Cơn ác mộng ‘Hồi sinh nông thôn’: Đằng sau công cuộc cải tạo nông thôn đại quy mô của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đằng sau kế hoạch phát triển nông nghiệp đầy tham vọng của chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, đời sống của người nông dân vẫn đang phải chịu muôn vàn khó khăn bởi tình trạng vô gia cư, đói nghèo và thị trường bất ổn định.

Trên các kênh truyền thông trong thời gian qua xuất hiện nhiều hình ảnh của chủ tịch Tập Cận Bình, thực hiện chuyến thị sát, thăm hỏi các cơ sở nuôi thả cá, cánh đồng lúa và vườn nho ở Ninh Hạ, dạo qua các cánh đồng hoa lily ở Sơn Tây và kiểm tra các hoạt động trồng nấm ở Thiểm Tây, Trung Quốc.

Giấc mộng ‘hồi sinh nông thôn’ của chủ tịch Tập

Những hình ảnh được dàn dựng cẩn thận để quảng bá cho chính sách mới nhất của ông Tập - hồi sinh nông thôn. Hàng tỷ USD sẽ được rót cho kế hoạch này để tổ chức sắp xếp lại và cải tạo các vùng nông thôn, cải thiện hệ sinh thái, tích hợp cùng với các thành phố phát triển rực rỡ ánh đèn của Trung Quốc. Nhưng trong đó, vẫn còn rất nhiều khu làng bị bỏ lại phía sau.

Giai đoạn đầu được công bố vào cuối năm 2018, đỉnh điểm của giai đoạn phát triển sẽ vào năm 2022. Kế hoạch hiện đại hóa ngành nông nghiệp vào năm 2035 và chuyển đổi hoàn toàn nông thôn vào năm 2050 để trùng khớp với mục tiêu của ông Tập - đưa Trung Quốc lên vị thế siêu cường toàn cầu, chỉ sau 1 năm khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tròn sinh nhật thứ 100, vào năm 2049.

Mục đích là làm cho các khu vực như Sơn Đông, Cát Lâm trông giống như các khu nông nghiệp thương mại quy mô lớn của nước Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, tiến trình phát triển thực tế thì “ít được” dàn dựng, sắp xếp hơn.

Ở Sơn Đông, hàng nghìn người dân đã phải phá bỏ nhà cửa kể từ tháng 3/2020. Các quan chức địa phương được “bật đèn xanh” để san bằng các ngôi làng, giải tỏa 8.000 ngôi nhà và chuyển người dân vào thị trấn.

Bức ảnh được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy hai người đang làm ruộng trong một bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Bức ảnh được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy hai người đang làm ruộng trong một bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)

Sự việc chỉ được biết đến khi một nhóm học giả gióng lên hồi chuông báo động, dân làng đang bị mất nhà cửa cùng một số tài sản bị phá dỡ trước khi các thỏa thuận di dời và đền bù được thống nhất và xác nhận.

Tới giữa tháng 6/2020, sau khi một số học giả vạch trần chi tiết câu chuyện về người nông dân bị đuổi ra khỏi nhà của mình như thế nào. Ông Li Hu, giám đốc cục Tài nguyên thiên nhiên Sơn Đông, thừa nhận trong một cuộc họp báo rằng chiến dịch sáp nhập các ngôi làng đã không được suy tính thấu đáo, không vận động các hộ nông dân ủng hộ và thực hiện chính sách đúng cách.

Ác mộng vùng nông thôn: Dân làng bị mất nhà cửa, tài sản bị phá dỡ

Chiến dịch di dời đã “đe dọa quyền được sống của dân làng”, Liu Shouying, trưởng khoa kinh tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí nhà nước do Nhật báo Quảng Châu thực hiện. Không có số liệu công bố về số người đã bị cưỡng chế ra khỏi nhà, di dời đi chỗ khác hoặc đang trong tình trạng vô gia cư.

Đổi mới nông thôn gắn bó mật thiết với đô thị hóa kiểu mới dưới thời Tập Cận Bình, điều này gây ra nhiều bối rối ở cấp địa phương về cách thức thực hiện các chính sách này.

Những người nông dân ở tỉnh Sơn Đông phản ánh rằng phải mất khoảng hai năm để xây dựng những khu nhà ở tái định cư, và cũng không có gì bảo đảm cho người dân có thể được ở trong các khu nhà ở phức hợp mới. Có nghĩa là mọi người sẽ phải chịu một cuộc sống không nhà trong hai năm này, theo Kristen Looney, trợ lý giáo sư tại Đại học Georgetown ở Washington DC, Hoa Kỳ, chuyên gia về lĩnh vực phát triển và quản trị nông thôn, đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc.

Trong vài thập kỷ qua, nhiều ngôi làng ở khu vực nông thôn bị cô lập và tồn tại trong sự quên lãng bởi đặc thù của vị trí địa lý. Sau nhiều năm liên tục chuyển những người “có khả năng nhất, sáng sủa nhất” đến các khu vực thành thị ở phía đông để tìm việc làm và đào tạo, đã khiến dân số của những ngôi làng bị sụt giảm.

Những ngôi làng “bị bỏ rơi” giờ trở nên hoang vắng, số người ở lại đa phần là người già và trẻ em. Cuộc sống đúng nghĩa chỉ trở lại với dân làng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm, khi đó, những người đi làm xa mới có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình.

Bức ảnh được chụp vào ngày 20 tháng 2 năm 2014 này cho thấy những người dân nông thôn ở gần thành phố Anshun, tỉnh Quý Châu (Ảnh: MARK RALSTON / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh được chụp vào ngày 20 tháng 2 năm 2014 này cho thấy những người dân nông thôn ở gần thành phố Anshun, tỉnh Quý Châu (Ảnh: MARK RALSTON / AFP qua Getty Images)

Mục tiêu thoát nghèo ‘trong tầm kiểm soát’ chỉ là trên lý thuyết, thực tế có đến hơn 600 triệu người vẫn ‘rất nghèo’

Động thái đầu tiên của ông Tập nhằm giải quyết vấn đề này là chương trình xóa đói giảm nghèo, được khởi động vào năm 2014. Chương trình này xác định những hộ nghèo nhất có thu nhập hàng năm dưới 400 USD, những hộ gia đình này được giao cho các quan chức địa phương, và buộc họ phải làm mọi cách để nâng những hộ này lên trên ngưỡng nghèo.

Trên lý thuyết, mục tiêu đó nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng tại cuộc họp Đại hội Nhân dân Toàn quốc, diễn ra vào tháng 5/2020, thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, đã tiết lộ rằng có hơn 600 triệu người ở Trung Quốc vẫn đang sống với khoản thu nhập 135 USD/tháng, tương đương với 1.620 USD/năm.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán gia tăng thêm áp lực lên ĐCSTQ trong việc đưa ra những cam kết cải cách nông thôn, khi nền kinh tế có diễn biến tăng trưởng chậm. Đặc biệt, còn rất nhiều người trong số 300 triệu lao động từ nông thôn hiện vẫn còn đang ở quê nhà và chưa lên thành phố, vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào dịp Tết Nguyên đán và kéo dài cho tới nay.

Thế thì, Trung Quốc sẽ ra sao khi công cuộc hồi sinh nông thôn đi vào triển khai?

Nông nghiệp xanh

Khẩu hiệu “nông nghiệp xanh” được sử dụng phổ biến, nhưng chính quyền địa phương dường như chỉ ưu tiên cho các nông trại công nghiệp hóa lớn.

Tuy nhiên, ở những vùng không có địa thế cho các nông trại quy mô lớn, người dân vẫn tìm cách phát triển chuyên môn hóa với quy mô nhỏ để trồng các loại cây đặc sản, rau, thảo mộc, trà và các sản phẩm khác mà có thể tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu đặc trưng của vùng miền và thu được lợi nhuận cao hơn.

Trang trại hữu cơ Teshi tại tỉnh Quảng Đông, là một trong những trang trại kiểu mẫu được đặc biệt kỳ vọng để thúc đẩy làn sóng hồi sinh nông nghiệp.

Quản lý trang trại Xu Bin cho biết: “Chúng tôi không chỉ tập chung chính vào sản phẩm nông sản, mà còn chú trọng phát triển nông nghiệp trở thành nền tảng cho các loại hình kinh doanh khác như du lịch, giáo dục và đào tạo nông nghiệp”.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy một người đàn ông đang làm nông trong bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Bức ảnh này được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy một người đàn ông đang làm nông trong bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)

Trang trại Teshi cũng đang thảo luận với chính quyền địa phương về việc tiếp quản các trang trại khác trong vùng. Điều này có nghĩa là Teshi sẽ thuê đất của các hộ nông dân và thuê họ làm công nhân để thực hiện các kỹ thuật canh tác hữu cơ.

Liệu cuộc sống nông thôn có đủ hấp dẫn đối với những đứa trẻ được giáo dục ở thành phố, vốn quen với việc truy cập Internet tốc độ cao, các quán trà sữa và các trung tâm mua sắm sang trọng?

Teshi cũng đang trong quá trình cải tạo một số công trình lớn gần trang trại thành trung tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên đến thăm quan, và xây dựng trường học với đầy đủ cơ sở vật chất cho thế hệ trẻ ở lại địa phương học tập và làm việc. Trung Quốc bắt đầu trợ cấp cho các doanh nhân muốn trở về quê hương làm việc và sinh sống.

Nhưng liệu cuộc sống nông thôn có đủ hấp dẫn đối với những đứa trẻ thành phố, vốn quen với việc truy cập Internet tốc độ cao, các quán trà sữa và các trung tâm mua sắm sang trọng?

Bong bóng giá nông sản

Ông Matt Chitwood, nhà nghiên cứu của Hội đồng các vấn đề thế giới (ICWA), đã dành hai năm sống ở ngôi làng miền núi Bangdong, tỉnh Vân Nam, cho biết Bangdong đã phát triển nền kinh tế nhờ vào một số đặc sản nông nghiệp, nhưng giá chè thường xuyên không ổn định.

Bong bóng giá chè đã vỡ vào năm 2007–2008, quét sạch các khoản đầu tư mà các doanh nhân mới trong làng tập trung phát triển cho loại nông sản này. Đó là những nỗ lực đầy yếu tố rủi ro.

Bức ảnh được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy hai người đang làm ruộng trong một bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Bức ảnh được chụp vào ngày 12 tháng 11 năm 2012 cho thấy hai người đang làm ruộng trong một bãi đất trống trước một công trường xây dựng ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images)

“Một người bạn của tôi đã bán tất cả gia súc của mình để đầu tư vào sản xuất chè, khi bong bóng chè vỡ, nó đã cuốn đi khoản tiền tiết kiệm cả đời của ông ấy”, ông Chitwood kể.

Ngành công nghiệp chè đã phục hồi trong khu vực và “thuyết lợi ích kinh tế nhỏ giọt” (khi chính phủ giảm thuế và tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp thì những tác động tích cực sẽ được nhỏ giọt xuống các tầng lớp khác) như ông gọi, trở thành nguồn sinh kế chính của cộng đồng.

‘Thuyết lợi ích kinh tế nhỏ giọt’ không phải là cứu cánh, phát triển giáo dục mới là cốt lõi của sự đổi mới

“Điều đó hỗ trợ mọi người quay trở lại, nhưng nếu người dân không có lợi ích từ một ngành cụ thể, từ một nhà máy hoặc từ một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa có thể phát triển thị trường du lịch hoặc bất cứ điều gì, người dân sẽ làm gì? Tôi cho rằng thị trường sẽ quyết định việc đó. Và nếu người dân không trở lại làng thì làng sẽ chết", ông Chitwood nói.

Có ý tưởng rằng dân làng sẽ tạo nên các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hiện đại. Nhưng nhiều người không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo chút ít về kinh doanh và không quen thuộc với thị trường để mua bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản một cách hiệu quả.

“Tôi nghĩ đó là điều khó khăn nhất đối với chính phủ”, ông Chitwood nói về tình trạng thiếu giáo dục ở các làng quê nông thôn. “Hiện vẫn chưa có câu trả lời. Vì vậy, với công cuộc xóa đói giảm nghèo và hồi sinh nông thôn, tôi nghĩ, chiến lược dài hạn cốt lõi vẫn là phát triển giáo dục tại các khu vực nông thôn”.

Tác giả: Michael Standaert là một nhà báo tự do tại Trung Quốc, chuyên về môi trường, công nghệ và kinh doanh

May May



BÀI CHỌN LỌC

Cơn ác mộng ‘Hồi sinh nông thôn’: Đằng sau công cuộc cải tạo nông thôn đại quy mô của Trung Quốc