Dù điều tra về ‘thao túng tiền tệ và buôn gỗ lậu’ chưa ngã ngũ, Mỹ vẫn áp thuế 10% đối với sản phẩm Việt Nam

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù cuộc điều tra Việt Nam về “thao túng tiền tệ và buôn gỗ lậu” chưa ngã ngũ, Mỹ vẫn áp thuế 10% đối với sản phẩm vỏ xe hơi nhập khẩu từ Việt Nam. Phải chăng Washington đang thật sự thể hiện “tính răn đe” với nền tảng “cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”?

Nhìn nhận về khả năng Mỹ trừng phạt Việt Nam gian lận thương mại trong xuất khẩu gỗ, cũng như cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ, ông Thayer cho rằng Việt Nam khó tránh khỏi các cáo buộc này, hoặc sự trừng phạt nếu kết quả điều tra của Đại diện Thương mại Hoa kỳ bất lợi - ngay cả khi ông Joe Biden trở thành tổng thống tiếp theo của Nhà trắng. Hiển nhiên, trừng phạt thương mại (nếu xảy ra) sẽ khiến Việt Nam mất thị trường xuất khẩu gỗ vào tay đối thủ….

Không những thế, theo BBC, cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ United States Trade Representative (USTR) hôm 08/10 cho biết, họ đang tiến hành một cuộc điều tra xem liệu Việt Nam có chủ động hạ giá tiền đồng và gây thiệt hại đến thương mại Mỹ hay không.

Washington ra đòn ‘dằn mặt’?

Dù cuộc điều tra Việt Nam về “thao túng tiền tệ” chưa công bố kết quả nào, vào đầu tháng 11 này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lần đầu tiên đã áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải nhập từ Việt Nam, viện dẫn rằng tiền đồng của Việt Nam “bị định giá thấp”. Mức thuế sẽ xê xích từ 6,23% đến 10,08%, theo Bloomberg.

Đối với sản phẩm lốp xe hơi, mức nhập khẩu lốp xe từ Việt Nam của Hoa Kỳ lên đến 469,6 triệu USD trong năm 2019.

Việc đánh thuế xảy ra tiếp sau thông báo hồi tháng 10/2020 của chính quyền Trump về cuộc điều tra thương mại của Mỹ đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam, đồng thời điều tra luôn cả về việc Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ thu tiền tạm ứng từ các nhà nhập khẩu lốp xe du lịch từ Việt Nam dựa trên tỷ giá sơ bộ. Bộ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức thuế vào khoảng ngày 16/3 năm sau, cũng là lúc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ này.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross phát biểu trong một sự kiện do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm 2019. (Ảnh của NHAC NGUYEN / AFP qua Getty Images)
Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross phát biểu trong một sự kiện do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm 2019. (Ảnh của NHAC NGUYEN / AFP qua Getty Images)

“Quyết định sơ bộ hôm nay thể hiện một bước tiến quan trọng đối với nghị trình thương mại Nước Mỹ trên hết”, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết trong tuyên bố. Chính quyền của ông Trump “sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này để đảm bảo ngành công nghiệp Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”, ông nói.

Xem thêm: Việt Nam khó tránh trừng phạt gian lận trong xuất khẩu gỗ và cáo buộc thao túng tiền tệ, dù ai đắc cử tổng thống Mỹ?

Chính phủ Việt Nam bác bỏ việc ‘sử dụng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh’

Theo phía Mỹ, năm 2019, Việt Nam đã mua ròng 22 tỷ USD ngoại hối thông qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, làm giảm giá tiền đồng từ 3,5% đến 4,8%.

Tại một cuộc họp báo diễn ra hồi tháng 10/2020, Thống đốc NHNN, ông Lê minh Hưng (nhiệm kỳ 2016-2020), khẳng định Việt Nam không bao giờ sử dụng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng việc sử dụng đồng tiền quốc gia để đạt được lợi thế sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, niềm tin của người dân và nhà đầu tư", đồng thời gây tổn hại kinh tế của Việt Nam.

Vào ngày 26/10, trong dịp tiếp Tổng Giám Đốc Cơ quan Phát Triển Tài chính Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) Adam Boehler, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng phủ nhận chính sách tỷ giá tiền tệ của Việt Nam nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại.

Ông Phúc cũng thể hiện mong muốn rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ “đánh giá khách quan hơn về thực tiễn Việt Nam”.

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

Dù điều tra về ‘thao túng tiền tệ và buôn gỗ lậu’ chưa ngã ngũ, Mỹ vẫn áp thuế 10% đối với sản phẩm Việt Nam