao - mức tăng lớn thứ hai kể từ năm 1992 - và một chỉ số quan trọng khác về hoạt động sản xuất đạt kết quả tốt nhất kể từ năm 1973 chỉ củng cố một kịch bản rất lạc quan.

Với cơn đại hồng thủy do đại dịch gây ra, sẽ thật là buồn nếu không chào đón những con số quý đầu tiên mạnh mẽ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, Bắc Kinh không tự mình xây dựng sự phục hồi này.

Lê Minh - Trà Nguyễn

NGUỒN TIN THAM KHẢO

  1. https://www.reuters.com/breakingviews/china-makes-double-digit-growth-look-disappointing-2021-04-16/
  2. https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2021-04-16/china-gdp-18-3-growth-is-a-record-but-beijing-got-help-from-u-s-recovery+&cd=13&hl=en&ct=clnk&gl=sg&client=opera

 



BÀI CHỌN LỌC

GDP Trung Quốc tăng trưởng ‘đáng thất vọng’ dù được tạo ra bởi Mỹ