Đằng sau 'phép màu' xóa đói giảm nghèo của ĐCS Trung Quốc là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số quận cuối cùng trong chiến dịch xóa đói giảm nghèo toàn quốc của Trung Quốc khai báo “không còn tình trạng đói nghèo”. Đây được xem là “tin vui được đoán trước”; khi chủ tịch Tập đưa ra mục tiêu, và theo đó, các nhà chức trách sẽ phải tuyên bố mục tiêu đạt được trước cuối năm.

Chính phủ Trung Quốc đã tổ chức chuyến tham quan cho các hãng truyền thông đến một ngôi làng ở tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 9/2020 để giới thiệu về công cuộc “xóa đói giảm nghèo” của mình.

Ngày 21/12 vừa qua, ĐCSTQ tuyên bố tình trạng nghèo cùng cực đã được xóa bỏ trên toàn quốc, được xem là nền tảng cho chính sách của ĐCSTQ nhằm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Nhưng đằng sau đó là gì?

Chủ tịch Tập đưa ra ‘kết luận được định trước’, theo đó, các nhà chức trách sẽ phải tuyên bố mục tiêu đạt được trước cuối năm

Các quan chức cho biết 9 quận ở tỉnh miền núi Quý Châu của Trung Quốc đã được chứng nhận không còn đói nghèo. Đó là những quận cuối cùng vượt qua ngưỡng mà ĐCSTQ đã đặt ra - dựa trên một ma trận các chỉ số bao gồm thu nhập, sức khỏe, giáo dục, nơi ở và các nhu cầu khác của con người.

Mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào cuối năm 2020 là một khía cạnh quan trọng trong kế hoạch của ĐCSTQ nhằm xây dựng một xã hội “thịnh vượng”, trước sinh nhật lần thứ 100 của ĐCSTQ vào năm 2021.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện các chuyến công du đến các vùng miền trong nước trong những năm gần đây, cam kết quan tâm đến những người ở bậc thấp nhất trong xã hội. Ông Tập đã chỉ đạo chi tiêu lớn cho các trường học, trạm y tế, nhà ở và phát tiền mặt - để đạt được mục tiêu chống nghèo đặt ra vào năm 2011.

Qua 4 thập kỷ thực hiện chính sách kinh tế định hướng thị trường ở Trung Quốc đã tạo ra một xã hội bất bình đẳng ở mức cao, các thành phố trở nên giàu có và các vùng nông thôn của đất nước bị bỏ lại phía sau. ĐCSTQ xem việc người dân vùng nông thôn từ lâu đã ra thành phố làm việc - như là phương cách kiếm tiền chính của họ - là một nguy cơ đối với sự cai trị của ĐCSTQ và với các chính sách hiện đại hóa nông thôn mà chính quyền này hiện đang theo đuổi.

Bất chấp việc đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập thấp hơn, Ông Tập đã lặp lại quyết tâm rằng mục tiêu xóa đói giảm nghèo sẽ đạt được, khiến nó trở thành một “kết luận được định trước”, theo đó, các nhà chức trách sẽ phải tuyên bố mục tiêu đạt được trước cuối năm.

Những người dân nghèo ở các vùng nông thôn Trung Quốc luôn dồn toàn bộ tiền cho con cái đến trường đại học. Bởi vì những phúc lợi xã hội hay hỗ trợ của chính phủ không thể đến được với những nơi xa xôi như họ.
Qua 4 thập kỷ thực hiện chính sách kinh tế định hướng thị trường ở Trung Quốc đã tạo ra một xã hội bất bình đẳng ở mức cao, các thành phố trở nên giàu có và các vùng nông thôn của đất nước bị bỏ lại phía sau. (Ảnh chụp video)

Nghèo đói đã đeo bám Trung Quốc hàng nghìn năm, nhưng ĐCSTQ sẽ ‘hô biến’ tất cả?

Từ đầu năm 2020, tờ Nhân dân Nhật Báo của ĐCSTQ cho biết nghèo đói đã đeo bám Trung Quốc hàng nghìn năm nên việc loại bỏ nó có thể được coi là “phép màu nhiệm của Trung Quốc trong lịch sử nhân loại”.

Phát biểu trong nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) vào cuối tuần qua và trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương vài ngày trước đó, ông Tập cho biết mục tiêu này đã “nằm trong tầm tay”.

Trên các phương tiện truyền thông nhà nước, một quan chức địa phương Quý Châu đã đưa ra thông báo về cột mốc quan trọng này. Cuối bản tin buổi tối toàn quốc được phát sóng ngày 21/12, đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã đánh dấu sự kiện này bằng cách chiếu những hình ảnh khắp Quý Châu về các khu nhà ở, trường học và đường tàu cao tốc mới xây, cùng với các công nhân trong một nhà máy dệt và nông dân đang vận chuyển trái cây bằng máy kéo. Những hình ảnh được cho là “có chút phô trương”.

ĐCSTQ từ lâu đã coi công cuộc “xóa đói giảm nghèo” là thành tựu lớn nhất của các chính sách cải cách và mở cửa theo định hướng thị trường, được áp dụng từ những năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Chính quyền này cho biết, 70% tỷ lệ giảm nghèo trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là ở Trung Quốc - nơi có khoảng 700 triệu người đã thoát nghèo. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao Bắc Kinh về sự cải thiện đáng kể trong sinh kế của người dân.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nước ngoài nói rằng Bắc Kinh đã chứng tỏ rằng Trung Quốc là nước có thu nhập trung bình chứ không phải là nước nghèo - bằng cách đặt ra tiêu chuẩn nghèo quá thấp - là tiêu chuẩn không công bằng.

Trung Quốc là nước có thu nhập trung bình chứ không phải là nước nghèo - bằng cách đặt ra tiêu chuẩn nghèo quá thấp. (Frederic J. Brown / Getty Images)
Trung Quốc là nước có thu nhập trung bình chứ không phải là nước nghèo - bằng cách đặt ra tiêu chuẩn nghèo quá thấp. (Frederic J. Brown / Getty Images)

Thoát nghèo bằng cách ‘đặt ra tiêu chuẩn nghèo quá thấp’

Một báo cáo trong năm 2020 từ các cựu quan chức Ngân hàng Thế giới cho biết nếu áp dụng tiêu chuẩn thống nhất về thu nhập 5,5 USD/ngày, hoặc khoảng 2.000 USD/năm, thì khoảng 373 triệu hoặc khoảng 27% dân số sẽ được coi là nghèo.

Báo cáo cho biết: “Theo tỷ lệ này, tình trạng nghèo đói ở Trung Quốc vẫn còn khá lớn, cần những nỗ lực đổi mới cũng như hoàn thiện hơn nữa các chính sách, chiến lược và chương trình giảm nghèo của đất nước này”.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo vào tháng 9/2020 rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Trong khi đó, các báo cáo truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 21/12 cho biết, thu nhập ròng trung bình của những người dân nghèo trước đây ở 9 quận cuối cùng của Quý Châu hiện là khoảng 1.750 USD/năm, nghĩa là dưới chuẩn nghèo theo quốc tế quy định.

Ông Matteo Marchisio, người đứng đầu khu vực Đông Á của Cơ quan Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp của Liên hợp quốc, nói rằng sự ngụy biện tỷ lệ đói nghèo có nguy cơ khiến các nhà quan sát bỏ lỡ “bức tranh lớn - nghĩa là Trung Quốc đã cố gắng nâng cao thu nhập của hàng trăm triệu người lên trên mức nghèo khổ trong một vài năm”.

ĐCSTQ muốn xây dựng các thành tựu bền vững - bằng cách tập trung vào xóa đói giảm nghèo, giải quyết bất bình đẳng hệ thống và thiết lập các chính sách để cải thiện thu nhập mà không dựa vào nguồn tiền của chính phủ, điều kì lạ là họ giải quyết bằng cách “đặt tiêu chuẩn nghèo dưới chuẩn”.

May May
Theo wsj



BÀI CHỌN LỌC

Đằng sau 'phép màu' xóa đói giảm nghèo của ĐCS Trung Quốc là gì?