Để tiếp tục ký sinh, ĐCSTQ chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân (Kỳ 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Jack Ma, CEO của Alibaba, từng nói “Trước khi đến Úc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Bởi chúng tôi đã được giáo dục từ nhỏ là “Chúng ta muốn giải phóng toàn nhân loại”. Kết quả là sau khi đến Úc, tôi phát hiện ra là họ muốn giải phóng chúng ta trước”.

Xem lại: Kỳ 1

Jack Ma, một doanh nhân, đã xây dựng thành công đế chế bán lẻ Alibaba của mình và các ứng dụng thanh toán, tín dụng có thị phần lớn nhất Trung Quốc nhờ công nghệ. Nhờ thành công trong nước, ông có tiền và có thể ra nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài bức tường lửa, ông đã chia sẻ với 1,4 tỷ dân Trung Quốc sự thật rằng người Trung Quốc không thể giải phóng được ai hết, mà thế giới ngoài kia mới cần giải phóng người Trung Quốc khỏi tường lửa, khỏi các trò tẩy não, khỏi đàn áp và diệt chủng...

Lựa chọn lịch sử

Phát hiện của Jack Ma về thế giới bên ngoài không mới mẻ với một số ít người Trung Quốc may mắn, những người đã vượt qua bức tường lửa kiểm duyệt của chính quyền hà khắc nhất thế giới, nhưng đã gây kinh ngạc cho hầu hết phần dân số còn lại.

Nhưng một người nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng rộng rãi trong xã hội, một người mà thành công của ông khiến mọi lời nói của ông có trọng lượng và sức lan tỏa rất lớn trong xã hội, một người sở hữu khối tài sản xếp hạng trên thế giới, nắm giữ công nghệ và thông tin của 80% dân số Trung Quốc, một người như thế nếu chia sẻ nhận thức thật của họ về ĐCSTQ thì ĐCSTQ không thể tồn tại. Mà ĐCSTQ còn thì toàn bộ quyền lực tối cao của ông Tập, chính phủ của ông Tập, quyền lực của quan chức từ trung ương - địa phương đang ủng hộ ông Tập sẽ còn.

Vấn đề Trung Quốc có bao nhiêu doanh nhân, nhờ đi ra khỏi Trung Quốc, mà thay đổi nhận thức như Jack Ma? Có bao nhiêu người trong số họ trở về Trung Quốc nói với nhân viên, gia đình của họ sự thật đó? Làn sóng người giàu Trung Quốc cho con đi du học, định cư ở nước ngoài và rời khỏi Trung Quốc ngày một lớn là một minh chứng rõ ràng rằng số người suy nghĩ như Jack Ma đang ngày một nhiều hơn và không dễ bị kiểm soát hoàn toàn bởi các thông tin tẩy não của đảng.

Những người như Jack Ma thách thức quyền lực tối thượng của đảng. Vì thế Jack Ma và những người như ông ta chỉ có thể tồn tại và phát triển tiếp nếu ông Tập nhận thức rằng ĐCSTQ là rào cản cho văn minh, hạnh phúc và sự thịnh vượng bền vững của dân tộc Trung Hoa và ghi danh vào lịch sử như một người làm sụp đổ chế độ này trong hòa bình.

Quốc hữu hóa thời ông Tập: bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài (Kỳ 1)
Những người như Jack Ma thách thức quyền lực tối thượng của đảng. Vì thế Jack Ma và những người như ông ta chỉ có thể tồn tại và phát triển tiếp nếu ông Tập nhận thức rằng ĐCSTQ là rào cản cho văn minh, hạnh phúc và sự thịnh vượng bền vững của dân tộc Trung Hoa và ghi danh vào lịch sử như một người làm sụp đổ chế độ này trong hòa bình. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Đáng tiếc, như tất cả chúng ta đã biết, ông Tập không nhận thức như vậy. ĐCSTQ đã lựa chọn một người rất trung thành với lý tưởng CNCS, người có thể ‘đồng sinh, đồng tử’ với nó.

Công cụ của quyền lực

Trước khi lên nắm quyền, ông Tập đã phục vụ tại hai tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, những nơi phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân từ năm 1985 đến năm 2007. Do vậy, nhiều doanh nhân đều nghĩ khi ông Tập trở thành tổng bí thư, ông ấy sẽ cởi mở hơn và sẽ quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp tư nhân và sinh kế của người dân. Đó là bởi vì ông ấy đã ở Chiết Giang 5 năm.

Tuy nhiên, đào sâu hơn vào các tuyên bố và bài viết trong quá khứ của ông Tập về kinh tế sẽ cho thấy đây là một quan chức luôn ủng hộ lý tưởng chính thống của đảng đối với nền kinh tế: đó là cộng sản, là kinh tế tập thể, là bài trừ kinh tế tư nhân.

Ông Tập có thể đã chấp nhận rủi ro lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại, nhưng về kinh tế, ông không phải là người thích thử nghiệm ý thức hệ.

Trong bộ chính trị, với tư cách là phó chủ tịch từ năm 2008 đến năm 2013 và là người đứng đầu trường đảng trong phần lớn thời gian, có rất ít bằng chứng về việc ông ta đi lạc khỏi niềm tin cốt lõi của mình về sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát của đảng trong các doanh nghiệp.

Khi ông Tập đến Chiết Giang vào năm 2002, ông đứng đầu một nhóm quan chức, được gọi là “Quân đội Tân Giang mới”, những người chấp nhận việc sử dụng đầu tư tư nhân để phân tán rủi ro trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đặc trưng của tỉnh.

Ông Tập đã làm những gì mà mọi quan chức khác có trách nhiệm với nền kinh tế đã làm vào thời điểm đó: ông đơn giản hóa việc đăng ký cho các công ty tư nhân và giúp họ tiếp cận tài chính. Khi đảng tranh luận về luật bảo vệ tài sản tư nhân, ông đã ủng hộ. Ông Tập nói: “Với việc bảo vệ tài sản, người Trung Quốc có thể thu được nhiều tài sản hơn nữa.

Nhưng sự ủng hộ của ông Tập đối với việc kết hợp cơ cấu sở hữu tư nhân và công cộng hoàn toàn là thực dụng. Ông nói trong một diễn đàn khác, nó có giá trị vì nó sẽ “cải thiện cơ cấu kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Michael Collins, một trong những quan chức cấp cao nhất của CIA về châu Á nhận xét: “Cái đích cơ bản của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình là kiểm soát xã hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”.

Bắc Kinh đã liên tục nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng giờ đây đường lối tuyên truyền của chính quyền này đang chuyển theo những hướng đáng lo ngại. Câu chuyện mới của nhà cầm quyền Tập Cận Bình là Trung Quốc đang dẫn đầu "phương Đông". Trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt vào cuối năm ngoái, ông tuyên bố "phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy tàn". (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Getty images)
“Cái đích cơ bản của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình là kiểm soát xã hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Getty images)

Kinh tế tư nhân không bao giờ chung lý tưởng với chủ nghĩa cộng sản

Năm 2012, khi ông Tập lên nắm quyền, cục diện đã thay đổi đáng kể. Trung Quốc ban đầu đã bị đánh hạ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trước khi nhanh chóng điều hướng trở lại tăng trưởng nhanh thông qua một biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ do chính phủ điều hành và các ngân hàng nhà nước lớn thực hiện.

Ông Tập dành nhiều nhiệm kỳ đầu tiên của mình để kiềm chế các công ty nhà nước lớn. Dưới thời người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, đủ lớn để lọt vào top 20 của Fortune 500 toàn cầu, đã phát triển thành đế chế hùng mạnh và là nơi sinh ra nạn tham nhũng nghiêm trọng.

Ban đầu, ông Tập đã cởi mở với việc thúc đẩy cải cách thị trường bắt đầu ở Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980. Cuối năm 2013, ban lãnh đạo của ông Tập đã thề sẽ trao cho các lực lượng thị trường một “vai trò quyết định”. Ông chúc phúc cho các nhà quản lý có đầu óc thị trường, những người đã nói chuyện đầu tư chứng khoán và nới lỏng quyền kiểm soát của chính phủ đối với tiền tệ của Trung Quốc. Chính quyền của ông thậm chí còn cân nhắc đề xuất có các nhà quản lý chuyên nghiệp còn hơn là các bộ máy đảng điều hành các công ty nhà nước.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đến từ các công ty tư nhân, sau khi tăng trong những thập kỷ gần đây, đạt đỉnh vào năm 2015 với hơn một nửa tổng đầu tư tài sản cố định và đã giảm dần kể từ đó.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hướng đi của Trung Quốc, nhiều công ty nhà nước đang ngốn các công ty tư nhân, xác định lại một sáng kiến ​​của chính phủ được gọi là “cải cách sở hữu hỗn hợp”. Ý tưởng ban đầu ra đời từ cuối những năm 1990 là khuyến khích vốn tư nhân đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, mang lại sự nhạy bén hơn của khu vực tư nhân đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn đang nở rộ ở Trung Quốc.

Giờ đây, dưới thời ông Tập, quá trình này thường diễn ra theo chiều ngược lại khi các công ty nhà nước lớn thôn tính những công ty nhỏ hơn để duy trì hoạt động của họ, và cấu hình lại chiến lược của các công ty nhỏ hơn để phục vụ nhà nước.

Thông thường, các quan chức chính phủ chỉ muốn đảm bảo các công ty tư nhân lớn đang tuân thủ các mục tiêu và chính sách của nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước đang thành lập nhiều chi bộ Đảng Cộng sản trong các văn phòng công ty tư nhân và khuyến khích các chi bộ quyết đoán hơn trong việc ra quyết định.

Các quan chức Trung Quốc nói rằng ông Tập không có ý định bóp chết tinh thần kinh doanh hoặc loại bỏ các lực lượng thị trường. Ông đã hứa sẽ hỗ trợ khu vực tư nhân, khu vực đóng góp một nửa doanh thu thuế của chính phủ và sử dụng 80% lao động thành thị.

Không giống như những người tiền nhiệm của mình, những người đều đặn mở rộng kinh tế tư nhân, ông Tập tập trung vào việc đưa các doanh nhân vào đảng. Bước tiếp theo mà Bắc Kinh triển khai là đảm bảo khối tài sản màu mỡ, kếch xù của kinh tế tư nhân sẽ gộp chung với khối tài sản mà ĐCSTQ toàn quyền quản lý.

Chính quyền trung ương của Bắc Kinh hiện trực tiếp giám sát 128 công ty nhà nước. Mặc dù con số này giảm so với khoảng 140 vào năm 2012, các doanh nghiệp đã phát triển lớn hơn rất nhiều, lấn sân nhiều hơn vào khu vực tư nhân trong bối cảnh chính phủ hợp nhất nhằm tạo ra các tập đoàn quốc gia. Chính quyền địa phương quản lý hàng nghìn công ty khác.

Chính quyền trung ương của Bắc Kinh hiện trực tiếp giám sát 128 công ty nhà nước. Mặc dù con số này giảm so với khoảng 140 vào năm 2012, các doanh nghiệp đã phát triển lớn hơn rất nhiều, lấn sân nhiều hơn vào khu vực tư nhân trong bối cảnh chính phủ hợp nhất nhằm tạo ra các tập đoàn quốc gia. Chính quyền địa phương quản lý hàng nghìn công ty khác. (Nguồn ảnh: Noel Celis / AFP / Getty Images)

Cưỡng bức quốc hữu hóa tài sản công nghệ, thứ đáng giá và nguy hiểm nhất thời 4.0

Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã tăng trưởng 9,7% vào năm 2020 bất chấp đại dịch, gấp vài lần tốc độ tăng trưởng GDP chung của Trung Quốc. Nó chiếm 39% tổng GDP của năm ngoái và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm, chiếm hơn một nửa nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2025.

Việc quốc hữu hóa các công ty công nghệ cao đã bắt đầu. Tổng cộng 165 công ty niêm yết của Trung Quốc đã thay đổi quyền sở hữu trong năm 2019, nhiều hơn khoảng 60% so với năm trước do kinh tế Trung Quốc suy thoái, theo Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, một tờ báo được Nhà nước Tân Hoa Xã hậu thuẫn.

Trong số những công ty đã thay đổi quyền sở hữu, 44 công ty, với tổng vốn hóa thị trường khoảng 36 tỷ USD, đã được mua lại bởi các công ty nhà nước hoặc các công ty đầu tư do chính phủ điều hành. Nhiều công ty đã tham gia vào các lĩnh vực chiến lược cao như giám sát và hệ thống thông tin.

Hơn nữa, ĐCSTQ cũng không muốn những công ty này qua mặt họ, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ như các hãng công nghệ lớn nắm giữ quá nhiều thông tin của người Trung Quốc, bí mật của đảng có thể bị bại lộ bởi họ. Các hãng này có thể đã lỗ hổng đẩy thông tin chống đối đảng ở ngoài tường lửa cho người Trung Quốc. Cái gì cũng có thể xảy ra. Trong thời đại 4.0, công nghệ và thông tin và là tài sản đáng giá nhất cũng là mối nguy lớn nhất thách thức quyền lực của đảng.

Ba công ty internet thống trị của Trung Quốc, Baidu (một công cụ tìm kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. Năm 2018, Tencent đã mất 200 tỷ USD vốn hóa thị trường sau khi các cơ quan quản lý ngừng phê duyệt các trò chơi trực tuyến mới, đẩy công ty ra khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới được xếp hạng theo định giá thị trường cổ phiếu của họ.

TencentHQ2020.jpg
Năm 2018, Tencent đã mất 200 tỷ USD vốn hóa thị trường sau khi các cơ quan quản lý ngừng phê duyệt các trò chơi trực tuyến mới, đẩy công ty ra khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới được xếp hạng theo định giá thị trường cổ phiếu của họ. (Ảnh: Trụ sở chính của Tencent tại quận Nam Sơn, Thâm Quyến, Trung Quốc. Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Đồng sinh đồng tử

Chìa khóa giải thích mọi hành vi chiến lược có phần điên rồ của ông Tập hiện giờ chỉ có thể tìm thấy khi thấu đáo lịch sử và bản chất của ĐCSTQ. Nó có quá nhiều tội ác, có quá nhiều dã tâm cần phải được che đậy kín đáo. Chỉ cần mất kiểm soát nguồn tin, mất kiểm soát đàn áp ở một khía cạnh nào đó trong bộ máy vận hành của nó thì người đứng đầu ĐCSTQ lập tức trở thành con dê thế tội cho lịch sử cầm quyền đẫm máu, cho sự phẫn nộ tích tồn từ vô số cuộc thanh trừng, cho hàng trăm triệu oan hồn thường dân vô tội bị đàn áp, cho các tộc người thiểu số bị diệt chủng lạnh…

Trước khi tiếp quản vị trí đứng đầu ĐCSTQ, có lẽ ông Tập chưa lường trước vấn đề này. Nhưng khi trở thành Bí Thư đảng, ông buộc phải thấu đáo hết quy mô của các tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Hãy nghĩ xem, quân đội của ĐCSTQ đã mổ cướp tạng của hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm Tây Tạng chỉ để kiếm tiền? Nếu các tội ác trong quá khứ đã khép và thành sẹo như Cách mạng văn hóa, Đại nhảy vọt hay Thảm sát Thiên An Môn, thì tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Quốc vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. Có lẽ, trong nỗ lực đả hổ diệt ruồi, triệt phá gia tộc Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư ĐCSTQ), ông Tập mới biết hết nguồn gốc và quy mô của tội ác này này.

buôn bán nội tạng, buon ban noi tang, du lịch ghép tạng, du lich ghep tang, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, mo cuop noi tang hoc vien Phap Luan Cong, mổ người lấy nội tạng ở trung quốc, mo nguoi lay noi tang o trung quoc, mo lay noi tang, mổ lấy nội tạng, mổ cắp nội tạng, mo cap noi tang, bắt cóc lấy nội tạng, bat coc lay noi tang, mổ lấy nội tạng trẻ em, mo lay noi tang tre em
Tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Quốc vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. (Tranh vẽ minh họa mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc của tổ chức Falunart.org)

Lúc này, ông Tập đứng trước lựa chọn trở thành một Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thứ hai ở Trung Quốc hay củng cố ngai vàng của Hoàng đế đỏ. Đáng tiếc, ông Tập đã đánh cược sinh mệnh của mình để trở thành vị Hoàng đế đỏ, dẫu là cuối cùng của chế độ.

Nếu vậy, hết thảy quyền lực, an nguy trong sinh mệnh của ông phụ thuộc vào sự hưng - vong của ĐCSTQ, hết thảy tội ác từ quá khứ đến hiện tại trong lịch sử của đảng này cũng không thể không tính lên đầu ông.

Đó là lý do, ông Tập buộc phải đi lại con đường mà các lãnh tụ trước của đảng đã đi. Trong nước thì thanh trừng nội bộ loại bỏ các ‘đồng chí’ chống đối mình, dạy dỗ các ‘đồng chí’ ở phe mình hoặc còn trung lập về lòng trung thành; tăng cường mọi biện pháp tẩy não và kiểm soát tư tưởng của người dân; tăng cường tường lửa và kích động thù hận..; thúc đẩy chủ nghĩa đại hán cực đoan; tiếp tục đàn áp và bưng bít... Ở nước ngoài, ông Tập buộc phải kết bè phái với các thế lực đen tối giống mình bằng mọi giá, bằng tiền, bằng bẫy nợ, bằng đe dọa, bằng mua chuộc… Nếu ngừng lại, bất kể điều gì, thứ đợi ông Tập và ĐCSTQ chỉ là vực sâu vạn trượng.

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 khiến tường lửa ngày một mỏng manh. Trong bối cảnh hàng triệu người Trung Quốc ra nước ngoài học tập, làm việc và một số trong đó đã thay đổi như Jack Ma. Trong bối cảnh tội ác mổ cướp tạng không thể che giấu, đang bị lên án, kết tội khắp thế giới. Trong bối cảnh cả thế giới thức tỉnh trước Giấc mộng Trung Hoa đầy ma tính… Ông Tập buộc phải hung hăng với bên ngoài, dù là bằng ngoại giao sói chiến hay cướp phá trên Biển Đông. Trong nước, ông Tập buộc phải đóng cửa thông tin, buộc phải thu hồi quyền lực từ khu vực kinh tế tư nhân, buộc phải tập trung tối đa quyền lực, không thể để một chút sự thật nào từ thế giới bên ngoài có thể lọt vào tai người Trung Quốc. Mà quyền lực thực sự chỉ có được trong tay của kẻ có thể nắm giữ được 100% của cải, tiền bạc của quốc gia đó. Đó là lý do cuộc cách mạng quốc hữu hóa, cướp tài sản tư nhân thành tài sản của Đảng, một lần nữa được tiến hành. Khi người Trung Quốc còn sở hữu tiền và của cải, họ chỉ có thể thờ phụng đảng để lấy chút phúc lợi và cầu xin sự ‘từ bi’ của đảng mà thôi.

Các nhà kinh tế học, các chính trị gia đều nhận thức rằng bằng việc bức hại khu vực kinh tế tư nhân chính là hành vi ‘lấy đá ghè chân mình’, chẳng khác gì thắt chặt lại cái dạ dày của nền kinh tế. Nhưng có thể với ông Tập và ĐCSTQ, thắt chặt dạ dày có thể khiến Trung Quốc suy dinh dưỡng, yếu nhược đi, nhưng vẫn có cơ hội ký sinh và tiếp tục tồn tại và sau đó là tái sinh. Ít nhất việc này cũng khiến mũi dao phản chủ vạch trần bản chất của ĐCSTQ chệch hướng, không chĩa vào trái tim của đảng, chỉ thắt chặt dạ dày của nó mà thôi.

Mời các bạn đón đọc Kỳ 3: Nuôi béo để thịt và đồ tể cuối cùng

Đàm Thanh - Thủy Tiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.aei.org/foreign-and-defense-policy/covid-19-is-a-perfect-cover-for-xi-jinpings-stealth-nationalization/
https://www.protocol.com/china/china-national-security-data-exchange
https://asia.nikkei.com/Business/China-tech/Deal-breaker-China-nationalizes-strategic-tech-with-eye-on-US
https://www.theguardian.com/world/2019/jul/25/china-business-xi-jinping-communist-party-state-private-enterprise-huawei
https://www.wsj.com/articles/china-xi-clampdown-private-sector-communist-party-11607612531



BÀI CHỌN LỌC

Để tiếp tục ký sinh, ĐCSTQ chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân (Kỳ 2)