‘Dữ liệu tín dụng khổng lồ’ từ Alibaba mới là ‘con ngỗng đẻ trứng vàng’ mà chính quyền Trung Quốc nhắm đến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tin tức Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm thứ Hai (ngày 25/1) đưa thông tin về sự biến mất kỳ lạ vừa qua của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, đồng thời chỉ rõ mục tiêu thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là gây áp lực buộc ông Ma phải giao nộp khối tài sản khổng lồ là “dữ liệu tín dụng tiêu dùng” - được tích lũy bởi công ty thương mại điện tử Alibaba và chi nhánh dịch vụ tài chính khổng lồ của nó, Ant Group.

Tỷ phú Jack Ma, một ngôi sao công nghệ đa phương tiện và từng là người giàu nhất Trung Quốc, đã biến mất khỏi mắt công chúng sau khi ông lên tiếng chỉ trích các nhà quản lý tài chính của ĐCSTQ tại một diễn đàn công khai vào tháng 10/2020.

Khi những đồn đoán về sự biến mất của ông trở nên hỗn loạn vào đầu tháng Giêng, thì truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin đáng ngại rằng ông Ma đã bắt đầu làm ô uế danh tiếng của mình, chỉ trích ông là "kẻ phản bội" và là "ma cà rồng" tham lam.

Cuộc soán ngôi ‘quyền lực bá chủ kỹ thuật số’ của ĐCSTQ

Sau đó, ông Ma đã xuất hiện trở lại vào ngày 20 tháng 1 bằng cách gửi một video đến một lễ trao giải cho giáo viên. Nơi ở chính xác của ông vẫn chưa rõ ràng. Vào thời điểm trở lại, ông Ma không còn là người giàu nhất Trung Quốc, ông đã mất gần 1/4 giá trị tài sản ròng của mình, trong khi các nhà quản lý Trung Quốc cố “đại tu” Ant Group.

Một số người suy đoán rằng ông Ma đã bị giam giữ và "cải tạo" một cách bí mật - sau khi ông lên tiếng chống lại ĐCSTQ, trong khi những người khác cho rằng ông đang ở ẩn và cố gắng cứu vãn đế chế kinh doanh của mình khỏi bàn tay của ĐCSTQ. Hầu hết mọi người đều cho rằng vụ việc là do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dạy muốn cho tỷ phú này một bài học khắc nghiệt về việc "ai mới là người thật sự điều hành Trung Quốc".

Ông Ma đã trở nên giàu có và nổi tiếng đến mức bị coi là mối đe dọa thực sự đối với sự cai trị của chính quyền Tập.

VOA đã nói chuyện hôm thứ Hai với các nhà quan sát, những người đã đề xuất một cách giải thích hơi khác về các sự kiện, cụ thể là ĐCSTQ đang gây áp lực mạnh mẽ đối với ông Ma và buộc ông phải giao nộp lượng “dữ liệu quý giá khổng lồ” đã được tích lũy về các khách hàng của Alibaba và Ant Group, và cho phép chính phủ Trung Quốc cải thiện việc giám sát “tín dụng xã hội hệ thống”.

“Điều mà ĐCSTQ thèm muốn nhất là quyền lực bá chủ kỹ thuật số mà ông Ma đã sở hữu. Đó là sự chi phối của ba dòng chảy: dòng tiền, thông tin và nội dung”, một chuyên gia an ninh mạng cho biết.

Jack Ma, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, phát biểu trong chuyến thăm của mình tại hội chợ khởi nghiệp và đổi mới Vivatech, ở Paris vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. (Ảnh của Philippe LOPEZ / AFP / Getty Images)
Jack Ma, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, phát biểu trong chuyến thăm của mình tại hội chợ khởi nghiệp và đổi mới Vivatech, ở Paris vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. (Ảnh của Philippe LOPEZ / AFP / Getty Images)

Chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu của Alibaba và Ant Group để theo dõi hoạt động vay và chi tiêu của công dân Trung Quốc, đồng thời truy quét cả tội phạm tài chính thực tế và giả định, như một phần của chiến dịch “chống tham nhũng” và thanh trừng chính trị bất tận của ĐCSTQ.

Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia tư vấn lưu ý rằng các công ty của Ma có rất nhiều khách hàng ở các quốc gia khác, và ĐCSTQ cũng có thể mở rộng sự giám sát của mình đối với họ, tạo điều kiện đàn áp tất cả mọi người từ những người bất đồng chính kiến ​​sống ở nước ngoài đến các nhóm giáo hội thiên chúa hoạt động ngầm.

Dữ liệu của ông Ma cũng có thể trở thành một công cụ có "sức mạnh sắc bén" khác của đòn bẩy kinh tế - chống lại công dân nước ngoài của ĐCSTQ, từ Úc đến Mỹ.

Bành trướng chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số

Giờ đây, Alibaba đang xuất khẩu các dịch vụ dựa trên công nghệ đám mây ra nước ngoài, ĐCSTQ có thể mở rộng chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của mình ra ngoài biên giới - bằng cách ra lệnh cho công ty chặn các sản phẩm của đối thủ như rượu vang Úc trên các nền tảng trực tuyến của mình, theo các chuyên gia cho biết.

Hiện tại, hầu hết người dùng tích cực của Alibaba có trụ sở tại Trung Quốc, nhưng CEO Daniel Zhang của công ty đã cam kết tăng gấp đôi lượng khách hàng của mình, nhằm phục vụ hơn hai tỷ khách hàng trên toàn cầu vào năm 2036.

Các chuyên gia nói thêm rằng Trung Quốc đã có khả năng xâm phạm quyền riêng tư của người nước ngoài bằng cách truy cập dữ liệu cá nhân như số hộ chiếu - thông qua một "cửa hậu" được chèn vào phần cứng do Trung Quốc sản xuất. Ví dụ, Trung Quốc sản xuất 90% đầu đọc thẻ trên thế giới, trong đó, cửa hậu có thể bị khai thác để gây ra rủi ro bảo mật.

Một nhà phân tích khác, Law Ka-chung của Ngân hàng Truyền thông ở Hong Kong, lưu ý rằng mọi người sẽ trở nên “kinh hoàng hơn và từ chối bày tỏ quan điểm bất đồng” nếu họ biết ĐCSTQ có quyền truy cập vào kho thông tin của Alibaba về họ.

Chuyên gia Abishur Prakash thuộc Trung tâm Đổi mới Tương lai ở Toronto nói rằng ĐCSTQ có thể đặt mối quan tâm hàng đầu đến việc kiểm soát các công ty của Ma và các công ty công nghệ khổng lồ khác của Trung Quốc, sử dụng chúng như “công cụ của chính sách đối ngoại” và “có thêm đòn bẩy” đối với các chính phủ nước ngoài.

Ông Ma và các CEO Trung Quốc khác từ lâu đã khẳng định rằng doanh nghiệp của họ hoàn toàn độc lập với chính phủ Trung Quốc - điều mà giờ đây có thể thấy là một câu chuyện viễn tưởng vô lý.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, được chào đón bởi Giám đốc điều hành Cisco John Chambers, bên trái và Chủ tịch điều hành Alibaba Jack Ma, bên phải, trong chuyến thăm tại khuôn viên chính của Microsoft vào ngày 23 tháng 9 năm 2015 ở Redmond, Washington (Ảnh của Ted S. Warren-Pool / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, được chào đón bởi Giám đốc điều hành Cisco John Chambers, bên trái và Chủ tịch điều hành Alibaba Jack Ma, bên phải, trong chuyến thăm tại khuôn viên chính của Microsoft vào ngày 23 tháng 9 năm 2015 ở Redmond, Washington (Ảnh của Ted S. Warren-Pool / Getty Images)

Điều này có thể khiến các công ty quốc tế và chính phủ nước ngoài miễn cưỡng hơn khi kinh doanh với các tập đoàn Trung Quốc, mặc dù như bài phát biểu “khải hoàn” của ông Tập tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tuần này, “Bắc Kinh có thể tin rằng thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kinh doanh với Trung Quốc, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trỗi dậy”.

Bất kể áp lực nào mà ĐCSTQ đã gây ra để chống lại Jack Ma, ông ấy ít nhất có thể cảm thấy thoải mái khi biết rằng tài sản bị tổn hại của mình đang được xây dựng lại. Bloomberg News ước tính hôm thứ Hai rằng Ma đã phục hồi khoảng 1,6 tỷ USD giá trị tài sản ròng của mình, kể từ khi ông xuất hiện trở lại vào tuần trước - khi thị trường chứng khoán Hong Kong tăng điểm.

Ông vẫn chỉ là người giàu thứ tư ở Trung Quốc, vì người chiến thắng lớn nhất là tỷ phú Zhong Shanshan - chủ tịch Công ty nước đóng chai Nongfu.

Lê Minh

Theo breitbart

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

‘Dữ liệu tín dụng khổng lồ’ từ Alibaba mới là ‘con ngỗng đẻ trứng vàng’ mà chính quyền Trung Quốc nhắm đến