Email của Mark Zuckerberg: ‘Bằng chứng thép’ cho vụ kiện chống độc quyền đối với Facebook, giáo sư luật giải thích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bài báo được một giáo sư luật của Đại học Vanderbilt viết, giải thích lý do tại sao các email từ CEO Mark Zuckerberg được xem như "bằng chứng thép" đối với phần lớn các vụ kiện chống độc quyền chống lại Facebook gần đây.

Trong một bài báo đăng trên The Conversation có tiêu đề “Tại sao vụ kiện chống độc quyền của Facebook lại liên quan nhiều đến email của Mark Zuckerberg”, giáo sư luật Rebecca Haw Allensworth tại Đại học Vanderbilt giải thích lý do tại sao phần lớn các vụ kiện chống độc quyền gần đây được đệ trình chống lại Facebook dựa vào email của Giám đốc điều hành của công ty, Mark Zuckerberg.

Một số email, như Breitbart News đã đề cập trước đây, mô tả “Cơn thịnh nộ của Mark” - mà các đối thủ mới nổi sẽ phải đối mặt nếu họ không bán doanh nghiệp của họ cho “Chúa tể ngành công nghệ”.

‘Cơn thịnh nộ của Mark’

Giáo sư Allensworth cho rằng các email "tự thú" của ông chủ Facebook đã dẫn đến chiến thuật tương tự đã từng được dùng để chống lại các công ty công nghệ lớn trong các vụ kiện chống độc quyền trước đây.

Vụ kiện chống lại Facebook có điểm tương đồng với vụ Hoa Kỳ kiện Microsoft - vụ kiện mang tính bước ngoặt năm 2001 cho thấy công ty phần mềm này phải chịu trách nhiệm về vấn đề độc quyền. Ở đây, Facebook được chứng minh rằng - giống như Microsoft - đã có được sức mạnh thị trường của mình trên thị trường truyền thông xã hội bằng cách loại trừ các đối thủ, chứ không chỉ bằng cách tạo ra các sản phẩm tuyệt vời. Và trong cả hai trường hợp, các tuyên bố nội bộ của các giám đốc điều hành đóng một vai trò lớn.

Các email có thể sẽ bổ sung vào các lập luận rằng: Facebook không mua các công ty đối thủ chỉ để cải thiện sản phẩm của riêng họ, mà là để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp độc quyền, tòa án sẽ gặp khó khăn nếu họ chỉ sử dụng các dữ kiện thị trường để trả lời câu hỏi cuối cùng: Kẻ độc quyền phát triển mạnh là do những cải tiến hay bởi vì họ đã giảm cạnh tranh?

Giáo sư Allensworth cho rằng đó là “bằng chứng về ý đồ” - là thông tin về những gì bị cáo đang nghĩ - có thể giúp ích. Nếu một giám đốc điều hành dự định sáp nhập để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, các thẩm phán sẽ có cơ sở để tuyên bố rằng một số quyền thống trị của công ty là vi phạm luật chống độc quyền.

Giáo sư Allensworth kết thúc bài báo bằng cách nói rằng bà bị sốc trước “dấu vết” do Zuckerberg để lại, dường như khẳng định kế hoạch tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh.

“Điều tôi thấy thực sự đáng chú ý về trường hợp này không phải là khối lượng trích dẫn nội bộ trong đơn kiện, mà là ‘dấu vết’ mà một CEO sành sỏi như Zuckerberg đã tạo ra những vi phạm của Facebook - đó là lý do tại sao một vụ kiện chống độc quyền liên bang đặt ra mối đe dọa hiện hữu cho công ty này”, bà nói.

Để lại dấu vết

Chính "bằng chứng" mà Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg lưu lại đã đóng một vai trò cốt yếu trong vụ kiện chống độc quyền này.

Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, đến làm chứng trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng Nhà Rayburn trên Đồi Capitol ngày 23 tháng 10 năm 2019 ở Washington, DC (Ảnh: getty)
Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, đến làm chứng trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng Nhà Rayburn trên Đồi Capitol ngày 23 tháng 10 năm 2019 ở Washington, DC (Ảnh: getty)

"Mua lại tốt hơn là cạnh tranh", Zuckerberg được cho là đã viết trong một email vào năm 2008, theo đơn kiện. Bốn năm sau, sau khi Facebook mua cái mà Zuckerberg gọi là một ứng dụng chia sẻ ảnh “rất phá cách”, anh ta đã ăn mừng bằng cách giải thích với một đồng nghiệp trong một email khác: “Instagram là mối đe dọa của chúng ta…”.

Các email của Zuckerberg rất phong phú và cụ thể trong việc mô tả rằng các vụ sáp nhập sẽ giúp công ty của anh ta tránh khỏi sự cạnh tranh như thế nào - dường như là thứ mà các luật sư gọi là “tài liệu nóng” để làm một vụ kiện chống độc quyền.

Các thẩm phán thường nói rằng luật chống độc quyền chỉ quan tâm đến các tác động kinh tế trong hành vi của một doanh nghiệp - chẳng hạn như liệu nó có kìm hãm sự cạnh tranh hay không - chứ không phải động cơ của các nhà điều hành.

Các nhà phê bình đã lập luận rằng các CEO không phải là nhà kinh tế học và đôi khi có xu hướng vỗ ngực khoe khoang, khiến email và các thông tin liên lạc khác của họ sẽ “vô tình” là bằng chứng cho các bồi thẩm đoàn, thay vì xem chúng như một lập luận kinh tế.

Thật không may cho Facebook, các email của Zuckerberg mô tả rõ ràng và chi tiết mong muốn “tránh cạnh tranh” với Instagram và WhatsApp. Tòa án sẽ thấy điều đó có liên quan.

Ví dụ: trong những tháng trước khi thực hiện thương vụ mua lại, giám đốc tài chính của Facebook đã nêu ra ba lý do để mua Instagram:

1) Vô hiệu hóa một đối thủ cạnh tranh tiềm năng;

2) Thu hút nhân tài;

3) Tích hợp sản phẩm để cải thiện dịch vụ?

Zuckerberg đã trả lời: "Đó là sự kết hợp của (1) và (3)".

Sau đó, Zuckerberg tiếp tục giải thích “rất dài” về mối đe dọa cạnh tranh của Instagram. Khi đến phần giải thích về cải tiến sản phẩm, anh ta đã thay đổi quyết định. “(3) cũng là một yếu tố, nhưng trên thực tế, chúng ta đã biết động lực xã hội của [Instagram] và chúng ta sẽ tích hợp chúng trong 12-24 tháng tới”, ông chủ Facebook đã viết.

Sau vụ Microsoft, nhiều công ty đã áp dụng các chính sách truyền thông “không khuyến khích” việc tạo ra các tài liệu như thế này. Vì điều đó, Google đã ban hành một chính sách “an toàn truyền thông” 5 điểm chống độc quyền cho nhân viên.

Nhưng có vẻ như một CEO sành sỏi như Zuckerberg đã tạo ra những dấu vết không thể chối cãi để chống lại chính mình.

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo

https://www.breitbart.com/tech/2020/12/28/law-prof-explains-why-the-facebook-antitrust-case-focuses-on-mark-zuckerbergs-emails/amp/?__twitter_impression=true

https://theconversation.com/why-facebook-antitrust-case-relies-so-heavily-on-mark-zuckerbergs-emails-151979

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Email của Mark Zuckerberg: ‘Bằng chứng thép’ cho vụ kiện chống độc quyền đối với Facebook, giáo sư luật giải thích