Gậy ông đập lưng ông: Các biện pháp trừng phạt trả đũa mới của Bắc Kinh có thể dẫn tới thoát Trung về kinh tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc vừa ban hành một đạo luật nhằm vào những cá nhân và tổ chức ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc, bao gồm cả công dân Trung Quốc và các công ty tư nhân của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” được công bố ngày 11/6 vừa qua này thậm chí còn cho phép Trung Quốc đòi bồi thường từ các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Trung Quốc.

Các công ty này được xếp vào nhóm “phân biệt đối xử” đối với công dân Trung Quốc và có thể bị áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các “tổ chức” (organizations) - từ này không chỉ nói đến các công ty mà còn ám chỉ cả các chính phủ. Luật trừng phạt còn áp dụng đối với các công dân Trung Quốc tìm cách di cư hoặc nghiên cứu khoa học ở nước ngoài.

Các biện pháp trừng phạt kể trên có khả năng sẽ tồn tại dai dẳng ở Trung Quốc, gây khó khăn cho các công ty nước ngoài kinh doanh tại đại lục, gia tăng áp lực khiến các nước dân chủ giàu có phải ”thoát Trung”. Các quốc gia này cũng sẽ buộc các nước khác trên thế giới phải quyết định giữa làm ăn với Trung Quốc hay hợp tác với một liên minh các nền dân chủ, bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và có lẽ cả Ấn Độ - nếu nước này đứng về phía các đồng minh dân chủ hơn là tuân theo chính sách không liên kết.

Hầu hết các quốc gia khác, dựa trên lợi ích thương mại của họ, có thể sẽ tách ra khỏi khối dân chủ nếu buộc phải đưa ra lựa chọn. Ngay cả khi họ không đứng về phía các nền dân chủ chống lại chính quyền toàn trị của Trung Quốc, thì việc tiếp tục làm ăn với Trung Quốc cũng sẽ không có lợi cho các công ty này nếu Bắc Kinh đe dọa trừng phạt họ vì họ tuân theo luật pháp chung. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới cũng sẽ trừng phạt Trung Quốc vì lạm dụng quyền con người.

Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễu hành cạnh lối vào Tử Cấm Thành trong lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)
Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễu hành cạnh lối vào Tử Cấm Thành trong lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

GDP của Trung Quốc chỉ bằng 20% ​​tổng GDP của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, nước này quá yếu kém về kinh tế để chống chịu được hậu quả từ các biện pháp trừng phạt lớn mà họ vừa ban hành. Đất nước này đang phải gánh chịu sự ngạo mạn độc tài và thất bại về thông tin, điều này có thể giải thích cho hành vi hung hăng và tự hại bản thân như vậy. Một nhà nước phi lý và phi đạo đức đến thế sẽ rất nguy hiểm đối với hệ thống quốc tế và các chuẩn mực dân chủ dựa trên luật lệ.

Trường hợp của Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã ban hành lệnh trừng phạt chống lại Trung Quốc vào tháng 3 năm nay về vấn đề Hồng Kông, có thể giúp minh họa cho các luật mới này của Bắc Kinh. Theo báo South China Morning Post, “Việc các nước nhắm mục tiêu vào Trung Quốc để đối phó với tình trạng bất ổn xã hội ở Hồng Kông khiến vấn đề Bắc Kinh cho ra đời luật xử trừng phạt trả đũa của trở nên cấp thiết”.

Luật này thậm chí có thể mở rộng đến những nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “các quốc gia Vành đai và Con đường”, như thể họ là thuộc địa của Trung Quốc vậy.

"Bắc Kinh đã thảo luận về bước đi mới nhất này trong một thời gian khá dài, ngay cả trước khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc", theo SCMP, "Cần phải có cách ứng phó hiệu quả đối với lệnh trừng phạt áp đặt lên các đối tác phát triển trong Sáng kiến Vành đai và Con đường”.

Luật mới của Trung Quốc cung cấp cơ sở để trừng phạt trả đũa ông Blinken, và bất kỳ công ty nào thuê ông ta vào các vị trí lãnh đạo trong tương lai. Ví dụ: nếu Boeing hoặc Apple tìm kiếm một Giám đốc điều hành mới hoặc cố vấn cấp cao, họ có thể ngần ngại tuyển dụng Blinken sau khi ông này rời nhiệm sở. Lý do là sự có mặt của ông có thể sẽ là cái cớ để sau này Trung Quốc trừng phạt các công ty đó - những công ty đã rót hàng tỷ USD để kinh doanh ở Trung Quốc. Biết được điều này, ông Blinken có thể làm dịu cách tiếp cận của mình với Trung Quốc khi còn đương chức để tránh các lệnh trừng phạt cá nhân ảnh hưởng đến triển vọng công việc trong tương lai của ông ta.

Ông Blinken chẳng hạn đã hợp tác với Asia Society trong quá khứ, một tổ chức “phi lợi nhuận” có trụ sở tại New York, đã trả cho cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd khoảng 1 triệu USD mỗi năm. Asia Society có một chi nhánh ở Hồng Kông, theo luật mới sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt thứ cấp, lý do là ông Rudd bị ĐCSTQ áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa do ông từng có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc khi còn là thủ tướng. Nếu Blinken biết rằng Asia Society sẵn sàng mở hầu bao rộng rãi cho các cựu chính trị gia và rằng một công việc trị giá 1 triệu USD sẽ không được trao cho ông nếu ông có quan điểm cứng rắn chống lại Trung Quốc khi còn đương chức, thì rất có thể ông sẽ “thích” các chính sách mềm mại hơn trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Ngày 21/1, một ngày sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống, Trung Quốc đã trừng phạt 28 quan chức Mỹ, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, vì "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền của Trung Quốc. Trước đó, ông Pompeo đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ dẫn đến tội ác diệt chủng. Hẳn là Hiệp hội Châu Á sẽ không tuyển dụng ông Pompeo với mức lương 1 triệu USD một năm khi ông kết thúc nhiệm kỳ.

(Photo by Joshua Roberts. Getty Images)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Joshua Roberts. Getty Images)

Ông Blinken đồng ý với đánh giá của ông Pompeo trong các phiên điều trần xác nhận của ông, điều này một lần nữa đã khiến ông trở thành mục tiêu cho các biện pháp trừng phạt đáp trả của Trung Quốc.

Mặc dù mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt đáp trả có thể dẫn đến những thay đổi tinh vi trong luật pháp và chính sách của Hoa Kỳ, nhưng chúng không có khả năng thay đổi hoàn toàn hướng đi của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đã công nhận tội ác diệt chủng và căng thẳng quân sự ngày càng gia tăng. Các biện pháp trừng phạt và đáp trả sẽ tiếp tục trong mối quan hệ Mỹ-Trung những năm tới khi Bắc Kinh nhận thấy một nhiệm kỳ tổng thống yếu kém của Biden có thể bị đẩy lùi và chính quyền Biden sẽ phản công một cách mạnh mẽ để chứng tỏ mình là một đối thủ cứng rắn với Trung Quốc cho cuộc bầu cử năm 2024.

Các nhà bình luận cho rằng luật mới của Bắc Kinh sẽ gây áp lực với một số tập đoàn Mỹ, vốn đang tìm cách tránh rủi ro ngày càng tăng, khiến họ tìm cách “đào thoát” khỏi Trung Quốc. Những người khác lại tin rằng luật sẽ khuyến khích các tập đoàn Mỹ vận động hành lang đối với các quan chức để điều chỉnh chính sách liên quan đến Bắc Kinh. Điều này thật sự đã xảy ra, theo các nguồn tin và báo cáo mà tôi nhận được.

Tờ SCMP cũng dự đoán: “Một khi nhận thức được rủi ro pháp lý nghiêm trọng, [các công ty nước ngoài] có thể cảm thấy áp lực và sẽ để vận động hành lang đối với chính phủ của họ thay mặt cho Trung Quốc”.

Nghĩa là Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để ảnh hưởng đến luật pháp và chính sách của các nền dân chủ trên toàn cầu. ĐCSTQ đang nỗ lực chống lại việc các nước buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng, việc hủy bỏ hiệp ước Hồng Kông với Anh, và nhiều hành vi xâm phạm nhân quyền và xâm lược lãnh thổ khác.

Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang diễn ra, tạo ra một cơn gió lạnh đối với hoạt động kinh doanh của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đồng minh của họ ở Trung Quốc. Sự xói mòn của lĩnh vực kinh doanh này theo thời gian sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng chính trị, theo một vòng xoáy đi xuống, làm tăng khả năng chia rẽ kinh tế trên diện rộng và xung đột quân sự với Trung Quốc.

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng tại Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Lê Minh

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Gậy ông đập lưng ông: Các biện pháp trừng phạt trả đũa mới của Bắc Kinh có thể dẫn tới thoát Trung về kinh tế