Financial Times cảnh báo: Cẩn trọng với ‘con dao hai lưỡi’ trái phiếu lợi suất cao của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà đầu tư vào trái phiếu đại lục phải đối mặt với một loạt các rủi ro về giá cả, thị trường, quy định, pháp lý và giao dịch, theo Financial Times cảnh báo. Cứ đợi đấy… Trung Quốc sẽ không thể cải cách để giảm rủi ro trái phiếu họ đã phát hành

Thị trường trái phiếu đại lục Trung Quốc có quy mô lên tới 15 tỷ USD đang mở rộng nhanh chóng, mang lại một số triển vọng hấp dẫn cho các quỹ hưu trí và các nhà đầu tư tổ chức khác, trong bối cảnh các nguồn thu nhập từ các khoản đầu tư truyền thống tại Mỹ và Châu Âu của các quỹ, nhà đầu tư này đang suy giảm.

Nhưng một loạt các rủi ro về pháp lý, về quy định và giao dịch đang ở phía trước đối với các nhà đầu tư quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã từng yêu cầu Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - phải có cải cách sâu rộng để nâng cao tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt là gỡ bỏ rủi ro pháp lý, cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc.

Thanh khoản kém và thị trường cạn kiệt là rủi ro lớn nhất

Không chỉ vậy, thị trường trái phiếu đại lục Trung Quốc dù có lợi suất cao, nhưng tính thanh khoản thấp và thị trường cạn kiệt là những rủi ro cơ bản nhất đối với bất kỳ sản phẩm tài chính nào, Financial Times khuyến cáo.

Các hạn chế về quy định có nghĩa là các ngân hàng thương mại trong nước - chủ sở hữu quan trọng nhất của trái phiếu trong nước - có xu hướng giữ trái phiếu đến hạn. Điều này làm giảm thanh khoản trên thị trường thứ cấp, dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn.

“Ngoài trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính sách ngân hàng, thanh khoản thị trường trái phiếu rất kém tại nhiều phân khúc khác. Tuy nhiên, điều này sẽ được cải thiện theo thời gian khi thị trường phát triển theo chiều rộng và chiều sâu”, William Xin, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại Eastspring China, giám đốc tài sản châu Á cho biết.

Giá cả của trái phiếu (lợi suất) Trung Quốc không thể xác định vì thiếu thị trường đầy đủ

Các nhà đầu tư khó mà xác định giá tốt nhất cho một loại trái phiếu Trung Quốc mà họ mua nếu thanh khoản thị trường quá thấp. Vì khi quá ít giao dịch, bạn sẽ không thể so sánh giá thực. Đó là chưa kể, vì ít giao dịch, giá cả cũng rất dễ bị thao túng. Tóm lại, thị trường trái phiếu đại lục chưa đạt chuẩn của một thị trường đầy đủ, nơi giá cả có thể minh bạch xác định bằng cung - cầu giữa người mua và bán.

Việc phát hành của Kho bạc Hoa Kỳ tập trung vào các kỳ hạn cụ thể, chẳng hạn như trái phiếu kỳ hạn 10 và 30 năm, được gọi là “các kỳ hạn chính”.

Nhưng Trung Quốc phát hành trái phiếu chính phủ trên một loạt các kỳ hạn chính. Điều này khiến các chiến lược đầu tư/giao dịch của các quỹ, nhà đầu tư tổ chức bị vô hiệu và có thể gặp rủi ro cao. Ví dụ, các nhà đầu tư không thể sử dụng đường cong lợi suất, đường cong giao dịch để xác định giá đầu tư hiệu quả.

Một màn hình hiển thị các con số cuối cùng trong ngày trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 1 tháng 8 năm 2019 tại Thành phố New York. Sau mức tăng lớn trước đó trong ngày, thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh sau một tweet vào buổi chiều của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá thêm 300 tỷ USD (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)
Một màn hình hiển thị các con số cuối cùng trong ngày trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 1 tháng 8 năm 2019 tại Thành phố New York. Sau mức tăng lớn trước đó trong ngày, thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh sau một tweet vào buổi chiều của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo kế hoạch áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)

Tại thị trường trái phiếu Mỹ, sự minh bạch thông tin, nguồn cung - cầu dồi dào, thanh khoản tốt sẽ khiến chiến lược đầu tư giảm thiểu rủi ro và rõ ràng hơn nhiều.

Tính dễ bị tổn thương của thị trường trái phiếu đại lục Trung Quốc trước những cú sốc bất lợi cũng lớn hơn bất kỳ thị trường nào khác, đặc biệt là các thị trường đầu tư truyền thống tại Mỹ và EU. Sở dĩ việc này tồn tại do thu nhập từ đầu tư trái phiếu đại lục có xu hướng phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương đang nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu đại lục

Bản thân Trung Quốc thiết lập các quy trình quản lý rủi ro rất phức tạp nhằm hạn chế tiếp cận thị trường mua lại chứng khoán có kỳ hạn và các công cụ phái sinh.

Khi đầu tư vào trái phiếu Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép sử dụng các công cụ tài chính như vay trái phiếu, kỳ hạn và hoán đổi lãi suất, chỉ nếu họ chứng minh được với chính quyền Trung Quốc rằng những điều này nhằm quản lý rủi ro.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép giao dịch trái phiếu tương lai. “Các nhà đầu tư nước ngoài không có đủ các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng”, IMF lưu ý trong một đánh giá về thị trường.

Các vụ vỡ nợ trái phiếu của các tổ chức phát hành Trung Quốc hầu như không xuất hiện cho tới năm 2014. Nhưng việc nhà nước sẵn sàng cứu trợ các doanh nghiệp nhà nước và các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương đã tạo ra một định kiến ngầm rằng Bắc Kinh sẽ đứng ra bảo đảm cho người cho vay, dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức và phân bổ vốn sai từ các nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới.

Cứ đợi đấy… Trung Quốc sẽ không thể cải cách để giảm rủi ro trái phiếu họ đã phát hành

Những lời kêu gọi cải cách vấp phải sự phản kháng, đặc biệt là từ các ngân hàng cho vay vốn sẽ buộc phải tăng nguồn vốn hỗ trợ để chống lại các khoản nợ xấu. Phân tích đề xuất Kinh doanh & tài chính Trung Quốc cho thấy thị trường trái phiếu của Trung Quốc thậm chí còn tăng trưởng khi Kho bạc lâm nguy.

Cho tới nay, tỷ lệ vỡ nợ trên thị trường trái phiếu của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với các thị trường quốc tế khác. Dù tỷ lệ vỡ nợ và các làn sóng vỡ nợ dự kiến ​​sẽ tăng dù chưa thể dự đoán là bao nhiêu. Eastspring tin rằng tỷ lệ vỡ nợ sẽ tăng từ khoảng 0,7% phát hành trong năm nay lên khoảng từ 1,2% đến 1,5% năm 2021; việc này phản ánh tác động đối với những người cho vay vì tăng trưởng kinh tế chậm hơn do hậu quả của virus Corona Vũ Hán và căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh có hỗ trợ để đảm bảo tỷ lệ vỡ nợ thấp đến mức phi lý sẽ đặt ra nhiều câu hỏi hơn về việc liệu rủi ro tín dụng có được định giá phù hợp hay không và về việc Bắc Kinh quyết tâm như thế nào để tránh xa các bảo lãnh ngầm.

 Một công dân đi ngang qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào ngày 3 tháng 8 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Jiang Qiming / China News Service qua Getty Images)
Một công dân đi ngang qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào ngày 3 tháng 8 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Jiang Qiming / China News Service qua Getty Images)

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu của Trung Quốc: Có cũng như không

Xếp hạng trái phiếu là một vấn đề khác. Các cơ quan xếp hạng tín dụng địa phương đánh giá phần lớn trái phiếu doanh nghiệp là AA hoặc AAA, tương tự như trái phiếu chính phủ Trung Quốc. Sự sai lệch tích cực này đánh giá thấp rủi ro so với trái phiếu phát hành tại các thị trường bên ngoài Trung Quốc, nơi việc xếp hạng mang lại cái nhìn thực tế hơn về các khoản vỡ nợ tiềm ẩn.

Kết quả xếp hạng luôn tốt bởi các công ty phát hành trái phiếu Trung Quốc tự trả tiền để các hãng xếp hạng cho mình. Việc này chẳng khác gì là kết quả xếp hạng có cũng như không.

IMF cho biết: “Ngành công nghiệp xếp hạng của Trung Quốc cần xây dựng lại uy tín”. Vấn đề phức tạp hơn nữa là việc giám sát các cơ quan xếp hạng được phân chia giữa các cơ quan quản lý khác nhau tùy thuộc vào loại hình công ty phát hành trái phiếu.

Dự kiến ​​sẽ có thêm sự cạnh tranh từ các tổ chức xếp hạng quốc tế để cải thiện tiêu chuẩn nhưng quá trình này vẫn đang ở giai đoạn đầu. Standard and Poor’s vào Trung Quốc năm 2018 và Fitch đã có được giấy phép xếp hạng cho một số trái phiếu vào tháng 5/2020; Moody’s vẫn chưa bắt đầu hoạt động.

Thêm rào cản từ thuế ‘mập mờ’

Chính phủ đã công bố miễn thuế khấu trừ và thuế giá trị gia tăng (VAT) trong ba năm đối với lãi từ trái phiếu trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2018. Nhưng không rõ công cụ thu nhập cố định nào được miễn thuế. Theo IMF, các quy định về thuế khó hiểu, dẫn đến việc tính toán các hóa đơn và thu thuế giữa các nhà đầu tư nước ngoài không chắc chắn. Cũng không rõ liệu việc miễn thuế, dự kiến ​​hết hạn vào năm 2021, có được gia hạn hay không.

“Chúng tôi vẫn chưa biết liệu việc miễn thuế có hết hiệu lực hay không, nhưng tôi kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ giữ thái độ thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài. Bắc Kinh biết rằng họ phải cạnh tranh với các thị trường trái phiếu khác”, Stephen Chang, giám đốc danh mục đầu tư tại Pimco ở Hong Kong cho biết.

Một mối quan tâm lâu nay của các nhà đầu tư nước ngoài là liệu khả năng rút vốn của họ có thể bị hạn chế trong tương lai hay không.

IMF cho biết sẽ cần phải tự do hóa hơn nữa tài khoản vốn của Trung Quốc để đảm bảo rằng các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy tự tin rằng họ có thể thoát khỏi thị trường trái phiếu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Không có khó khăn nào trong số này ngăn cản các ngân hàng đầu tư và các nhà quản lý tài sản thúc đẩy thị trường trái phiếu của Trung Quốc.

Ông Xin nói: “Các nhà đầu tư quốc tế không thể bỏ qua các cơ hội đầu tư ngày càng tăng vào thị trường trái phiếu đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc”.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Financial Times cảnh báo: Cẩn trọng với ‘con dao hai lưỡi’ trái phiếu lợi suất cao của Trung Quốc