Đài Loan thắt chặt quy định đầu tư từ Trung Quốc vào các công ty của mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước khi xảy ra đại dịch, trong một cuộc điều tra của Pew năm 2019, 75% người Nhật, 66% người Úc và 61% người Hàn Quốc tin rằng vốn đầu tư từ Trung Quốc là xấu. Sau đại dịch, không chỉ những vụ gian lận trơ tráo động trời hàng trăm triệu đô la doanh thu khống của Luckin, 83 tấn vàng giả thế chấp của Kingold, khẩu trang dởm và thiết bị y tế giả xuất khẩu sang châu Âu khiến cả thế giới ghê sợ, chính phủ các nước còn phải đương đầu với những thủ đoạn tinh vi, âm mưu trong đầu tư và kinh doanh của nền kinh tế "kền kền" này…

Đài Loan đang tìm cách thắt chặt quy định về dòng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào các công ty của mình vì lo ngại rằng Bắc Kinh có thể có quyền truy cập vào các dữ liệu và công nghệ nhạy cảm.

Chính phủ đang biên soạn một “kho lưu trữ” trên mạng về các cổ phần hợp pháp và bất hợp pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc trong nền kinh tế và đang lên kế hoạch để thu hẹp các lỗ hổng đe dọa an ninh quốc gia, các quan chức chính phủ cao cấp của Đài Loan nói với tờ Financial Times.

Gần đây, Hoa Kỳ cũng thúc đẩy mạnh mẽ việc thắt chặt các thủ tục rà soát an ninh quốc gia về đầu tư nước ngoài để bảo vệ nhà đầu tư và an ninh kinh tế trước sự 'xâm lược' của Trung Quốc.

Các chuyên gia pháp lý từ lâu đã khuyên chính phủ Đài Loan nên theo gương Washington. Nỗ lực này đã trở thành nhiệm vụ cấp bách khi Tatung, một tập đoàn Đài Loan nắm giữ xử lý dữ liệu quân sự và chính phủ nhạy cảm, bị sa lầy trong cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hội đồng quản trị với các nhà đầu tư mà ban quản lý và các nhà hoạt động tin là được hỗ trợ bởi tiền của Trung Quốc.

Wang Kuang-hsiang, một ông trùm xây dựng địa phương và là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất của công ty, đang tìm cách thay thế Lin Kuo Wen-yen, một thành viên của gia đình sáng lập, làm chủ tịch tại đại hội thường niên vào hôm thứ Ba vừa qua.

Wang phủ nhận các cáo buộc và cho biết đã báo cáo nguồn gốc của số tiền đầu tư vào Tatung cho cơ quan quản lý tài chính hai năm trước. “Không có vấn đề về nguồn gốc tiền của Trung Quốc trong thương vụ đầu tư tài chính này”, ông ta nói trong một tuyên bố gửi qua email cho Financial Times.

Nhưng các phương tiện truyền thông địa phương đã đưa tin về mọi biến động của cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát công ty hàng trăm năm tuổi này, khắc họa nó như một vấn đề an ninh quốc gia. Các chuyên gia pháp lý đã trích dẫn cuộc tranh cãi tại Tatung để thúc giục các biện pháp bảo vệ bổ sung chống lại việc đầu tư bí mật của Trung Quốc, cho rằng nó là một mối đe dọa an ninh quốc gia đặc biệt cho đất nước.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của mình và đe dọa xâm chiếm nếu nước này kiên quyết không thống nhất với Trung Quốc vô thời hạn. Carol Lin, giám đốc trung tâm nghiên cứu về quy định tài chính và quản trị doanh nghiệp tại Đại học Quốc gia Chiaotung, cho biết theo các quy tắc hiện hành, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể che giấu bằng cách giả mạo như các nhà đầu tư nước ngoài khác. Bà nói rằng chính phủ thiếu các quyền lực cần thiết để trừng phạt những người làm như vậy.

Đài Loan vẫn lạc quan mặc dù Bắc Kinh phá hoại để đáp lại cuộc tranh luận, chính phủ dự định sửa đổi các quy trình xét duyệt đầu tư. Một quan chức an ninh quốc gia cấp cao nói với FT rằng chính phủ sẽ được trao thêm quyền hạn để điều tra xem các quỹ từ Hong Kong hay các nước thứ ba có phải thực sự là các nhà đầu tư Trung Quốc ngụy trang hay không. Quan chức này nói rằng việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ được xếp vào hàng ưu tiên.

“Chúng tôi cũng sẽ tiến hành kiểm tra lý lịch của tất cả các công ty làm việc cho các hợp đồng khu vực công, và siết chặt kiểm soát dòng người để bảo vệ những công nghệ tiên tiến của chúng tôi”, ông nói.

Các công ty Trung Quốc đã nhiều lần bị buộc tội ăn cắp công nghệ của các công ty đa quốc gia thông qua các giám đốc điều hành và kỹ sư từ các công ty chip Đài Loan. Chính phủ đang xem xét cấm những người như vậy đến thăm Trung Quốc trong và sau một thời gian nhất định nếu họ làm việc liên quan công nghệ cao cấp.

Mặt khác, các công ty quan trọng như Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, có thể được yêu cầu kết hợp một lệnh cấm như thế trong các thỏa thuận không cạnh tranh với các nhân viên có liên quan, quan chức này nói.

Tâm Minh

Theo Financial Times



BÀI CHỌN LỌC

Đài Loan thắt chặt quy định đầu tư từ Trung Quốc vào các công ty của mình