Đức Hồng Y cảnh báo 'Tái lập vĩ đại' mang chủ nghĩa Marx đến Hoa Kỳ (Phần 6)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đức Hồng y Raymond Burke cảnh báo rằng sáng kiến ​​"Tái lập vĩ đại" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán là một nỗ lực nhằm thao túng "các công dân và quốc gia thông qua sự thiếu hiểu biết và sợ hãi"; đồng thời bành trướng tư tưởng và thế lực của chủ nghĩa duy vật của Marx - lực lượng chính trị đang nắm giữ đảng phái và nhiều cơ quan trọng yếu của Mỹ.

Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6

Đức Hồng y Burke, cựu tổng giám mục của St. Louis và hiện là thành viên của cơ quan tư pháp cao nhất trong Giáo hội Công giáo La Mã, đã đưa ra bình luận trong bài giảng của mình về Lễ Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12, theo phóng viên Rome Edward Pentin viết trang web.

'Chủ nghĩa duy vật Marx dường như đang thống trị Mỹ'

Đức Hồng y Burke nói về Mỹ: “Sự lan rộng trên toàn thế giới của chủ nghĩa duy vật Marx... dường như đang nắm quyền thống trị đối với quốc gia của chúng ta”, ông nói về Mỹ, đồng thời cho biết thêm rằng các quốc gia khác cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng tương tự.

"Để đạt được lợi ích kinh tế, chúng ta với tư cách là một quốc gia đã cho phép mình trở nên phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - một hệ tư tưởng hoàn toàn trái ngược với nền tảng Cơ đốc giáo mà gia đình và quốc gia của chúng tôi vẫn an toàn và thịnh vượng", Đức Hồng y nói.

Ông cho rằng COVID-19 đang được "sử dụng bởi một số thế lực nhất định, đối với các gia đình và tự do của các quốc gia, để thúc đẩy chương trình nghị sự xấu xa của họ. Những lực lượng này cho chúng ta biết rằng chúng ta hiện là đối tượng của cái gọi là 'Tái lập vĩ đại', 'Tình trạng bình thường mới' ".

Nhà lãnh đạo Công giáo cho biết những thế lực nham hiểm này muốn mọi người gia tăng sự hoảng sợ vô hình với căn bệnh này để "định hướng cuộc sống của chúng ta, thay vì tin vào Chúa và kế hoạch của Ngài để cứu rỗi chúng ta".

Đức Hồng y Burke tiếp tục: "Vào thời điểm mà chúng ta cần gần gũi nhau nhất trong tình yêu Cơ đốc, các thế lực thế gian sẽ cô lập chúng ta và khiến chúng ta tin rằng chúng ta cô độc và phụ thuộc vào các thế lực thế tục - điều này sẽ khiến chúng ta trở thành nô lệ cho chương trình nghị sự giết người và vô thần của họ".

Nhận xét của ông được đưa ra vào thời điểm nhiều tổ chức tôn giáo đang yêu cầu các hạn chế với lý do đại dịch - nhằm xâm phạm quyền tự do tôn giáo.

'Tái lập vĩ đại' là mục tiêu của Chủ nghĩa toàn cầu - một hình thái khác của Chủ nghĩa xã hội

Theo James Delingpole của Breitbart News, các quan chức toàn cầu - bao gồm cả John Kerry, người mà Tổng thống Joe Biden đã chọn làm “chúa tể khí hậu” của mình - đang tìm cách sử dụng cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc để hình thành một “Trật tự thế giới mới” - dưới sứ mệnh của thời Tái lập vĩ đại là xóa bỏ tiền, tài sản tư nhân, và nền dân chủ quốc gia - nhà nước.

Tại một sự kiện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng trước, Kerry đã "giành chức vô địch" về Cuộc tái lập vĩ đại khi gọi nó là “quan trọng hơn bao giờ hết”.

“Tổng thống tiếm danh Joe Biden và sự lựa chọn của ông ấy cho 'vị chúa tể khí hậu', John Kerry, đã chấp nhận chương trình nghị sự Tái lập vĩ đại, hoàn toàn trái ngược với mong muốn của người dân Mỹ”, Justin Haskins của Viện Heartland cho biết trong một tuyên bố. “Nếu họ thực hiện đúng kế hoạch của mình để thúc đẩy Hoa Kỳ tiến tới Sự tái lập vĩ đại, họ gần như chắc chắn sẽ phải tiêu tốn cho nó trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022”.

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden trò chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại khu ngoại giao Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 5/12/2013. (Nguồn ảnh: Andy Wong / AFP / Getty Images)
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden trò chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại khu ngoại giao Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 5/12/2013. (Nguồn ảnh: Andy Wong / AFP / Getty Images)

Các giá trị của chủ nghĩa toàn cầu theo đuổi thực chất là tên gọi khác của Chủ nghĩa xã hội và xa hơn nữa là Chủ nghĩa cộng sản. Giới nghiên cứu xem chủ nghĩa toàn cầu như một hình thái khác của chủ nghĩa xã hội, một dạng bình mới rượu cũ, vốn rất “thời thượng” trong bối cảnh toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế, tri thức và dịch chuyển lao động.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa tuyệt đối không phải là chủ nghĩa toàn cầu. Toàn cầu hóa là một xu hướng phát triển tất yếu nơi tài nguyên hữu hạn - nhờ công nghệ, thông tin và phương tiện vận tải phát triển - nên được khai thác hiệu quả hơn; các tài nguyên đó bao gồm tri thức, vốn, thông tin, tài nguyên, nhân lực.

Chủ nghĩa toàn cầu hoàn toàn khác, nó theo đuổi các giá trị giống với cách mà chủ nghĩa xã hội theo đuổi: xóa bỏ sở hữu, phát triển các chính quyền lớn và chính quyền sở hữu nhiều hơn để tái phân phối lại tài sản, quyền lợi toàn cầu.

Ở góc độ toàn cầu, xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, gồm cả chính phủ toàn cầu, các bộ máy của chính phủ toàn cầu - nơi sẽ sử dụng các công cụ có tên gọi tốt đẹp như chống biến đổi khí hậu, bảo hệ di cư bất hợp pháp - để tăng quyền lực cho chính quyền toàn cầu này. Đứng sau hệ thống quản trị toàn cầu này là giới tinh hoa. Chủ nghĩa toàn cầu được ủng hộ tích cực bởi Trung Quốc, đảng dân chủ Mỹ và giới tinh hoa của Mỹ, Châu Âu.

Có một chi tiết đáng lưu ý là chương trình nghị sự của Joe Biden hoàn toàn lặp lại chương trình nghị sự của Chủ nghĩa toàn cầu Tái lập vĩ đại”.

Mặc dù nhiều thông tin chi tiết về Tái lập vĩ đại sẽ không được triển khai cho đến khi WEF họp tại Davos vào tháng 1 năm 2021, nhưng các nguyên tắc chung của kế hoạch rất rõ ràng: Thế giới cần các chương trình lớn của chính phủ mới; các chính phủ lớn hơn, quyền lực hơn và người dân, doanh nghiệp ngày một phụ thuộc vào chính phủ.

Chương trình nghị sự đưa ra các cải cách chính sách sâu rộng, giống hệt với những chính sách được đưa ra bởi những người theo chủ nghĩa xã hội Mỹ như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (I-Vt.), và đại diện Alexandria Ocasio-Cortez (DN.Y.) trong kế hoạch Green New Deal (Thỏa thuận Xanh mới) của họ .

Thẳng thắn mà nói, Davos kêu gọi phát triển chủ nghĩa toàn cầu theo hình thái chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - một khái niệm mà WEF đã cố tình tránh sử dụng, đánh tráo bằng khái niệm ‘Tái lập vĩ đại’; bạn có thể dễ dàng kiểm chứng trong vô số kêu gọi và kế hoạch của xã hội chủ nghĩa, ẩn danh dưới mỹ từ "tiến bộ" của WEF, được vận hành bởi giới “tinh hoa” mà thôi.

Hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật của Marx là gì và tại sao những tư tưởng của nó lại đi ngược với giá trị của Mỹ?

Hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật của Marx dựa trên nền tảng lý thuyết của Darwin về tiến hóa loài, từ đó suy ra rằng con người sinh ra từ vượn, bởi vậy không tồn tại Thần, Chúa, Phật hay địa ngục; muôn loài tự sinh, tự diệt, mạnh thắng yếu, thúc đẩy đấu tranh vũ trang và coi đó như nền tảng phát triển xã hội.

Cổ súy rằng không tồn tại Thần, không tồn tại Nhân - Quả, không tồn tại Thiên đường - Địa ngục, chủ nghĩa duy vật của Marx thúc đẩy con người bất tín vào Thần, phủ nhận Thần và phải đấu tranh để đạt được lợi ích. Marx và các tín đồ sau Marx hoặc những quốc gia triển khai tư tưởng của Marx như một cuốn "kinh sách" để phát triển kinh tế -xã hội, đã không ngừng sử dụng sự hữu hạn của khoa học hiện đại, thậm chí là ngụy khoa học để đảm bảo con người tin vào khoa học, thay thế niềm tin vào Thần.

Đồng thời, để bù đắp vào sự thiếu hụt niềm tin của con người vào Thần, những nơi áp dụng chủ nghĩa Marx không ngừng tạo ra lãnh tụ với hình ảnh như thánh nhân để các thần dân trong xã hội đó tôn thờ. Những người theo chủ nghĩa Marx tin rằng, khi chết đi họ sẽ về với thế giới của Marx. Điều này khá mâu thuẫn khi chính Marx cho rằng không tồn tại thế giới sau khi chết.

Vì bất tín vào Thần, để phụng sự cho sự "thoải mái của dục vọng", thường thì người theo chủ nghĩa cấp tiến, tự do gần gũi với tư tưởng của Marx; về cơ bản họ cổ súy nạo phá thai, tình dục đồng tính, giải phóng tình dục, đấu tranh giai cấp...

chiến dịch tranh cử của trump
Những người biểu tình quá khích đã đập phá các bức tượng nhân vật lịch sử ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)

Muốn thúc đẩy đấu tranh, các mâu thuẫn cần được "phát sinh và làm cho trầm trọng" trong xã hội loài người. Bởi vậy, Marx chia con người thành giai cấp theo sở hữu, theo tri thức... từ đó thúc đẩy đấu tranh vũ trang giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản nhằm phân chia lại tài sản, thúc đẩy đấu tranh vũ trang và coi đó như nền tảng phát triển xã hội.

Về kinh tế, chủ nghĩa Marx muốn xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân và cho rằng con người sẽ hạnh phúc khi không sở hữu gì. Làm thế nào để khiến con người từ bỏ sở hữu của mình? hai con đường:

1. Cưỡng chế: kích động đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản phát sinh đấu tranh không ngừng với giai cấp tư sản để chiếm quyền kiểm soát, điều hành quốc gia. Sau khi thành công, quốc hữu hóa toàn bộ tài sản tư nhân. Chính quyền sẽ thay mặt toàn dân sở hữu, kinh doanh, rồi phân phối lại tài sản này. Trường hợp điển hình là Trung Quốc, Venezuela, Cuba, Triều Tiên. Để đảm bảo toàn dân phụ thuộc vào chính quyền, các chính quyền như vậy không ngừng tuyên truyền về kẻ thù vô hình ngoài quốc gia của họ, về sự bảo vệ an toàn và tuyệt đối mà chính quyền dành cho người dân của họ cũng như âm thầm đàn áp vũ trang, kiểm duyệt thông tin, kiểm soát tư tưởng của mọi người dân;

2. "Kẹo bọc đường": tốn thời gian hơn, âm thầm và mềm mỏng hơn, đó là tạo ra các chính phủ ngày càng lớn (thông qua vay nợ và can thiệp sâu vào thị trường tự do, thu thuế cao), chính sách phúc lợi ngày càng lớn do thu thuế cao và phân phối lại cho người dân, cổ vũ tư tưởng cấp tiến trong xã hội như giải phóng tình dục, nạo phá thai, hôn nhân đồng tính... (các tư tưởng cấp tiến này thúc đẩy con người buông bỏ niềm tin vào Thần). Tạo ra đấu tranh mạnh mẽ trong xã hội: công bằng giới tính, chủng tộc. Họ cũng tạo ra "các con ma" để làm người dân tin rằng chỉ một chính phủ cực lớn mới khống chế được các "con ma" khủng khiếp này. Hiện tại, xã hội phương tây tạo ra "các con ma" này qua chủ nghĩa môi trường cực đoan, khủng hoảng kinh tế liên miên theo chu kỳ, đại dịch...

Mục đích cuối cùng của của chủ nghĩa duy vật Marx là con người cắt đứt niềm tin vào Thần, từ đó tự do phóng túng dục vọng (chủ nghĩa tự do, cấp tiến), giao phó hoàn toàn tài sản, sinh mệnh của mình cho Chính quyền (thực chất là một nhóm chính trị gia), tôn thờ duy nhất các lãnh tụ của chính quyền này, và hoàn toàn sống trong môi trường không gian mà chính quyền đó cho phép.

Nền kinh tế hoàn toàn bị kiểm soát bởi chính quyền, trong khi nền kinh tế thị trường mới thật sự mang lại sự tích lũy, tái đầu tư và của cải cho các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, nguồn gốc của đổi mới sáng tạo - vốn là nền tảng dẫn tới sự thịnh vượng bền vững - đều bị xóa bỏ.

Hiển nhiên, chủ nghĩa vô thần của Marx đi ngược lại hoàn toàn với tuyên ngôn lập quốc hữu thần của Mỹ - được cho là nền tảng tạo nên chuẩn mực đạo đức và sự thịnh vượng của Mỹ - đó là niềm tin vào Chúa (in God we trust) và nền kinh tế tự do, nguồn gốc của đổi mới, sáng tạo, nguồn gốc tạo nên sự đứng đầu của Mỹ về khoa học, công nghệ và thịnh vượng.

Nước Mỹ đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Nước Mỹ đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Tổng thống Trump từng nói: “Chừng nào còn có Thiên Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ đơn độc. Dù bạn là người lính đứng gác ca đêm, hay người cha, người mẹ đơn thân làm việc ca đêm, Thiên Chúa sẽ luôn ban cho chúng ta niềm an ủi, sức mạnh và sự khích lệ. Chúng ta cần phải cứ tiếp tục tiếp tục tiến lên”.

Liệu có nghịch lý không khi một quốc gia dẫn đầu thế giới về các phát minh khoa học và sở hữu công nghệ tối tân, lại gửi gắm hoàn toàn niềm tin vào Thiên Chúa? Kết quả điều tra của Gallup cho thấy 95% người Mỹ đặt niềm tin vào Thiên Chúa, nghĩa là cứ 10 người Mỹ thì có tới hơn 9 người tin vào sự chở che của Ngài. Kết quả thăm dò của Gallup dựa trên các cuộc phỏng vấn điện thoại được tiến hành ngẫu nhiên với những người từ 18 tuổi trở lên tại 50 bang và đặc khu Columbia.

Trong suy nghĩ của người Mỹ, Chúa đã tạo ra họ và họ thuộc về Chúa. Chúa ban cho họ sức mạnh và ý chí vì họ cho rằng năng lực của con người là vô cùng nhỏ bé. Chỉ có ở Mỹ, bạn mới biết câu nói mà từ dân thường cho đến giới tinh hoa sử dụng nhiều nhất, đó chính là “God bless you” (Cầu Chúa phù hộ cho bạn).

Trong Ngày Cầu Nguyện Quốc gia (2018), Tổng thống Donald Trump nói rằng: “Những gì tôi hay nghe nhất ở đất nước chúng ta là 6 từ luôn luôn chạm đến trái tim tôi – “Cầu Chúa phù hộ cho bạn”.

Ở Mỹ, nếu một người Thiên Chúa giáo nào yêu quý bạn, món quà mà họ trân quý muốn dành tặng bạn chính là cuốn Kinh Thánh, và lòng nhiệt thành họ dành cho bạn là mời bạn đi dự những sự kiện của nhà thờ.

Dường như, nước Mỹ không chỉ đang ở trong cuộc khủng hoảng bầu cử lớn nhất lịch sử, cuộc khủng hoảng hiến pháp thực sự, mà thực chất đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mà vận mệnh của nước Mỹ lại ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới vận mệnh toàn cầu, với lịch sử loài người hiện đại.

Thanh Đoàn - Đức Duy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://plato.stanford.edu/entries/world-government/

[2] Karl Marx, Manifesto of the Communist Party (Marx/Engels Internet Archive), https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.

[3] Karl Marx and Friedrich Engels, The German Ideology, Vol. I, 1845, https://www.marxists.org/archive/marx/works/1845/german-ideology/index.htm

[4] V. I. Lenin, “The Third, Communist International,” Lenin’s Collected Works, 4th English Edition, Volume 29 (Moscow: Progress Publishers, 1972), 240—241, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1919/mar/x04.htm.

[5] https://www.ntdvn.net/chuyen-de/bong-ma-dang-sau-chu-nghia-toan-cau

[6]https://www.newsmax.com/Politics/Raymond-Burke-Catholic-Church-Marxism-Great-Reset/2020/12/16/Id/1001749/



BÀI CHỌN LỌC

Đức Hồng Y cảnh báo 'Tái lập vĩ đại' mang chủ nghĩa Marx đến Hoa Kỳ (Phần 6)