Đầu tư chứng khoán giữa Mỹ và Trung Quốc gấp 11 lần GDP của Việt Nam - đạt 3,3 nghìn tỷ USD năm 2020

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu tư của Mỹ và Trung Quốc vào chứng khoán doanh nghiệp của nhau đạt 3,3 nghìn tỷ USD vào năm 2020, bất chấp những trở ngại chính trị của cả hai bên, theo báo cáo của Rhodium Group. Nhưng triển vọng dựa trên quy mô và nhu cầu tài chính giữa hai nền kinh tế lớn nhất, dòng vốn đầu tư có thể gấp 3 con số này.

Báo cáo của Rhodium Group cho biết đầu tư vào chứng khoán doanh nghiệp giữa Mỹ và Trung Quốc có quy mô tên tới 3,3 nghìn tỷ USD, gấp 11 lần quy mô GDP của Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh, với quy mô của nền kinh tế hai nước, “sẽ có chỗ cho hàng nghìn tỷ USD đầu tư tài chính Mỹ-Trung bổ sung”. Con số theo nhu cầu của Phố Wall và mục tiêu của Trung Quốc có thể cao gấp ba lần - lên hơn 9 nghìn tỷ USD.

Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã chặn đáng kể dòng tiền của nhà đầu tư Mỹ chảy vào các doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan tới quân đội, cũng như đòi hỏi các doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc tại Mỹ phải tuân thủ chuẩn mực minh bạch tài chính của Mỹ để bảo vệ nhà đầu tư Mỹ.

Tất cả các hành động trên nhằm thiết lập rào cản dòng chảy của vốn, công nghệ từ Mỹ đổ vào Trung Quốc phục vụ sức mạnh của quân đội, công nghệ của nước này theo một định hướng chiến lược nhất quán của chính quyền tiền nhiệm. Đây là lý do dòng vốn đầu tư Mỹ - Trung đã bị siết lại.

Theo báo cáo này, dường như việc làm sạch dòng tiền đầu tư từ Mỹ sang Trung Quốc và ngược lại của chính quyền tiền nhiệm, ít nhất đã hạn chế tới 2/3 khối lượng dòng vốn đầu tư này.

Các tác giả của báo cáo này nhận định những thách thức về chính sách có thể tiếp tục cản trở tăng trưởng dòng vốn đầu tư Mỹ - Trung trong tương lai. Điều này dễ hiểu khi các sắc lệnh và định hướng chiến lược của tổng thống tiền nhiệm khó có thể đảo ngược hoặc sớm đảo ngược bởi chính quyền đương nhiệm.

Các tác giả, dẫn đầu bởi Adam Lysenko trong báo cáo cho biết: “Các biện pháp [trừng phạt, trả đũa] đã gia tăng ở cả hai bên, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn, có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng đáng kể".

Các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, với khoảng 700 tỷ USD vốn chủ sở hữu và 1,4 nghìn tỷ USD nợ do các tổ chức của Mỹ phát hành, theo báo cáo có tiêu đề “Đầu tư tài chính Mỹ-Trung: Chứng khoán”.

Trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ 1,2 nghìn tỷ USD; với 1,1 nghìn tỷ USD vốn chủ sở hữu và 100 tỷ USD nợ do các công ty Trung Quốc phát hành vào cuối năm ngoái.

Washington thường có cách tiếp cận tự do đối với toàn cầu hóa tài chính, đã ban hành các chính sách trong những năm gần đây nhằm hạn chế các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia.

Lysenko nói: “Ở Washington, mối quan tâm không phải là về ổn định tài chính mà là về an ninh quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ cảm thấy thoải mái với các dòng đầu tư lớn hơn miễn là Trung Quốc hội tụ với các tiêu chuẩn thị trường tự do".

Trung Quốc, quốc gia có truyền thống kiểm soát rất nhiều dòng vốn ra vào nước này, đã tuyên bố cam kết mở cửa hơn nữa thị trường tài chính.

Những người chiến thắng ban đầu bao gồm JPMorgan, công ty đã giành được sự chấp thuận của Bắc Kinh vào tháng 6/2020 để vận hành doanh nghiệp tương lai đầu tiên ở Trung Quốc do ngân hàng sở hữu hoàn toàn.

Rhodium Group ước tính và dữ liệu chính thức từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Hình ảnh: Rhodium Group
Rhodium Group ước tính và dữ liệu chính thức từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Hình ảnh: Rhodium Group

Nhưng giữa tuyên bố "tự do hóa dòng vốn" và thực sự thực thi được "tự do hóa dòng vốn", dù chỉ một phần, của Trung Quốc còn nhiều dấu hỏi. Thực sự tự do hóa dòng vốn, với Trung Quốc, sẽ không phải là lựa chọn dễ dàng. Một “tự do hóa thực sự sẽ yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ quyền kiểm soát chính trị đối với các thông số quan trọng của hệ thống kinh tế và tài chính trong nước”.

Rhodium Group cho biết tổng ước tính từ báo cáo, báo cáo đầu tiên theo dõi dòng vốn hai chiều trong các khoản đầu tư chứng khoán của công ty, gần gấp đôi so với con số 1,8 nghìn tỷ USD.

Báo cáo bao gồm các giao dịch mua chứng khoán Hoa Kỳ bằng dự trữ ngoại hối của chính phủ Trung Quốc, cũng như việc nắm giữ chứng khoán Hoa Kỳ của vốn Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc, không được tính theo dữ liệu do Trung Quốc cung cấp.

“Chúng tôi đang cố gắng nắm bắt toàn bộ dữ liệu liên quan. Các khoản nắm giữ chứng khoán của chính phủ này là phù hợp vì nếu Hoa Kỳ theo đuổi chính sách buộc tất cả các nhà đầu tư Trung Quốc vào chứng khoán Mỹ phải thoái vốn, hoặc tất cả những người nắm giữ chứng khoán Trung Quốc của Hoa Kỳ phải thoái vốn, thì những chứng khoán đó cũng sẽ bị ảnh hưởng ”, Lysenko nói.

Các nhà phân tích của Rhodium cho biết, việc báo cáo thiếu các số liệu chính thức cũng phản ánh “các cấu trúc phức tạp” được sử dụng trong các khoản đầu tư chứng khoán xuyên biên giới, nơi việc xác định quốc tịch của các tổ chức phát hành và chủ sở hữu là một thách thức.

Dữ liệu trong báo cáo của Rhodium bao gồm các giao dịch mua cổ phiếu và trái phiếu nhà nước và tư nhân trực tiếp từ thị trường nhà của các công ty và từ các thị trường trên khắp thế giới nơi các chứng khoán này được niêm yết và có sẵn.

Trần Đức

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Đầu tư chứng khoán giữa Mỹ và Trung Quốc gấp 11 lần GDP của Việt Nam - đạt 3,3 nghìn tỷ USD năm 2020