Phần 2: Gã khổng lồ Mỹ đã tỉnh khỏi ‘mộng Trung Hoa’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đô đốc Hải quân huyền thoại của Nhật Bản Yamamoto, sau khi thắng trận Trân Châu Cảng đã thốt lên: "Tôi lo sợ rằng những gì chúng ta đã làm sẽ đánh thức một gã khổng lồ đang ngủ và trao cho anh ta một quyết tâm khủng khiếp". Cũng như vậy, Mỹ đã từng “ngủ quên” trước Trung Quốc và giờ buộc phải tỉnh dậy khỏi giấc “mộng Trung Hoa” - giấc mộng không dành cho người dân Trung Quốc thiện lương, không dành cho hòa bình và tương lai của con người thế gian này.

Vị đô đốc Nhật Bản Yamamoto từng học tại Harvard này có tầm nhìn của một vĩ nhân. Ông biết rằng thật là sai lầm khi “đánh thức” nước Mỹ đang ngủ quên. Thời điểm đó, gã khổng lồ Mỹ đã ngủ quên trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa Phát xít tàn bạo. Mỹ đã ngủ quên trước thành tích tăng trưởng kinh tế vượt trội của Đức Quốc Xã, trước những lời ca ngợi của phương Tây cho thể chế tà ác này và các thông tin tuyên truyền dối trá mà Hitler tạo ra khi đó.

Mỹ đã từng thức tỉnh khỏi “chủ nghĩa phát xít” như thế. Mỹ đã tham gia vào liên minh quân sự với Nga, Anh… đánh đổ chủ nghĩa Phát xít và phơi bày “tội ác chống lại loài người”. Rất nhanh sau đó, Mỹ đã có bước phát triển vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật quân sự.

Tinh thần ái quốc của người Mỹ khi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sụp đổ

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc khiến Mỹ lúng túng, từ mọi thành phần để sản xuất vitamin, vải vóc may khẩu trang, đồ bảo hộ cho tới nước rửa tay khử trùng… đều phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa không có thị trường nào có thể thay thế Trung Quốc, hoặc là Mỹ không thể thay đổi.

Những chủ hãng rượu bourbon hay whisky địa phương ngừng nấu rượu để tập trung nấu cồn 70% (isopropyl alcohol) làm nước rửa tay khô. Ba công ty xe hơi lớn General Motors (GM), Ford và Tesla chuyển công xưởng lắp ráp xe hơi thành xưởng chế tạo máy trợ thở (ventilator) sau khi được đăng ký thành công bản quyền của hãng về chuyên ngành sản xuất thiết bị y tế. Năng lực sản xuất máy thở của 3 đại công ty xe hơi này có thể đáp ứng tốt nhu cầu nội địa của Mỹ. Gần đây, chính quyền bang New York yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ thêm hàng chục ngàn máy trợ thở dù trong kho đã sẵn hàng ngàn máy trợ thở chưa dùng đến. Đương nhiên, chính quyền bang New York chỉ yêu cầu để “phòng trường hợp” dịch bệnh gia tăng theo quy mô lớn và họ muốn đảm bảo năng lực chăm sóc y tế mà thôi.

Hãng Abbott phát triển bộ thử test kit dành riêng cho virus Vũ Hán. Từ khắp 50 tiểu bang, người dân Mỹ làm thiện nguyện khắp nơi, cung cấp thức ăn miễn phí cho học sinh và người nghèo, hiến tặng khẩu trang và vật dụng y tế mà mình tích trữ được. Tinh thần Mỹ lan tỏa tới mọi ngóc ngách của cuộc sống.

Gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, với giá trị kỷ lục 2.200 tỷ USD, bao trùm một loạt lĩnh vực rộng lớn của xã hội. Dự luật này bao gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Mỹ có thể nhận tiền được trực tiếp gửi vào tài khoản ngân hàng của mình. Một gia đình 4 người có thể nhận tới 3.400 USD nếu hai vợ chồng có thu nhập thấp hơn 198.000 USD/một năm theo hồ sơ khai thuế năm trước.

Theo gói cứu trợ, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm 600 USD/tuần và những người trước đó không đủ điều kiện được hỗ trợ như trường hợp những người tự làm chủ cũng sẽ được nhận trợ cấp. Trong khuôn khổ gói cứu trợ này, mỗi người Mỹ trung lưu và thu nhập thấp sẽ được nhận một tấm séc trị giá 1.200 USD, người có con nhỏ sẽ được nhận thêm 500 USD/người.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện đã làm việc suốt đêm để thông qua gói cứu trợ này, và đã đưa lên Hạ viện để phê chuẩn lần cuối trước khi Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

Phát biểu trên kênh CNBC ngày 26/3, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin kêu gọi các nhà lập pháp nhanh chóng và đồng lòng thông qua dự luật nói trên. Ông nói, gói cứu trợ sẽ bảo vệ tất cả các lực lượng lao động của Mỹ. Người lao động và các doanh nghiệp Mỹ cần tiền ngay lúc này. Vì vậy, ông cho rằng, giờ không phải lúc để cân nhắc về một dự luật mà có thể nhận được mọi lá phiếu tán thành.

Cũng chưa bao giờ có buổi họp báo nào của Nhà Trắng đem lại niềm phấn khởi và nguồn năng lượng tích cực như cuộc họp vào chiều ngày 30/3/2020.

Hãng Abbott lừng danh với thương hiệu sữa Ensure chất lượng số 1 toàn cầu đã được chính tổng thống Trump khen ngợi, vì đã chế tạo ra bộ xét nghiệm nhanh (rapid test kit) trong thời gian kỷ lục và độ khả tín rất cao, có thể cho xét nghiệm dương tính trong vòng 5 phút, và âm tính trong vòng 13 phút. Phát minh mới này của hãng Abbott cũng đã được FDA chấp thuận với thời gian kỷ lục là chỉ trong vài tuần, trong khi quá trình thẩm định thường kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm.

Trước đó, bộ test kit của Hàn Quốc đã là “hiện tượng” với thời gian ra kết quả xét nghiệm trong vòng 15 phút. Còn với bộ test kit của Trung Quốc, thì không rõ cần đến bao nhiêu thời gian để cho ra kết quả, nhưng tỷ lệ sai số đã lên đến 80%.

Honeywell, một tập đoàn kỹ thuật đa lĩnh vực, cũng là nhà sản xuất mặt nạ N95 ngang tầm hãng 3M, đã tuyên bố sẽ tăng năng suất lên gấp đôi trong vòng 6 tuần, cùng với việc mở thêm 2 nhà máy ở bang Rhode Island và Arizona.

Jockey, một hãng quần áo nổi tiếng với các dòng sản phẩm đồ lót có chất lượng vải cao cấp, đã tham gia sản xuất quần áo cho y bác sỹ (scrubs) và những sản phẩm bằng vải sợi khác.

Procter & Gamble (P&G), một trong hai tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới về hàng tiêu dùng cá nhân như dầu gội và xà phòng, đã tham gia sản xuất nước rửa tay khô (hand sanitizer) và các sản phẩm diệt khuẩn.

Về giải pháp điều trị, FDA đã chấp thuận liệu pháp kết hợp thuốc hydroxychloroquine, chloroquine với Z-pak và kháng sinh khác để chữa trị virus Corona Vũ Hán, đồng thời sẽ tiến hành nghiên cứu lâm sàng để có dữ liệu chính xác hơn. Đặc biệt là hãng dược phẩm Sandoz AG (Thụy Sĩ) đã tặng ngay cho chính phủ Mỹ 30 triệu liều hydroxychloroquine, hãng Bayer AG (Đức) tặng 1 triệu viên chloroquine và hãng Teva (Israel) tặng 6 triệu viên.

Sau đó, liệu pháp này đã được thử nghiệm trên 1.100 bệnh nhân ở New York. Mặc dù dự kiến rằng đến thứ Ba tuần tới (ngày 7/4) mới có dữ liệu phân tích cuối cùng, nhưng những dấu hiệu phục hồi của đa số bệnh nhân cho đến thời điểm hiện tại là tương đối khả quan. Điều này tạo ra một không khí vô cùng phấn khởi. Các “Mạnh Thường Quân” toàn thế giới cũng cùng nhau “góp sức” cho Mỹ trong cuộc chiến này.

Ngoài liệu pháp kết hợp thuốc sốt rét ra, Mỹ cũng đã thử nghiệm thuốc Remdesivir của hãng Gilead (Mỹ), và trường đại học Emory ở bang Georgia cũng đang thử nghiệm 1 loại vaccine hoàn toàn mới.

Một nguồn năng lượng tích cực đang lan tỏa khắp nơi trên toàn nước Mỹ.

Không những thế, niềm vui lớn nhất là có lẽ là 10 hãng kỹ thuật lớn của Mỹ, từ General Motors (GM) cho tới Tesla sẽ bắt đầu sản xuất máy trợ thở. Một trong những lý do khiến tỷ lệ tử vong của Mỹ rất thấp so với Ý hay Tây Ban Nha chính là nhờ việc sử dụng máy trợ thở trong quá trình điều trị. Do đó, với việc 10 hãng kỹ nghệ lớn này cùng sản xuất máy trợ thở, cộng đồng thế giới có lẽ sẽ yên tâm với nguồn cung uy tín đến từ những thương hiệu đã được kiểm chứng này.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng đến một ngày khi dịch cúm qua đi, nước Mỹ sẽ có những sản phẩm Made in USA để cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại Made in China, và có lẽ mọi người cũng đoán ra được kết quả sẽ ra sao, đây chắc hẳn là những “bước đi” đầu tiên vững chắc nhất trong quá trình “thoát Trung” của “gã khổng lồ” Mỹ.

Điều vĩ đại nhất là tổng thống Trump đã làm là tập hợp được những CEO của những “ông lớn” trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, để cùng chung tay với Nhà Trắng khắc phục Chuỗi Cung Ứng, và tạo ra thêm những sản phẩm chất lượng cao Made in USA.

Không chỉ có những CEO lớn chung tay, ở bình diện nhỏ hơn và gần gũi hơn, người người đang tích cực tham gia làm thiện nguyện. Nhiều tiệm nail của người Việt đã khởi đầu chiến dịch Tri Ân Nước Mỹ, lôi kéo không những những thợ nail mà cả những chủ nhà hàng, những người chị, những người mẹ đến chung tay cắt may khẩu trang để hiến tặng cho bệnh viện và những người cần giúp đỡ, đặc biệt là những cụ già.

Đó chính là điều làm nên nước Mỹ vĩ đại. Trên thế giới này, người dân Mỹ làm thiện nguyện nhiều nhất thế giới. Tiền của Mỹ bao phủ toàn cầu, từ tổ chức WHO, Liên Hiệp Quốc hay NATO. Đóng góp của Mỹ luôn là nhiều nhất.

Dịch Covid-19 kích thích chủ nghĩa "thoát Trung" tại Mỹ

Trong những tuần qua, hàng loạt quan chức Nhà Trắng trực tiếp hoặc gián tiếp đặt vấn đề "thoát Trung". Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow đều mô tả dịch Covid-19 sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ.

Nhà kinh tế Jeff Ferry thuộc Liên minh vì nước Mỹ thịnh vượng (CPA) - một tổ chức ủng hộ ông Trump - cũng cho rằng thuế trừng phạt 25% đánh lên tất cả hàng hóa Trung Quốc sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ.

“Việc Mỹ phụ thuộc vào ngành sản xuất ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề an ninh quốc gia. Một cuộc khủng hoảng - ví dụ như dịch viêm phổi Vũ Hán này - có thể làm việc sản xuất ở Trung Quốc ngừng trệ hoặc chậm lại. Ngoài ra, nạn trộm cắp bản quyền sở hữu trí tuệ cũng như sản xuất hàng giả ở Trung Quốc vẫn rất nghiêm trọng", ông phát biểu.

Dịch viêm phổi Vũ Hán càng gây sức ép nặng nề lên quan hệ kinh tế Mỹ - Trung khi các dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc ngưng trệ, hàng loạt chuỗi cung ứng đứt quãng. Khi hậu quả kinh tế của dịch bệnh ngày càng trở nên rõ ràng, càng nhiều người ở Washington kêu gọi "phân ly kinh tế".

Trong các phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ những cuộc họp của nhiều tổ chức nghiên cứu, hàng loạt quan chức và chuyên gia Mỹ khẳng định rằng nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc không thể đi cùng một hướng.

Từng bước thay thế nguồn cung từ Trung Quốc

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chính phủ Mỹ hạn chế dòng chảy vào Trung Quốc của các loại hàng hóa bị xem là “nhạy cảm” đối với an ninh quốc gia và đối ngoại. Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ lập ra "Danh sách hạn chế", qua đó cấm 100 cá nhân và công ty Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ.

Khi tác động của dịch Covid-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên rõ ràng, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều thiệt hại. Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc nặng nề nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Giới quan sát nhận định việc nền kinh tế Mỹ lao đao càng khiến các chính trị gia và chuyên gia Mỹ kêu gọi các doanh nghiệp cần phải tư duy lại về tình trạng phụ thuộc vào nguồn cung sản xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc.

Nikkei Asian Review đưa tin rằng Google và Microsoft đang đẩy nhanh quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Khảo sát của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung mới đây cho thấy các doanh nghiệp thành viên cũng đã tính toán đến chuyện rời Trung Quốc.

Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada và Bộ Năng lượng Mỹ vừa ra thông báo cho biết hai nước này đã ký Biên bản ghi nhớ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm - vốn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, công nghệ sạch...

Giới chức Mỹ và Canada đã làm việc từ tháng 8/2019 để xây dựng một kế hoạch hành động đối với các dự án khoáng sản đặc biệt này, cũng như kế hoạch đầu tư chiến lược vào các cơ sở xử lý khoáng sản ở Bắc Mỹ, đồng thời mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong việc khai thác khoáng sản đất hiếm.

Pierre Gratton, Chủ tịch Hiệp hội khai khoáng Canada cho biết Trung Quốc đang kiểm soát các kim loại và khoáng sản quan trọng như uranium, lithium, cesium và cobalt. Mỹ muốn được tiếp cận với một nguồn cung tin cậy đối với các kim loại được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng và chế tạo. Trong khi đó, Canada có ngành khai khoáng vững mạnh và thị trường hai nước có sự “tích hợp” lớn.

Hồi tháng 6/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Justin Trudeau đã nhất trí đàm phán nhằm xây dựng một chiến lược chung về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản. Mỹ cũng đang tìm hướng liên minh với Australia, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) - những đối tác cùng chia sẻ mối lo ngại của Mỹ về sự phụ thuộc vào khoáng sản của Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bị lãng quên, và mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ đối mặt với những sóng gió mới. “Ai làm chủ Nhà Trắng đi chăng nữa thì mối quan hệ mang tính xây dựng và tích cực giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ chỉ còn là quá khứ”, ông Jake Parker, Phó chủ tịch cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung, khẳng định.

Thử thách cũng là Cơ hội. Thử thách trước nạn dịch virus Corona Vũ Hán cũng là cơ hội của nước Mỹ, ít ra cũng là cơ hội để cường quốc này hết phụ thuộc vào Chuỗi Cung Ứng của Trung Quốc.

Gã khổng lồ Mỹ đã thức dậy rồi, tỉnh thức khỏi “giấc mộng Trung Hoa”! Sau Mỹ có lẽ sẽ còn nhiều quốc gia khắp thế giới “buộc phải” thức tỉnh khỏi “giấc mộng Trung Hoa” - giấc mộng không dành cho người dân Trung Quốc thiện lương, không dành cho hòa bình và tương lai của nhân loại hôm nay.

Phần 3: Chiến lược quốc tế hóa đồng CNY của Trung Quốc thất bại - một phần đổ vỡ của ‘Giấc mộng Trung Hoa’

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Phần 2: Gã khổng lồ Mỹ đã tỉnh khỏi ‘mộng Trung Hoa’