Công bố kế hoạch 'dọn đường' cho cuộc đại tu lớn về kinh tế, Bắc Kinh toan tính điều gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch 5 năm nhằm tăng cường kiểm soát của nhà nước đối với các lĩnh vực chiến lược bao gồm công nghệ và chăm sóc sức khỏe, trong nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định quyền lực tối cao của ĐCSTQ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Việc công bố kế hoạch này cùng với một loạt các biện pháp quản lý đã khiến các nhà đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc choáng váng và làm bay hơi hàng chục tỷ USD giá trị cổ phiếu của một số tập đoàn công nghệ lớn nhất của đất nước.

Bắc Kinh dường như sử dụng văn bản phát hành này để đưa ra định hướng về phạm vi và thời gian của một cuộc đại tu lớn.

Đàn áp sẽ gia tăng

Ông Bruce Pang, trưởng nhóm nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư của China Renaissance cho biết: “Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng các công ty trong lĩnh vực Internet, công nghệ cùng một loạt vấn đề liên quan, chẳng hạn như danh sách ở nước ngoài, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người tiêu dùng, các hành vi chống cạnh tranh và những điều bất thường trong sáp nhập doanh nghiệp”.

Tài liệu trên nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết” về bổ sung luật để điều chỉnh lĩnh vực công nghệ và giáo dục cũng như giải quyết các vấn đề chống độc quyền.

Đề cương viết: Cần phải nghiên cứu kịp thời để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế kỹ thuật số, tài chính Internet, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và điện toán đám mây để đảm bảo rằng “các mô hình kinh doanh mới phát triển một cách lành mạnh”.

Nhưng ông Pang cho biết lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực. Ông nói: “Chúng tôi dự đoán sự gián đoạn ngắn hạn đối với tâm lý thị trường và áp lực đối với việc định giá các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài trong các lĩnh vực liên quan, trong bối cảnh rủi ro về chính sách đang gia tăng”.

Trong những tuần gần đây, nhiều cơ quan quản lý của Trung Quốc đã công bố một loạt các quy tắc đối với nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp với danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định xã hội .

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã công bố phiên bản cuối cùng của hướng dẫn về ô tô thông minh vào hôm thứ Năm (12/8/2021). Các quy tắc này bắt buộc các công ty phải xuất dữ liệu người dùng hoặc phương tiện phải trải qua đánh giá bảo mật dữ liệu của các cơ quan quản lý. Đồng thời, nếu chủ xe muốn nâng cấp phần mềm lái xe tự hành cũng cần phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm, cũng công bố kế hoạch cải tổ ngành bảo hiểm trực tuyến của nước này.

Theo một thông báo của Financial Times, các công ty và trung gian trong lĩnh vực này cũng đã được lệnh phải sửa chữa một số vấn đề liên quan đến các hoạt động bảo mật dữ liệu khách hàng, tiếp thị và phí. Cơ quan quản lý gọi đây là một cam kết chính trị quan trọng và cho biết họ sẽ tăng cường kiểm tra.

Ba công ty internet thống trị của Trung Quốc, Baidu (một công cụ tìm kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
“Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng các công ty trong lĩnh vực Internet, công nghệ cùng một loạt vấn đề liên quan, chẳng hạn như danh sách ở nước ngoài, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người tiêu dùng, các hành vi chống cạnh tranh và những điều bất thường trong sáp nhập doanh nghiệp”. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc trên diện rộng đã giảm vào thứ Năm sau thông báo này, với chỉ số Hang Seng Tech ở Hồng Kông giảm khoảng 1%.

Con đường tơ lụa kỹ thuật số?

Các bình luận từ bên ngoài cho rằng kế hoạch 'phát triển ngành an ninh mạng' kể trên sẽ kiểm soát chặt hơn cả những công ty lớn của Trung Quốc và quan chức hàng đầu của họ.

Trên thực tế, công nghệ nhận diện gương mặt của TQ đã giúp chính phủ này thực hiện hàng ngàn vụ bắt giữ người

Không những vậy, Mỹ và một số nước châu Âu liên tục nêu ra các cáo buộc rằng Trung Quốc không chỉ kiểm soát an ninh mạng nội địa mà còn xuất khẩu công nghệ này ra các quốc gia thân hữu.

Đặc biệt, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc "đánh cắp công nghệ cao" và dùng các công ty viễn thông, điện thoại di động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như 5G để "xâm nhập" vào xã hội Phương Tây.

Cùng lúc, chính quyền Trung Quốc không muốn để các lợi nhuận béo bở từ khu vực kinh tế số liên kết với các công ty ở nước ngoài mà không được chính quyền xét duyệt.

Từ những mảnh ghép trên, công với việc hồi năm 2020, một số nghiên cứu quốc tế nói Trung Quốc không chỉ phát triển 'Vành đai & Con đường' bằng cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, cảng biển mà còn muốn làm chủ 'Đường Tơ lụa Kỹ thuật số' (Digital Silk Road)' thấy dã tâm của ĐCSTQ thật sự muốn "kiểm soát Internet toàn cầu qua Đường Tơ lụa Kỹ thuật số", theo các chuyên gia nhận định.

Đức Duy - Mộc Trà

Theo FT



BÀI CHỌN LỌC

Công bố kế hoạch 'dọn đường' cho cuộc đại tu lớn về kinh tế, Bắc Kinh toan tính điều gì?