ĐCSTQ vì sao mãi chưa giải cứu Evergrande? Hiểu Trung Quốc từ câu chuyện của Evergrande

Giúp NTDVN sửa lỗi

Evergrande chắc chắn không phải là khoảnh khắc Lehman Brothers ở Bắc Kinh và ĐCSTQ càng không cần phải vội vã giải cứu nó như kết luận của truyền thông phương Tây. Bởi vì, khái niệm vỡ nợ, ổn định hay niềm tin đầu tư… của ĐCSTQ hoàn toàn khác biệt với Mỹ và phương Tây. Thay vào đó, một phương án khác tuy có hại cho chủ nợ của Evergrande nhưng có lợi cho ĐCSTQ sẽ được lựa chọn trong sự sụp đổ có trật tự của tập đoàn BĐS này….

Những ngày này, các phân tích, phỏng đoán về việc Bắc Kinh sẽ giải cứu Evergrande như thế nào mới là điều tất cả các nhà đầu tư của Evergrande, các nhà quan sát và phân tích tài chính khắp toàn cầu quan tâm.

Cách mà Bắc Kinh giải cứu Evergrande cũng có thể cho chúng ta thấy nội tình bên trong của ĐCSTQ, từ vấn đề chính trị cho tới năng lực tài chính, hay bất ổn của thị trường BĐS Trung Quốc hiện nay. Bởi vậy, muốn hiểu rõ hơn Trung Quốc hiện tại, nhất định không thể bỏ qua câu chuyện nóng bỏng về Evergrande.

Trung Quốc sẽ không thể cho Evergrande phá sản? Không phải vậy!

Bloomberg báo cáo rằng hầu hết các chủ ngân hàng, nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư mà họ phỏng vấn đều tin rằng ĐCSTQ sẽ không cho phép Evergrande phá sản. Như năm 2006, trong cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ qua Lehman Brothers. Kết quả là thị trường tài chính Mỹ hỗn loạn sau khoảnh khắc Lehman Brothers đó.

Một nhà đầu tư quốc tế, tỷ phú George Soros thậm chí còn tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ dám để Evergrande phá sản, hiệu ứng tuyết lở khó lường gây ra bởi khoản nợ hai nghìn tỷ nhân dân tệ (CNY) của tập đoàn này sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Có vẻ như hiểu biết của Phố Wall nói riêng và phương Tây nói chung về Trung Quốc chưa thật sự thấu đáo. Lý do có thể đơn giản là định nghĩa về sự sụp đổ của phương Tây và Phố Wall hoàn toàn khác biệt với định nghĩa về sự sụp đổ kinh tế - tài chính của ĐCSTQ.

Quay trở lại lịch sử cầm quyền của ĐCSTQ, vào khoảng năm 1960, hàng chục triệu người Trung Quốc đã chết đói do bị ĐCSTQ ép họ bỏ ruộng đi đúc gang, thép. Ở các nước khác, chính phủ sẽ sụp đổ tới 10 lần nếu để thảm cảnh chết đói vì sai lầm chính sách như vậy. Chẳng phải ĐCSTQ vẫn tuyên bố rằng tình hình rất tuyệt vời và sự cai trị của ĐCSTQ đối với Trung Quốc rốt cuộc vẫn ổn định như núi Thái Sơn hay sao?

Người tị nạn Trung Quốc xếp hàng ăn uống ở Hồng Kông trong nạn đói do "Đại nhảy vọt" gây ra vào tháng 5 năm 1962. (AFP qua Getty Images)

Hiện tại, nhiều quan chức cấp thấp hơn của ĐCSTQ dường như đang theo dõi và chờ đợi các chỉ thị cấp cao liên quan đến Evergrande. Báo cáo của Bloomberg đề cập rằng các quan chức ngân hàng quốc doanh cũng tiết lộ với Bloomberg rằng họ vẫn đang chờ hướng dẫn từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh về các giải pháp dài hạn.

Nhiều dấu hiệu khác nhau chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ có thể đã có một kế hoạch lớn hơn với Evergrande. ĐCSTQ dường như tin rằng họ có thể để Evergrande nổ tung... một cách có định hướng.

Vấn đề nợ của Evergrande ngay từ đầu đã là vấn đề nhức nhối. Khi báo chí phương Tây nắm được nguồn tin này thì có nghĩa là ĐCSTQ đã hết sức thấu đáo về nội tình của nó. Tin tức về quy mô nợ, nguy cơ đổ vỡ của Evergrande đã diễn ra suốt một năm qua.

Bất động sản của Trung Quốc chiếm 28% GDP của Trung Quốc. Các công ty BĐS Trung Quốc dựa vào đòn bẩy vốn (tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) cao để kiếm tiền và mở rộng quy mô nhanh chóng. Bởi vậy, ĐCSTQ rất rõ ràng: Nhiều công ty BĐS Trung Quốc là quả bom tài chính trong nền kinh tế. Việc kích nổ những quả bom tài chính này trong các điều kiện có thể kiểm soát được là trọng tâm công việc của ĐCSTQ trong hai năm qua. Rõ ràng, Trung Quốc đã có chuẩn bị rất ‘chu đáo’ cho sự kiện này.

Vào năm 2020, ĐCSTQ đã ban hành chính sách quản lý "ba lằn ranh đỏ" đối với các khoản nợ của các công ty BĐS. Các công ty BĐS Trung Quốc được yêu cầu:

    • Tỷ lệ nợ ròng không quá 100%;
    • Tỷ lệ nợ trên tài sản sau khi loại trừ khoản thanh toán trước khi bán không quá 70%;
    • Tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn không nhỏ hơn 1.

Kết quả là, vào tháng 8 năm 2020, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã phanh phui về việc Tập đoàn Evergrande vi phạm cả "ba lằn ranh đỏ". Tỷ lệ nợ ròng là 153%, lớn hơn 100%; tỷ lệ nợ trên tài sản sau khi loại trừ các khoản nhận tạm ứng là 83,4%, tức là lớn hơn 70%; tỷ lệ nợ ngắn hạn bằng tiền là 0,54, nhỏ hơn 1.

Ngay sau đó, vào tháng 9 năm 2020, một "bức thư đau khổ" được cho là của Evergrande gửi cho Chính quyền tỉnh Quảng Đông vào ngày 24 tháng 8 năm 2020, đã xuất hiện trên mạng xã hội. Bức thư đề cập đến việc Evergrande đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ lên tới hơn 800 tỷ nhân dân tệ (CNY). Nếu chính phủ không ra tay giải cứu, Evergrande sẽ bị vỡ nợ và tình trạng này có thể gây ra đổ vỡ theo hiệu ứng domino cho hệ thống tài chính. Cụ thể, Evergrande đang nợ hàng trăm ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước số tiền 500-600 tỷ CNY; phần còn lại (200-300 tỷ CNY) là nợ các nhà đầu tư nước ngoài.

Dù Evergrande nhanh chóng đứng ra bác bỏ tin đồn, nhưng những báo cáo sau đó cho thấy thông tin "bức thư cứu nạn" về cơ bản là đúng sự thật.

Nếu ĐCSTQ muốn cứu Evergrande, họ đã có 1 năm để hành động và có thể đã giải cứu xong!

Nói cách khác, ĐCSTQ đã nhận thức rất rõ về rủi ro nợ của Evergrande ngay từ một năm trước. Nếu ĐCSTQ muốn cứu Evergrande, ĐCSTQ thực sự có một năm để hành động. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không thực sự có tiền để cứu Evergrande.

Đây không phải là vấn đề hành động chậm chạp của bộ máy quan liêu. Khi các doanh nghiệp của ĐCSTQ đang gặp khủng hoảng tài chính, ĐCSTQ rất nhanh chóng hành động.

Ví dụ, Tập đoàn China Huarong đã hoãn công bố kết quả kinh doanh năm 2020 vào ngày 1 tháng 4 năm nay và tạm ngừng giao dịch cổ phiếu. Việc phát hành báo cáo kết quả hoạt động lại bị hoãn khiến thị trường lo ngại về rủi ro tài chính của Huarong.

Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đánh giá rằng sự sụp đổ và quy mô sụp đổ của Huarong China là lớn chưa từng có trên thị trường tài chính Châu Á. Điều này khiến giới tài chính liên tưởng tới vụ sụp đổ của Lehman Brother hồi tháng 10 năm 2008 tại Mỹ, vụ phá sản đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất toàn cầu ngay sau đó. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đánh giá rằng sự sụp đổ và quy mô sụp đổ của Huarong China là lớn chưa từng có trên thị trường tài chính Châu Á. Điều này khiến giới tài chính liên tưởng tới vụ sụp đổ của Lehman Brother hồi tháng 10 năm 2008 tại Mỹ, vụ phá sản đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất toàn cầu ngay sau đó.

Kết quả là chỉ 4 tháng sau, vào ngày 18 tháng 8, Huarong cuối cùng đã công bố báo cáo hoạt động năm 2020 của mình. Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, tổng số nợ của nó là khoảng 15,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, Huarong Group là một doanh nghiệp của đảng. Cổ đông lớn nhất của nó là Bộ Tài chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nắm giữ 61,41% và cổ đông lớn thứ hai là Quỹ An sinh Xã hội, nắm giữ 6,34%. Đây là tập đoàn tài chính có hậu thuẫn nhà nước mạnh mẽ đằng sau.

Vì vậy, trong khi báo tin xấu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, truyền thông Bắc Kinh cũng lập tức phát đi tin tốt là ĐCSTQ sẽ dùng tài sản nhà nước để trực tiếp giải cứu (khoảng 15,9 tỷ USD). China Huarong tuyên bố rằng 5 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã tăng vốn và đầu tư vào Huarong với tư cách là "các nhà đầu tư chiến lược". Kết quả là, hai tin tức được tung ra trong cùng một ngày, một tốt và một xấu, đã tạo ra một hàng rào thành công ngăn hoảng loạn đám đông, cho phép Huarong sống sót sau thảm họa.

Mặc dù vị thế của Evergrande là một doanh nghiệp tư nhân khiến ĐCSTQ không thể đối xử với nó giống như cách nó đối xử với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Dù vậy, vấn đề ưu tiên hàng đầu là không để cho ĐCSTQ bị thua hay tổn thất trong cuộc chiến nợ nần này.

Trước hết, ĐCSTQ đã giúp Evergrande giữ bí mật về khối nợ khổng lồ. Hơn nữa, ĐCSTQ cũng đã tích cực giúp Evergrande duy trì một môi trường dư luận có lợi cho Evergrande. Ví dụ, Bắc Kinh đã ban hành các quy định cấm các nhà bình luận tài chính trên các phương tiện truyền thông tự xưng của Trung Quốc phỉ báng nền kinh tế Trung Quốc.

Phương pháp kiếm tiền chính của Evergrande: Bịa chuyện

Với sự giúp đỡ này, ĐCSTQ đã giúp Evergrande giành được cơ hội kiếm tiền ở khắp mọi nơi. Một trong những phương pháp kiếm tiền chính của Evergrande là "bịa chuyện"

Trong số rất nhiều câu chuyện được viết bởi Evergrande, "Hengda New Energy Vehicle" là một trong số đó.

Khái niệm ô tô sử dụng năng lượng mới rất thời thượng ở Trung Quốc trong những năm gần dây. Bất kỳ ngành kinh doanh nào dính líu tới các khái niệm thời thượng như vậy ở Trung Quốc đều trở thành cơ hội hoàn hảo để kiếm tiền. Do đó, Evergrande cũng đã bước vào lĩnh vực này với phong độ cao trong năm 2019.

Evergrande không ra được một mẫu ô tô nào suốt từ năm 2019 đến nay. Dù vậy, Evergrande đã huy động bộn tiền từ thị trường chứng khoán Hồng Kông chỉ nhờ dựa hơi vào câu chuyện ‘ô tô sử dụng năng lượng mới’. Vào tháng 2/2021 vừa qua, giá cổ phiếu của China Evergrande New Energy Automobile đạt 72 đô la Hồng Kông/cổ phiếu, với giá trị thị trường hơn 600 tỷ đô la Hồng Kông. Trong bối cảnh không có sản phẩm nào, Evergrande đã trở thành công ty sản xuất ô tô có giá trị thị trường cao nhất ở Trung Quốc.

Chủ tịch Tập đoàn Evergrande Xu Jiayin (L) và người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma tại Quảng Châu, Trung Quốc, vào ngày 5 tháng 6 năm 2014.
Chủ tịch Tập đoàn Evergrande Xu Jiayin và người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma tại Quảng Châu, Trung Quốc, vào ngày 05/06/2014 (Ảnh: Getty Images)

Evergrande đã tạo ra hàng trăm tỷ đô la Hồng Kông từ một mảng kinh doanh hư vô như thế. Nếu không có sự hậu thuẫn bằng cách im lặng của ĐCSTQ, Evergrande có thể lừa đảo tài chính như vậy trên thị trường chứng khoán Hồng Kông hay không?

Vậy cốt truyện này đang có diễn biến như thế nào? Tính đến thời điểm đóng cửa vào trưa ngày 17 tháng 9, giá cổ phiếu của Evergrande đã giảm xuống còn 3 đô la Hồng Kông, với giá trị thị trường chưa đến 30 tỷ đô la Hồng Kông, giảm hơn 95% so với tháng 2/2021. Hàng trăm tỷ đô la Hồng Kông của các nhà đầu tư trong và ngoài Trung Quốc bốc hơi gần như sạch sẽ.

Trong quá trình giá cổ phiếu của Evergrande sụt giảm, cũng có thông tin cho rằng Tập đoàn Evergrande đang đàm phán với Tập đoàn Xiaomi để bán cổ phần của mình trong lĩnh vực xe năng lượng mới. Tin này có vẻ được đồn thổi ra đúng khi Evergrande không thể che giấu nổi tình trạng vỡ nợ của nó. Như mọi khi, ĐCSTQ im lặng trước tin ‘tốt’ được đồn thổi này. Nhìn lại, rất có thể đó chỉ là một câu chuyện khác trong câu chuyện mà Evergrande đang bịa ra.

Trong năm qua, Tập đoàn Evergrande đã biên soạn một số câu chuyện thần thoại, và chúng đều rất xuất sắc. Tuy nhiên, cái kết của câu chuyện đã không tạo ra một “Hoàng tử phép thuật” có thể cứu cả tập đoàn Evergrande.

Tất nhiên, Evergrande quả thực đã bán hoặc chuyển nhượng cổ phần của các công ty con như Hengteng Network, Jiakai City,… với doanh thu hàng chục tỷ CNY. Tuy nhiên, so với tổng số nợ 2 nghìn tỷ CNY của Evergrande, khoản doanh thu kiếm được từ bán đi công ty con chỉ như đá ném ao bèo.

Evergrande chơi trò ‘ảo thuật’ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ĐCSTQ im lặng theo dõi như hổ rình mồi

Trong suốt quá trình này, ĐCSTQ đã theo dõi Evergrande chơi trò ‘ảo thuật’ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời im lặng và chưa bao giờ cố gắng giải cứu Evergrande. Những gì ĐCSTQ làm chỉ là thỉnh thoảng hẹn gặp lãnh đạo Evergrande.

Trong hai tháng qua, có thông tin cho rằng Evergrande nợ các nhà thầu xây dựng một lượng lớn vật tư, tiền nhân công khiến một số nhà xây dựng phải ngừng xây dựng các dự án của Evergrande, và nhiều nhà thầu có nguy cơ phá sản.

Trước sức ép của ĐCSTQ và người dân, ngày 1/9, ông chủ Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin) của Evergrande đã dẫn đầu, cùng 8 phó chủ tịch của tập đoàn long trọng tổ chức một buổi lễ hoành tráng, mọi người cùng ký quân lệnh "giao hàng đảm bảo".

Các tòa nhà đã được bán và Evergrande đã thu trước rất nhiều tiền đặt cọc, thậm chí là toàn bộ doanh thu theo giá bán. Bây giờ đây, thay vì trả nợ, Evergrande ra quân và viết 'quân lệnh' để thề rằng họ sẽ hoàn thành các tòa nhà mà họ đã nhận tiền. Màn trình diễn "ăn không nói có" của Evergrande đã khiến nhiều chủ nợ thất vọng.

ĐCSTQ cũng không có bất kỳ động thái nào với các màn ảo thuật nực cười của Evergrande mà họ hết sức tường tận.

Cuối cùng, vào ngày 9/9 vừa qua, tin tức về việc Công ty quản lý tài sản Evergrande chính thức vỡ nợ bắt đầu lan truyền rộng rãi trên Internet Trung Quốc. Đồng thời thông tin Evergrande nói rõ sẽ không trả lãi cho một số khoản nợ ngân hàng đến hạn cuối tháng 9 đã chứng minh rằng rủi ro vỡ nợ của Evergrande là thật.

Sau khi nhìn thấy tin tức này, chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi: Tại sao ĐCSTQ lại đột nhiên cho phép tin tức tiêu cực của Evergrande được lan truyền rộng rãi như vậy? Chẳng phải ĐCSTQ đã cấm lan truyền tin tức tài chính độc hại hay sao? Phải chăng do Evergrande quá lớn nên tập đoàn này đã mặc cả và đạt được thỏa hiệp với ĐCSTQ? Mọi người ở khắp mọi nơi đến văn phòng của Evergrande để bảo vệ quyền lợi của họ và ĐCSTQ có đồng ý với người biểu tình hay không?

Nhưng trong tuần qua, video quay cảnh người dân từ khắp nơi đến văn phòng của Evergrande để bảo vệ quyền lợi của họ đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Điều này đột nhiên khiến chúng ta nhận ra rằng người biểu tình trước trụ sở của Evergrande đang nhận được sự ủng hộ ngầm của ĐCSTQ. Chúng ta cần phải hiểu rất rõ động thái hiếm hoi này vì điều mà ĐCSTQ không ưa thích nhất, mạnh tay đàn áp nhất chính là tụ tập biểu tình.

Cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Evergrande Group đã làm dấy lên sự chú ý của mọi tầng lớp trong xã hội. (Nguồn ảnh: NOEL CELIS / AFP qua Getty)
Cuộc biểu tình của các chủ nợ của Evergrande dường như được ĐCSTQ ngấm ngầm ủng hộ (Ảnh: NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Sự lựa chọn của Đảng Cộng sản Trung Quốc để biến Công ty quản lý tài sản Evergrande trở thành công ty đầu tiên trong tập đoàn này công khai vỡ nợ rất có ý nghĩa. Bởi vì các nhà đầu tư vào các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande là nhóm có khả năng vỡ nợ cao nhất trong số các chủ nợ của Evergrande.

Đối với những khách hàng đã trả tiền mua nhà, họ đã yêu cầu Evergrande trả lại ngôi nhà cho họ. Đây là yêu cầu chính đáng, họ mua nhà để ở, để sở hữu. Nhưng đối với những người mua sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande thì khác, họ đang đầu tư vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn BĐS tư nhân này. "Đầu tư là rủi ro, và bạn cần phải thận trọng khi tham gia thị trường." Đây là một câu nói sáo rỗng về các sản phẩm tài chính của ĐCSTQ. Nó có ích vào lúc này.

Hơn nữa, ước tính chỉ có khoảng 70.000 người đầu tư vào các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande trong khi có tới 1,2 triệu người mua nhà. Vì thế, đối phó với sự bất mãn của 70.000 người đầu tư kiếm lời dễ dàng hơn nhiều với 1,2 triệu người khao khát có nhà để ở.

ĐCSTQ cũng có kinh nghiệm với vỡ nợ do đầu tư và đầu cơ. Gần đây nhất, năm 2018, ĐCSTQ đã phải đối mặt với bong bóng P2P bị nổ trên thị trường tài chính, nạn nhân của vụ nổ bong bóng nợ P2P là hàng chục triệu người dân Trung Quốc, khoản tiền mất đi lên tới hàng trăm tỷ CNY. Khi đó ĐCSTQ cũng đã trấn áp và kiểm soát những bất bình của các nạn nhân đầu tư tài chính P2P qua nhiều phương pháp mềm và cứng.

Do đó, rất có thể ĐCSTQ đã cho phép Evergrande được ‘bịa chuyện’, được lọt tin tức xấu ra ngoài, được đổ vỡ một cách từ từ. Điều này nói lên rằng, ĐCSTQ có thể đã có kế hoạch cho việc nổ mìn Evergrande theo một định hướng có kiểm soát.

Hệ quả trực tiếp của việc lọt ra thông tin về một công ty trong tập đoàn vỡ nợ sẽ làm tăng khó khăn và chi phí tài chính. Evergrande khó có thể tiếp tục ‘bịa chuyện’ để vay vốn trên thị trường tài chính như phi vụ ‘ô tô năng lượng mới’ hồi 2019.

Hơn nữa, đây sẽ là một đòn chí mạng đối với doanh số bán bất động sản của Evergrande. Có gia đình nào dám mua bất động sản của một công ty bất động sản có thể phải đóng cửa hoặc để dự án dở dang mãi mãi?

Tại sao ĐCSTQ không cung cấp tiền để giúp Evergrande kịp thời?

Có nhiều lý do khiến ĐCSTQ đưa ra quyết định không chi tiền để giúp Evergrande lúc này.

Trước hết, bản thân ĐCSTQ hiện đang chìm trong nợ nần. Bộ Tài chính ngày 25/8 thông báo, tính đến cuối tháng 7, số dư nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc đạt 28 nghìn tỷ CNY. Hiện tại, chính quyền địa phương thâm hụt hơn 6 nghìn tỷ CNY mỗi năm và mức thâm hụt này sẽ tăng lên 10 nghìn tỷ CnY mỗi năm vào năm 2025.

Thứ hai, ĐCSTQ tin rằng họ có cách cho phép người Trung Quốc tiếp quản các khoản nợ của Evergrande mà không làm tổn hại đến hệ thống tài chính của ĐCSTQ và ví tiền của chính quyền ĐCSTQ.

Chính quyền địa phương không muốn Evergrande bán đất cho họ nữa.

Có những cư dân mạng ngây thơ và đáng yêu phân tích các giải pháp nợ của Evergrande trên các nền tảng trực tuyến. Họ nói rằng để giải quyết khoản nợ của Evergrande, bất động sản thuộc sở hữu của Evergrande và các tài sản đất dành riêng nên được dọn sạch và bán đấu giá công khai. Sau khi lấy được tiền, dùng tiền giao cho những người xây nhà để hoàn thiện nhà đất chưa xây xong nhưng đã bán. Tòa nhà được xây dựng và bàn giao cho người mua.

Tuy nhiên, đất đai và bất động sản chính của Evergrande nằm ở các thành phố Cấp 3 hoặc Cấp 4. Bất động sản ở nhiều thành phố này rất ế ẩm. Vào thời điểm này, một lượng lớn nhà đang được rao bán, liệu có bán được hay không là một vấn đề nan giải, và giá nhà đất tại địa phương có thể sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Nhu cầu về nhà ở ở các thành phố cấp 3 và 4 không lớn, giá nhà đất đã giảm và một lượng lớn khách hàng mua nhà đầu tư đã không còn muốn đầu tư ở đây nữa. Tức là cầu thực thì yếu, cầu ảo (đầu cơ) cũng yếu nốt. Khi Evergrande đấu giá BĐS như vậy tại các thành phố cấp 3, 4 sẽ có thể phá hủy hoàn toàn thị trường bất động sản trong khu vực đó.

Một người đàn ông làm việc tại công trường xây dựng một tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải. Thị trường bất động sản Trung Quốc hiện đang ở tình trạng "bi thảm". (Ảnh: JOHANNES EISELE / AFP qua Getty Images)

Bán đất công khai là điều mà chính quyền địa phương không bao giờ dám làm. Hiện tại, tất cả các chính quyền địa phương đang dựa vào việc bán đất để giải quyết thâm hụt tài khóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả một số chính quyền địa phương ở các đô thị loại 2 cũng không bán được đất. Ví dụ, Hàng Châu gần đây đã bán đấu giá 10 khu đất, trong đó 9 khu đã không thể bán được vì giá chào bán quá cao và không ai muốn mua. Tế Nam đã đưa ra đấu giá 49 lô đất, chỉ 17 lô đất bán được và không có lô nào bán được với giá cao hơn giá chào bán ban đầu.

Cung đã vượt cầu trên thị trường BĐS ở khắp Trung Quốc. Chính quyền địa phương với ngân sách trống rỗng không hề mong muốn Evergrande bán đấu giá đất trên địa phương để cướp đi cơ hội cuối cùng của họ.

Các chủ nợ của Evergrande sẽ nhận khoản bồi thường ‘ít nhất có thể’ sau khi đã mệt mỏi và hoàn toàn thất vọng

Do đó, kế hoạch thuận lợi nhất cho ĐCSTQ là khiến các chủ nợ của Evergrande nhận một khoản bồi thường theo thỏa thuận. Hiện tại, các chủ nợ của Evergrande được chia thành bốn loại: nhà đầu tư tài chính, những người đã rót tiền đầu tư vào các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande, chủ sở hữu các bất động sản trả trước của Evergrande, những nhà thầu xây nhà cho Evergrande và các tổ chức tài chính cung cấp các khoản vay cho Evergrande.

Như đã phân tích, các nhà đầu tư sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande có số lượng nhỏ nhất và họ là nhóm dễ dàng bị khuất phục nhất. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu để Công ty quản lý tài sản trong tập đoàn Evergrande đổ vỡ trước. Đầu tiên là các video biểu tình đòi quyền lợi của chủ nợ, sau đó là các video về việc người biểu tình bị cảnh sát địa phương khống chế hoặc đe dọa. Bản thân thông điệp này tạo ra một tâm lý kỳ vọng đối với 4 nhóm chủ nợ của Evergrande, nó cho họ biết rằng ĐCSTQ không bảo vệ quyền lợi tài chính cho họ.

Sau đó, sau khi hầu hết mọi người đã bắt đầu chấp nhận số phận, ĐCSTQ sẽ tiến tới và để những người này cuối cùng chấp nhận giải pháp nhận một phần đề bù theo thỏa thuận, như một ánh sáng le lói cuối đường hầm. Đến lúc đó, những chủ nợ của Evergrande thậm chí sẽ biết ơn ĐCSTQ, nghĩ rằng ĐCSTQ đã chủ trì và mang lại công lý cho họ.

Thứ hai là khoản thanh toán trước của những người mua nhà ở của Evergrande và những chủ thầu xây nhà cho Evergrande. Hiện Evergrande có khoảng 1 triệu ngôi nhà đang được xây dựng. Mức tối đa tương ứng là 1 triệu gia chủ; thông tin trên Bloomberg là 1,2 triệu gia chủ. Có hàng trăm nhà thầu xây dựng đã trở thành chủ nợ của Evergrande. Xử lý nhóm này thực sự rất đơn giản đối với ĐCSTQ. Hơn nữa, do thời gian giao nhà dự kiến ​​ban đầu cho mỗi công trình xây dựng là khác nhau. Do đó, những vấn đề của 1,2 triệu người này sẽ không xuất hiện cùng một lúc.

Evergrande có thể xử lý từng dự án riêng biệt. Đối với các lĩnh vực có thể có tác động xã hội tương đối lớn, Evergrande có thể tìm cách xây dựng và cung cấp nhà ở hoàn thiện cho khách hàng. Đối với những khu vực có ảnh hưởng thấp, hoặc những khu vực mà chính quyền địa phương và Evergrande có mối quan hệ tương đối bền chặt, đó có thể là một khoản hoàn trả tượng trưng như một khoản bồi thường cho người mua. Nếu các chủ nợ không đồng ý, ĐCSTQ sẽ ra mặt và duy trì sự ổn định.

ĐCSTQ sẽ bồi thường cho các nhà đầu tư nước ngoài dựa trên áp lực quốc tế

Cuối cùng, ĐCSTQ sẽ đối đãi như thế nào với các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cho Evergrande vay? Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ĐCSTQ sẽ thảo luận về kế hoạch bồi thường dựa trên áp lực quốc tế và nhu cầu hợp tác trong tương lai của Trung Quốc đối với các quỹ quốc tế này. Các ngân hàng và tổ chức đầu tư trong nước, thường được ưu tiên hàng đầu trong việc mua lại nợ. Do đó, họ có quyền phân chia tài sản của Evergrande trước người mua nhà và chủ thầu.

Như vậy, các ngân hàng và công ty tài chính của Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận một số khoản lỗ và hình thành một số khoản nợ xấu ngân hàng. ĐCSTQ cũng có các công ty chuyên tái chế "tài sản rác" [ngồi ôm khối nợ xấu và bán ra trên thị trường tài chính quốc tế] như China Huarong. China Huarong sẽ mua lại các khoản nợ xấu từ Evergrande của ngân hàng vào một thời điểm thích hợp trong tương lai, và sau đó, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, sẽ lặng lẽ để người dân Trung Quốc cùng thanh toán cho khoản nợ xấu này bằng cách bán trái phiếu nợ xấu ra công chúng.

Do đó, sẽ không có một giải pháp rõ ràng, toàn diện và ngay lập tức cho toàn bộ vấn đề Evergrande. Sẽ có một quá trình diễn ra. Tuy nhiên, các lãnh đạo ĐCSTQ dường như tin rằng họ có thể sử dụng một loạt các vụ nổ định hướng được kiểm soát chặt chẽ để giảm bớt mối đe dọa của Evergrande đối với hệ thống kinh tế.

Tất nhiên, một số người nói rằng việc Evergrande không trả được nợ đúng hạn sẽ có tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Người nói điều này đã khá ngây thơ vì quên cách kiểm soát dư luận của ĐCSTQ. Trên thực tế, sự kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt của ĐCSTQ đối với các bình luận, tin tức trực tuyến đã thực sự được chuẩn bị cho thời điểm này.

Nếu không có phương tiện truyền thông đưa tin và phổ biến tin tức trực tuyến, các sự cố sẽ bị cô lập, và khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền sẽ giảm đáng kể.

Tiền của Evergrande đã đi đâu?

Tóm lại, sự cố Evergrande là một biểu hiện tập trung của nhiều vấn đề đã tích tụ trong lĩnh vực bất động sản và tài chính ở Trung Quốc trong nhiều năm, nhưng sẽ không phải là sự cố thiên nga đen hay tê giác xám, vốn có thể giáng một đòn nặng nề vào ĐCSTQ. Những người thực sự bị thương trong vụ việc chắc hẳn vẫn là những người Trung Quốc đã rót khoản tiền tiết kiệm cả đời của họ cho Evergrande.

Hứa Gia Ấn, tỷ phú sáng lập của Evergrande, vào năm 2009. Những ngày này công ty có gần 800 dự án chưa hoàn thành trên khắp Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Hứa Gia Ấn, tỷ phú sáng lập của Evergrande, vào năm 2009. Những ngày này công ty có gần 800 dự án chưa hoàn thành trên khắp Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Câu hỏi lớn đặt ra trong những ngày này là Evergrande vay tiền ngân hàng, thu tiền chủ đầu tư, đồng thời thu tiền ứng trước của người mua nhà. Nó cũng tạo ra nhiều sản phẩm tài chính khác nhau để kiếm tiền. Cuối cùng, tất cả tiền đã đi đâu?

Nhiều ý kiến ​​cho rằng số tiền này đã được tiêu hết vì sự dàn trải quá lớn về số lượng dự án BĐS và đầu tư quá mức vào nhiều lĩnh vực khác ngoài bất động sản, chẳng hạn như đầu tư vào ô tô sử dụng năng lượng mới của Evergrande. Nhưng đây chắc chắn không phải lý do lớn ngốn hết sạch tiền của Evergrande.

Hơn nữa, những khoản đầu tư đó là để kiếm nhiều tiền hơn cho Evergrande. Ví dụ, khoản đầu tư của Evergrande ô tô sử dụng năng lượng mới cũng đã kiếm được rất nhiều tiền.

Tiền đã đi đâu mất? Trong ĐCSTQ, câu trả lời cho câu hỏi này luôn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đó là, nó được phân chia giữa hệ thống ĐCSTQ và những người giàu mới nổi như Hứa Gia Ấn, CEO của Evergrande.

Trước đây, từng có người đã phân tích thành phần giá nhà ở của Trung Quốc và phân tích tỷ trọng của chính phủ, nhà phát triển và chi phí xây dựng trong giá nhà ở. Trong số đó, chính phủ lấy đi 60% giá nhà bằng giá vốn (giá bán đất ban đầu) cộng với 51 loại thuế và phí do chính phủ thu. Đó là phần tiền cho chính phủ, còn với các CEO bất động sản thì sao? Theo xếp hạng của Forbes năm 2017, giá trị tài sản ròng của Hứa Gia Ấn đạt 31,6 tỷ đô la Mỹ.

Cuốn sách "Cờ bạc đỏ" xuất bản cách đây vài ngày đã mô tả ngắn gọn về cuộc đời của Hứa Gia Ấn.

Câu chuyện xảy ra vào khoảng tháng 6 năm 2011. Khi đó, tác giả Fan Dong và ba cặp đôi quyền lực khác muốn nếm thử rượu Châu Âu. Trong số ba cặp vợ chồng quyền lực có Hứa Gia Ấn, CEO của Evergrande và con dâu của Giả Khánh Lâm.

Bốn cặp vợ chồng thuê ba máy bay phản lực riêng để bay đến Pháp. Tuy nhiên, vì bốn người đàn ông bao gồm Hứa Gia Ấn muốn chơi bài cùng nhau, nên tạm thời quyết định bốn cặp đôi sẽ bay cùng nhau trong một chiếc chuyên cơ. Nhưng không vì thế họ bỏ hai chiếc chuyên cơ kia ở nhà. Hứa Gia ấn chỉ đơn giản là cho hai chiếc chuyên cơ không chở ai bay theo sang Pháp mà thôi. Ở Pháp họ uống rượu có mức giá khoảng 100.000 USD/chai

Khi đang bay vòng quanh nước Pháp, Hứa Gia Ấn bất ngờ đấu giá thành công một du thuyền trị giá 100 triệu USD nằm ở rìa Biển Địa Trung Hải. Ông Hứa muốn mua nó để thành lập câu lạc bộ trên mặt nước dành cho những người giàu có ở Trung Quốc. Ông Hứa đã yêu cầu chuyên cơ quay trở lại bờ biển Địa Trung Hải để xem nội thất của du thuyền 100 triệu USD. Nhưng ông Hứa đã rất xem thường nội thất của chiếc du thuyền vừa sở hữu này.

Sau đó, khi Hứa Gia Ấn biết được mối quan hệ giữa vợ của Fan Dong là Duan Weihong và bà Wen Jiabao, ông ta đã muốn mua tặng cho vợ của Fan Dong một chiếc nhẫn trị giá 1 triệu USD. Sau khi bà Duan Weihong từ chối, ông ta chỉ đơn giản mua hai chiếc nhẫn giá một triệu USD giống hệt nhau, không biết để tặng ai.

Những câu chuyện xa xỉ cá nhân này đối lập hoàn toàn với những giọt nước mắt tuyệt vọng của 1,2 triệu người đã tiều khoản tiết kiệm mua nhà cả đời của họ vào các dự án dở dang của Evergrande. Họ cũng là nạn nhân chịu tổn thất lớn nhất trong vụ vỡ nợ của tập đoàn BĐS tư nhân lớn nhất Trung Quốc này.

Theo "Jason Perspective" (Epoch Times tiếng Trung). Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ vì sao mãi chưa giải cứu Evergrande? Hiểu Trung Quốc từ câu chuyện của Evergrande