Dự báo ‘Ngày Tận Thế’ do Biến đổi khí hậu là Lời nói dối thế kỷ? (Kỳ 5)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự thật là có đến gần 70% dự báo về thảm họa khí hậu từ năm 1970 cho tới nay đã được chứng minh là sai, 30% còn lại cần thời gian để kiểm định. Sự thật là các mô hình dự báo khí hậu chưa có năng lực mô tả hết các yếu tố phức tạp của tự nhiên. Chúng ta rất cần bảo vệ Trái đất này đúng cách, chứ không phải với sự sợ hãi và thiếu lý trí đến mức để ai đó nhân danh ‘khoa học còn tranh cãi’ để thổi phồng thảm họa, biến nó thành ‘Kinh Thánh’ nhằm tước đoạt sự thịnh vượng và tự do của chúng ta.

Chúng ta đang sống trong một thế giới ‘hỗn loạn’ thông tin về Biến đổi khí hậu. Rất nhiều tổ chức, rất nhiều kênh truyền thông, rất nhiều cá nhân đang không ngừng cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu và hậu quả khủng khiếp của nó. Họ nói với công chúng rằng, các cảnh báo của họ được đưa ra dựa trên số liệu đáng tin cậy lấy từ các mô hình khí hậu được thiết kế công phu với vô số thuật toán phức tạp, và đa phần những mô hình này cho một kết quả đồng nhất: Trái đất đang đi đến diệt vong bởi hiệu ứng nhà kính.

Tuy nhiên, cùng lúc đó cũng có rất nhiều nhà khoa học khác đã viết các bài nghiên cứu chứng minh rằng: Các mô hình khí hậu hiện tại đều không hoàn hảo, và các sai số trong các phép toán khiến số liệu không còn chính xác. Nhưng tiếng nói của họ dường như bị cô lập và phớt lờ bởi truyền thông.

Các mô hình khí hậu hiện nay chỉ là sự mô phỏng ‘thô thiển’ các yếu tố phức tạp của tự nhiên

Các cơ quan và tổ chức khoa học hàng đầu của Mỹ đã công nhận sự nóng lên toàn cầu là một vấn đề do con người gây ra và cần sớm được giải quyết. Chương trình Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu của Mỹ đã xuất bản một loạt các báo cáo khoa học ghi lại các nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. NOAA, NASA, Quỹ Khoa học Quốc gia, cùng nhiều tổ chức khác đều đã công bố các báo cáo khẳng định Trái đất đang nóng lên chủ yếu bởi sự gia tăng các loại khí nhà kính do con người tạo ra.

BERLIN, GERMANY - NOVEMBER 29: A woman stays in front of a model of the earth holding a thermometer as activists participate in the Global Climate March on November 29, 2015 in Berlin, Germany. The COP21 2015 Paris Climate Conference will begin on November 30, though due to the recent Paris terror attacks French police have banned activists from marching in Paris. Large-scale marches are instead taking place in other cities, including today in Berlin. (Photo by Carsten Koall/Getty Images)
Các mô hình khí hậu hiện có nhiều hạn chế nghiêm trọng, tác động đáng kể đến kết quả mà dựa vào đó, các nhà khoa học đưa ra các dự đoán và các chính trị gia đề ra các chính sách. (Ảnh: Carsten Koall/Getty Images)

Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ (AMS) đã tuyên bố: "...nguyên nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu trong nửa thế kỷ gần đây là sự gia tăng các loại khí nhà kính trong khí quyển, bao gồm carbon dioxide (CO2), chlorofluorocarbons, methane...".

Tuy nhiên, theo Giáo sư Kinh tế Ross R. McKitrick tại Đại học Guelph - chuyên gia về chính sách môi trường, năng lượng, và khí hậu - các mô hình khí hậu hiện nay cho dù sử dụng những công thức toán học phức tạp nhất thì vẫn chỉ là một sự mô phỏng ‘thô thiển’ các yếu tố phức tạp của tự nhiên, chẳng hạn như các yếu tố trong hệ thống khí quyển. Trong khi các mô hình khí hậu luôn dự đoán rằng nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên đáng kể thì trên thực tế, từ năm 1998 đến năm 2014, nhiệt độ đã không thay đổi. Theo ông McKitrick, hiện có những lỗ hổng cơ bản trong các mô hình khí hậu.

Trong bài báo xuất bản năm 2017 trên tạp chí Hoover danh tiếng, hai tác giả David R. HendersonCharles L. Hooper đã lập luận rằng: Các mô hình khí hậu cho thấy Trái đất đang nóng hơn khoảng 0,8°C so với năm 1850. Nếu như nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đã tăng 40% kể từ năm 1750 thì chúng ta có thể đưa ra một giả thuyết tương đối hợp lý là: Sự gia tăng CO2 này đã gây ra, và đang gây ra, sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta hầu như không có khả năng thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát, chẳng hạn như tăng hay giảm mức CO2 trong khí quyển và sau đó đo lường sự thay đổi nhiệt độ Trái đất.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng ta có thể xây dựng các mô hình phức tạp trên máy tính, nhập vào đó các dữ liệu vật lý, từ đó tính toán cách năng lượng chiếu tới, xuyên qua, và thoát ra khỏi đất, nước, và bầu khí quyển. Vài thập kỷ trở lại đây, những mô hình như vậy đã được tạo ra và đang được sử dụng thường xuyên để đưa ra những dự đoán thảm khốc về số phận của Trái đất.

Vấn đề là các mô hình này có những hạn chế nghiêm trọng, tác động đáng kể đến kết quả mà dựa vào đó, các nhà khoa học đưa ra các dự đoán và các chính trị gia đề ra các chính sách. Cụ thể, có ba vấn đề lớn mà chỉ với một vấn đề riêng lẻ thôi cũng đủ để khiến các dự đoán không còn chính xác. Cả ba vấn đề hợp lại đã giáng một đòn mạnh vào các dự đoán hiện tại.

Sai số lớn hơn kết quả: Sự nóng lên của khí hậu là kết luận không chắc chắn về mặt khoa học!

Hai tác giả Henderson và Hooper đã bắt đầu việc miêu tả lỗi đo lường bằng ví dụ rất dễ hiểu. Hãy tưởng tượng vào đầu năm học, bạn đo thời gian cho một vận động viên điền kinh trung học chạy quãng đường 400m. Chiếc đồng hồ bấm giờ của bạn có độ chia nhỏ nhất là 0,01s; bạn đo được cậu học sinh này chạy trong 56s; sai số tạo ra bởi phản ứng bấm giờ của bạn là ± 0,2s.

Đến cuối năm học (tức là 30 tuần sau), bạn đo được cậu học sinh này chạy quãng đường tương tự chỉ trong 53s. Mức cải thiện từ 56s lên 53s lớn hơn nhiều so với độ chia nhỏ nhất của đồng hồ và thời gian phản ứng không hoàn hảo của bạn. Điều đó cho phép bạn kết luận rằng cậu học sinh đã đạt tiến bộ với mức tiến bộ là 0,1s/tuần (3s trong 30 tuần).

Tuy nhiên, nếu bạn kiểm tra lại cậu học sinh này sau nửa tuần và cố gắng đo lường sự cải thiện dự kiến là 0,05s thì bạn sẽ gặp phải vấn đề. Bạn không thể đo được sự khác biệt nhỏ như vậy với chiếc đồng hồ bấm giờ và thời gian phản ứng không hoàn hảo của bạn. Nói cách khác, bạn không thể làm được điều đó bởi mức độ của thứ mà bạn đo nhỏ hơn sai số trong phép đo của bạn.

Các nhà khoa học đã trình bày sai số trong đo lường bằng cách mô tả khoảng sai số của phép đo. Ví dụ, họ có thể nói rằng nhiệt độ là 20°C ± 0,5°C; tức là nhiệt độ có thể là 20,0°C, nhưng cũng có thể là 20,5°C hoặc 19,5°C.

Bây giờ hãy xem nhiệt độ được ghi lại bởi các trạm thời tiết trên khắp thế giới. Hai tác giả Henderson và Hooper đã nhắc đến ông Patrick Frank, một nhà khoa học tại Đại học Stanford, tác giả của hơn 68 ấn phẩm đã được bình duyệt bởi hội đồng chuyên gia. Ông Frank đã xuất bản các bài báo giải thích về việc sai số của nhiệt độ đo được ở các trạm thời tiết đã bị xử lý không chính xác như thế nào.

Ông Frank phát hiện ra rằng, các chỉ số nhiệt độ có sai số lớn gấp đôi so với mức sai số thường thấy. Dựa trên quan sát này, Frank đã viết một bài báo năm 2011 trên tạp chí Năng lượng & Môi trường, trong đó có đoạn:

“…sự bất thường trong nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu từ năm 1856 - 2004 với khoảng tin cậy 95% là 0,8˚C ± 0,98˚C”. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, khoảng sai số (± 0,98˚C) lại lớn hơn mức tăng (0,8˚C) đo được (?!!). Như vậy, có thể nói một cách không chắc chắn rằng nhiệt độ có xu hướng tăng lên; và cũng không thể bác bỏ giả thuyết rằng nhiệt độ của thế giới không hề thay đổi.

Năng lượng từ C02 do con người tạo ra nhỏ hơn rất rất nhiều so với năng lượng tự nhiên của mặt trời

Rất nhiều mô hình khí hậu hiện tại được dùng để đánh giá giả thuyết CO2 là nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, cũng như để định lượng mức CO2 tạo ra bởi con người. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, năng lượng (sức nóng) do C02 tạo ra bởi con người so với sức nóng tự nhiên từ mặt trời là vô cùng nhỏ bé.

Several people and a well-equipped dog wait eagerly for the clouds to clear 11 August 1999 in order to watch the total solar eclipse in former NATO airbase in Chambley,during international biennial anniversary of the aerostation.(ELECTRONIC IMAGE) (Photo by Franck FIFE / AFP) (Photo by FRANCK FIFE/AFP via Getty Images)
Mọi người háo hức chờ xem nhật thực toàn phần tại căn cứ không quân cũ của NATO ở Chambley. (Ảnh: FRANCK FIFE / AFP qua Getty Images)

Để chứng minh cho luận điểm này, hai tác giả Henderson và Hooper đã đặt ra câu hỏi: CO2 do con người tạo ra có mức độ lớn nhỏ như thế nào so với các yếu tố không chắc chắn khác trong các mô hình khí hậu? Các dòng năng lượng trong mô hình được đo bằng watt trên mét vuông (Wm–2). Năng lượng từ mặt trời truyền đến bầu khí quyển trái đất trung bình ngày và đêm, các cực, và đường xích đạo là 342 Wm–2. Điều này giữ trái đất đủ ấm áp để chúng ta tồn tại và phát triển. Theo Frank, năng lượng ước tính tạo ra từ lượng CO2 từ các hoạt động của con người nhỏ hơn rất nhiều, ở mức 0,036 Wm–2 - tương đương 0,01% năng lượng từ mặt trời. Nếu tính toán của chúng ta về năng lượng từ mặt trời bị sai số hơn 0,01% thì sai số đó sẽ lớn hơn, hay nói cách khác là bao gồm năng lượng tạo ra từ lượng CO2 từ các hoạt động của con người.

Bất khả thi trong việc đo lường các đám mây

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, methane, và nitrogen dioxide vào năm 2020 tiếp tục tăng dù nền kinh tế toàn cầu đã và đang đình trệ bởi tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Từ đó, một số nhà khoa học đã đổ lỗi việc gia tăng CO2 này là do vị trí các đám mây.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học East Anglia và Đại học Hoàng gia London đã cho rằng các đám mây có thể khiến nhiệt độ Trái Đất tăng cao bằng cách phản xạ ít bức xạ mặt trời ra khỏi Trái Đất hơn và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Đồng tác giả Peer Nowack từ Đại học East Anglia cho biết: "Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đám mây có thể gây hiệu ứng khuếch đại đến sự nóng lên toàn cầu".

Trên thực tế, việc mô hình hóa các đám mây và các hiệu ứng liên quan đến mây là rất khó khăn. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã thừa nhận điều này trong một báo cáo năm 2013: “Việc mô phỏng các đám mây trong các mô hình khí hậu vẫn còn nhiều thách thức”.

TOKYO, JAPAN - AUGUST 14: Shafts of sunlight beam down from behind clouds on August 14, 2019 in Tokyo, Japan. (Photo by Carl Court/Getty Images)
Ánh sáng mặt trời chiếu qua những đám mây ngày 14/8/2019 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh của Carl Court / Getty Images)

Tại sao lại khó tạo mô hình cho những đám mây? Bởi vì chúng có muôn hình vạn trạng; xuất hiện ở các độ cao khác nhau, và xếp chồng lên nhau; đồng thời các nhà khoa học cũng không hiểu đầy đủ về cách chúng hình thành. Kết quả là, việc mô hình hóa các đám mây có độ chính xác thấp. Theo hai ông Henderson và Hooper, điều này dẫn đến sự sai số khoảng ±4,0 Wm–2 của nhiệt năng của khí quyển.

Sai số này lớn gấp khoảng 110 lần năng lượng ước tính tạo ra từ lượng CO2 từ các hoạt động của con người (0,036 Wm–2). Nếu sai số của mô hình đám mây chỉ giảm 0,9% - tức là giảm 0,036 Wm–2 (0,9% x 4,0 = 0,036) - thì sai số đó sẽ đủ để bù cho lượng năng lượng tạo ra từ CO2 từ các hoạt động của con người.

Truyền thông dòng chính phớt lờ các nghiên cứu trái chiều hoặc các sai lầm trong dự báo nóng lên toàn cầu

Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học hàng đầu đến từ nhiều quốc gia xuất bản ngày 31/10/2018 đã đưa ra một mô hình mới để đo lượng nhiệt mà các đại dương đang hấp thụ.

Về cơ bản, các tác giả đo thể tích của các loại khí, đặc biệt là khí oxy (O2) và CO2, đã thoát ra khỏi đại dương trong những thập kỷ gần đây và đi vào bầu khí quyển. Họ phát hiện ra rằng các đại dương trên Trái đất đã hấp thụ một lượng nhiệt nhiều hơn 60% so với các tính toán trước đó, tốc độ nóng lên của Trái đất đang được đẩy nhanh hơn, và chúng ta có ít thời gian hơn để hạn chế phát thải nhà kính.

Nghiên cứu đã thu hút sự chú ý đáng kể từ giới truyền thông và công chúng. Rất nhiều tờ báo đã đăng tải bài viết xung quanh nghiên cứu này, khiến nó trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

TOPSHOT - People wearing protective masks, read the newspaper as they sit in a square in the district of Monteverde Nuovo in Rome on April 16, 2020, as the nation tries to curb the spread of the COVID-19 epidemic caused by the new coronavirus. (Photo by Andreas SOLARO / AFP) (Photo by ANDREAS SOLARO/AFP via Getty Images)
Truyền thông dòng chính thường phớt lờ các nghiên cứu trái chiều và các sai lầm trong dự báo nóng lên toàn cầu. (Ảnh: ANDREAS SOLARO/AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, không lâu sau khi xuất bản, Nicholas Lewis - một nhà nghiên cứu độc lập ở Anh - đã nói rằng ông tìm thấy một "vấn đề lớn" trong nghiên cứu của nhóm tác giả trên.

Không rõ liệu nhóm tác giả có đồng ý với tất cả những luận điểm mà ông Lewis đưa ra hay không nhưng họ đã lên tiếng thừa nhận rằng: Công trình của họ có những sai sót khiến kết luận ‘Ngày tận thế gây ra bởi Biến đổi khí hậu’ không còn chính xác.

Do vậy, 2 tuần sau khi nghiên cứu nổi tiếng này được công bố trên tạp chí Nature, các tác giả đã gửi đi thông báo chỉnh sửa.

Ralph Keeling, một nhà khí hậu học tại Viện Hải dương Scripps và là một trong những đồng tác giả, nói với tờ The San Diego Union-Tribune: “Sau khi đọc những lập luận sắc bén của ông ấy [Lewis], chúng tôi rất biết ơn vì các lỗi sai đã được chỉ ra, từ đó mà chúng tôi có thể nhanh chóng sửa lỗi”.

Ông Keeling thừa nhận rằng: "Biên độ sai số trong nghiên cứu hiện quá lớn để xác định chính xác được mức độ nóng lên đang diễn ra trong đại dương".

Điều đáng nói ở đây không phải là việc các nhà khoa học đã tính toán sai và đã sửa lỗi sai. Trên thực tế, đó là chuyện thường xuyên xảy ra.

Điều đáng nói là: Các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới đã nhiệt tình đưa tin về bản phát hành đầu tiên của bài nghiên cứu, từ đó thu hút chú ý của công chúng về sự nóng lên toàn cầu và sự diệt vong gây ra bởi Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, họ lại không hề dùng lòng nhiệt tình tương tự để nói về việc có những lỗi sai được tìm thấy. Vì vậy, rất nhiều độc giả đã mang một ấn tượng sai lầm rằng thế giới đang trải qua quá trình nóng lên thảm khốc.

Trong vài chục năm qua, các phân tích từ nhiều nhà khoa học khí hậu nổi tiếng đã đánh sập các kịch bản của IPCC về ngày tận thế. Tuy nhiên, truyền thông dòng chính thường phớt lờ những nghiên cứu này, và nếu có nhắc đến thì họ sẽ chỉ trích các tác giả là "những người theo chủ nghĩa hoài nghi”.

Trong khi đó, rất nhiều thế lực đang sử dụng kết quả từ các mô hình khí hậu đầy thiết sót để đưa ra các chính sách nhằm thay đổi sâu rộng lối sống của chúng ta và nền kinh tế toàn cầu. Những điều này sẽ không chỉ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD mỗi năm mà còn dẫn đến việc giảm mức sống và mất tự do của con người.

Chi Anh

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.hoover.org/research/flawed-climate-models
  2. https://friendsofscience.org/assets/documents/Flawed-climate-models-lead-to-costly-public-policy.pdf
  3. https://www.pop.org/u-n-climate-models-flawed-grossly-exaggerate-warming-effect/
  4. https://www.mdpi.com/2072-4292/3/8/1603/htm
  5. https://wattsupwiththat.com/2009/03/30/lindzen-on-negative-climate-feedback/
  6. https://phys.org/news/2012-07-climate-flawed-speaker-sandia.html
  7. https://financialpost.com/opinion/ross-mckitrick-the-flaw-in-relying-on-a-worst-case-scenario-climate-model
  8. https://www.washingtonpost.com/energy-environment/2018/11/14/scientists-acknowledge-key-errors-study-how-fast-oceans-are-warming/



BÀI CHỌN LỌC

Dự báo ‘Ngày Tận Thế’ do Biến đổi khí hậu là Lời nói dối thế kỷ? (Kỳ 5)