Đàn áp không giới hạn: Ông Tập kêu gọi tái phân phối tài sản và kìm hãm những người có thu nhập cao 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi “quản lý thu nhập cao”. Những người quan sát cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy chiến dịch kéo dài 10 tháng nhắm vào các công ty công nghệ ở Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng sang các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn.

Truyền thông nhà nước đưa tin cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Tập chủ trì hôm thứ Ba (17/82021) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “điều tiết thu nhập cao quá mức, khuyến khích các nhóm và doanh nghiệp có thu nhập cao phân phối lại tài sản cho xã hội”.

Ủy ban nói thêm rằng mặc dù đảng đã cho phép một số người và khu vực "làm giàu trước" trong những thập kỷ đầu của thời kỳ cải cách và mở cửa của Trung Quốc, nhưng giờ đây đảng đang ưu tiên "thịnh vượng chung cho tất cả mọi người".

Đàn áp để tạo ra bình đẳng xã hội?

Các doanh nhân giàu nhất Trung Quốc đã phải chịu áp lực ngày càng lớn kể từ tháng 11 năm ngoái, khi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu trị giá 37 tỷ USD của Tập đoàn Ant của Jack Ma, vốn có thể là lớn nhất từ ​​trước đến nay, bị hủy bỏ sau khi ông trùm Internet chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính của nước này.

Gần đây hơn, công ty goãn niêm yết 4,4 tỷ USD ở Mỹ. Các quy định mới và vô cùng khắt khe nhắm vào ngành công nghiệp gia sư đang bùng nổ của Trung Quốc, mà ông Tập đã nhiều lần chỉ trích, cũng gây ra đợt bán tháo mạnh ở các công ty Trung Quốc niêm yết tại New York.

Khi nhắc đến cuộc đàn áp trong lĩnh vực giáo dục, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính nói rằng Trung Quốc phải tạo ra “các điều kiện toàn diện và công bằng hơn để mọi người nâng cao trình độ học vấn của họ”.

Ông Wang Jun của Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn tại Bắc Kinh, cho biết: “Dữ liệu tiêu dùng trì trệ gần đây đã cho thấy rằng cần phải tăng thu nhập của người dân và tập trung nhiều hơn vào công bằng phân phối của cải xã hội”.

Tiết lộ về Cai Zheng đặt ra câu hỏi về tuyên bố của ByteDance rằng chính phủ Trung Quốc không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động của TikTok.
3 pháp nhân nhà nước nắm giữ 1% cổ phần đã ngồi vào hội đồng quản trị tại một công ty con của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, tập đoàn kiểm soát TikTok và các ứng dụng video ngắn đang lên khác. (Ảnh: Tổng hợp)

Một doanh nhân Trung Quốc cho biết, sự quan tâm của chính phủ đến bất bình đẳng và các vấn đề xã hội khác, cùng với các cuộc đàn áp đối với Didi và các công ty giáo dục, đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến khu vực tư nhân: “ĐCSTQ muốn là người có quyền quyết định đối với công việc kinh doanh của bạn và họ muốn bạn tỏ ra biết điều hơn”.

Vào cuối tháng 4, ba pháp nhân nhà nước nắm giữ 1% cổ phần đã ngồi vào hội đồng quản trị tại một công ty con của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, tập đoàn kiểm soát TikTok và các ứng dụng video ngắn đang lên khác. Động thái này làm dấy lên suy đoán rằng chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy mua “cổ phần vàng” và cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị tại các công ty công nghệ lớn.

Phân phối lại tài sản hay phân phối quyền lực?

Người đứng đầu một tổ chức từ thiện tư nhân lớn cho biết áp lực đối với khu vực tư nhân đã dẫn đến "một bước nhảy vọt lớn đối với các khoản quyên góp từ thiện của doanh nghiệp".

Theo bà Min Zhou, giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương tại Đại học California Los Angeles (UCLA): “Chính phủ đang rất mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện”, “chính phủ thúc đẩy đặc biệt đối với các doanh nhân nhưng sự thúc đẩy này hướng từ trên xuống nhiều hơn, rất khác so với những gì đang diễn ra ở cộng đồng người Hoa ở nước ngoài”, “Chính phủ đang cố gắng chuyển hướng sự giàu có của các doanh nhân. Không ép được thì chính phủ sẽ gây áp lực để họ phải làm như vậy”.

“Đã đến lúc chính quyền giải quyết chênh lệch thu nhập,” người điều hành tổ chức từ thiện nói. “Nhưng hầu hết các khoản quyên góp đều về tay các nhóm từ thiện do chính phủ hậu thuẫn và không bị giám sát chặt chẽ”.

Một số nhà quan sát cho rằng đây chủ yếu là về việc phân phối quyền lực, Bắc Kinh đang đề xuất việc phân phối lại của cải như một cách để tăng tiêu dùng trong nước. Bởi vì, sự gia tăng giàu có đó khiến Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng khoảng cách giàu nghèo có thể trở thành một vấn đề đối với sự cai trị của ĐCSTQ. Ông Michael Pettis, chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu về Trung Quốc phân tích:

Thứ nhất, sự méo mó chính trong phân phối thu nhập ở Trung Quốc không phải là tỷ lệ thu nhập hộ gia đình được giữ lại rất cao bởi các hộ gia đình giàu nhất mà là tỷ trọng rất thấp trong GDP của tất cả các hộ gia đình. Hình thức tái phân phối thu nhập cần thiết nhất ở Trung Quốc, nói một cách khác, là không phải từ hộ gia đình - mà tốt nhất là từ chính quyền địa phương - cho các hộ gia đình bình thường.

Thứ hai, việc giảm thu nhập hoặc tỷ trọng tài sản của các hộ gia đình giàu nhất chỉ thúc đẩy tiêu dùng trong nước nếu thu nhập hoặc của cải đó được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hộ gia đình bình thường.

Trong phạm vi được sử dụng chủ yếu để giảm nợ chính phủ, nó sẽ có ít tác động đến tỷ trọng tiết kiệm và tiêu dùng nói chung trong GDP.

Lê Minh

Theo FT



BÀI CHỌN LỌC

Đàn áp không giới hạn: Ông Tập kêu gọi tái phân phối tài sản và kìm hãm những người có thu nhập cao